ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2009

Biện chứng pháp Hegel


Ký hoạ Quế Anh: “Heidegger - Bùi Văn Nam Sơn”



VÀI LỜI VỀ BIỆN CHỨNG PHÁP HEGEL

Một thử tại trong thông diễn học
Đôi chân lững thững con đường rừng
Muôn ngàn ý niệm vạn ngàn ngõ rẽ
Suy tư hiện là dưới ánh dương
Ngôvăntao

We learn from him in many of his books
For the deep reflexions on The Greeks
And the meaning of Being to be
In the language of Pure Reason


Nếu có một sự kiện văn học Việt Nam phải nói đến ở đầu thế kỷ 21 này, thì là sự phát hành những công trình dịch và chú giải của Bùi Văn Nam Sơn với hơn bốn ngàn trang sách

1) Emmanuel Kant : Phê Phán Lý Tính Thuần Tuý (2004)
2) G.W.F. Hegel : Hiện Tượng Học Tinh Thần (2005)
3) Emmanuel Kant : Phê Phán Lý Tính Thực Hành (2007)
4) G.W.F. Hegel: Khoa Học Lôgic (2008).

BVNS không chỉ dịch và chú giải những từ ngữ then chốt, những căn cơ lịch sử của tư tưởng, mà còn cống hiến cho chúng ta hàng trăm trang sách dẫn giải triết học, mở cho triết học Việt Nam cả một chân trời.

Có thể nói tư duy văn học của chúng ta đến bây giờ vẫn là tư duy của triết học “minh triết” Đông Phương: Khổng, Lão và …Phật Học. Công trình dịch thuật và lời dẫn giải của BVNS thật là một nền “thông diễn học” tiến trình sâu xa hệ thống thiết lập khoa giáo triết học tư biện Tây Phương. Văn minh thế giới hiện đại là văn minh khoa học kỹ thuật, bắt nguồn từ triết học tư biện Tây Phương (từ thời cổ đại Hy Lạp: Parmenides, Socrate, Platon, Aristote..).Nên vấn đề gia nhập triết học này là một điều tất yếu trong ngay đời sống mỗi ngày.

Một vấn đề mà tôi thấy thực là tức thời và căn bản, là qua công trình đồ sộ của BVNS chúng ta có dịp may trực tiếp tìm hiểu trong ngôn ngữ việt nam biện chứng pháp của Hegel, nguồn gốc của biện chứng khoa học lịch sử xã hội Marxít. “Đặc điểm của phương thức tư tưởng (biện chứng pháp) của Hegel là quan điểm lịch sử…Tính chất vĩ đại của quan niệm cơ bản ấy đến ngày nay vẫn còn đáng phục. Cái quan niệm lịch sử ấy đã đánh đánh dấu một thời đại” (Engels: “Góp phần phê phán Kinh Tế Chính Trị Học của Karl Marx”, circa 1850). Nhưng không phải quan điểm lịch sử mà chính phương thức tư tưởng, biện chứng pháp (triết học tư biện) của Hegel - một phương thức mở phi giáo điều – cụ thể cơ bản khoa học với giá trị luôn luôn tức thời, có lẽ hơn bao giờ hết như trong “thời đại khoa học kỹ thuật hậu hiện đại” ngày mai này.

Triết học tư biện của Hegel bắt đầu bằng một niềm tin. Con người qua thời gian (thức tỉnh của tư duy) cảm nhận ra “cái bản năng tuyệt đối” ( Thượng Đế!) thể hiện trong vũ trụ mà con người tiếp nhận bằng giác tính. “Hãy xem giới tự nhiên, vì nó dẫn bạn đến với Thượng Đế và bạn sẽ tìm thấy một cứu cánh tuyệt đối, tối hậu” (siêu hình học Kitô giáo). Thật vậy, Hegel nhắc lại lời trên của Kitô giáo để xác nhận rằng chìm đắm trong vũ trụ, con người bắt buộc phải cảm nhận một trật tự, một hệ thống sáng tạo vô biên của một bản năng tuyệt đối mà con người không bao giờ tìm ra được những thuộc tính để diễn tả cho đến tận cùng. Ý niệm (khái niệm) Thượng Đế cuả Hegel thật ra là một ý niệm vô thần: “bản năng tuyệt đối” (Thượng Đế) không biểu tượng trong ý thức như “ Thượng Đế với muôn ngàn con mắt nhìn ra thiện và ác”, như là “ thánh linh với đôi tay cứu rỗi con người trong tình thương”…Và “Con người” là sáng tạo của Thượng Đế: “Thượng Đế không chỉ sáng tạo một thế giới đối lập với Người mà Người đã tạo ra “một người con trai” từ vĩnh hằng và ở trong “con người ấy”, Người với tư cách là tinh-thần-tồn-tại-trong-nhà-của-chính-mình” (Siêu hình học Kitô giáo). Nói cách khác, chúng ta có khái niệm “Người”, sáng tạo của bản năng tuyệt đối và “Lý tính của Người”, ánh hiện của bản năng. Triết học tư biện Hegel là nhiệm vụ khảo sát những hình thức của lý tính (tư duy) có năng lực đến đâu giúp ta nhận thức những chân lý ( sự thật cụ thể, hiện tượng khách quan, những suy tư hợp lý -tam đoạn luận,syllogism- của chính mình…). Với một quy định nhỏ bé hữu hạn của chúng ta, theo Kitô giáo Thượng Đế có thể nghĩ là một nghệ sĩ đại tài vẽ một bức tranh, phản tư bản thân trở nên khách quan (lý tính của con người) suy ngẫm nhận xét và tìm hiểu những ẩn dụ tiềm thức vô biên của tác phẩm.

Triết học tư biện Hegel, cốt yếu là Lôgic học, là phương thức tư tưởng phi giáo điều, vô thần và mở; một ai sùng đạo tôn thờ thượng đế vẫn có thể tiếp nhận tư tưởng của Hegel như không có gì phản lại tôn giáo của mình. Với tiên nghiệm “Lý tính Con Người”, Lôgic học Hegel là “lý tính phản tư nhìn lại chính mình” để xác định “suy tư với lý tính” khởi nguồn bằng những “khái niệm”: khái niệm “Thượng Đế”, khái niệm “Người”, khái niệm “lý tính của Người”, khái niệm “Tự Do”, khái niệm “Đạo Đức”….Không gian và thời gian, phạm trù của Kant, là những giác thức tiên nghiệm của lý tính về thế giới vật chất xung quanh. Khái niệm theo Hegel là những ý niệm phổ biến, vô hạn thuộc về “noumena” ( chữ của Kant với nghĩa là: không phải là hiện tượng vật chất trong không gian và thời gian), triển khai trong nhận thức của lý tính bằng những “quy định hữu hạn” (những quy định bản thân hữu hạn, tiềm ẩn mâu thuẫn, thiết định bởi con người): “Ánh sáng thuần túy không khác gì đen tối thuần túy”. Người ta thường chẳng nói sao: “Thượng Đế là vĩnh hằng”. Một quy định tự nó là phi lý (antinomie) vì nó là ý niệm thời gian, mà thời gian thuộc về vũ trụ sáng tạo của Thượng Đế; nhưng nó một phần nào giúp ta xác định Thượng Đế, Thượng Đế không có cái hữu hạn của sự sống (như ánh sáng cần phải có những vật trở ngại để gây ra bóng tối, cái phủ định để ta nhận ra ánh sáng).

Khái niệm không phải là tiên nghiệm; nó là siêu nghiệm tiếp thu từ “kinh nghiệm” trong lịch trình nhận thức của lý tính, đúng kết từ những lát bồi đắp lý tính của thực tại hiện sinh như Husserl có thể nói. Dưới một hình thức bóng bẩy diễn tả khác, lý tính phân tích những hiện tượng thu nhận qua giác tính, làm một công việc “bóc vỏ những củ hành”, nghĩa là lý tính không xa rời cuộc sống thực tại, nhưng lý tính phân tích mà biết tổng kết thu thập lại cái gì cốt yếu, tuyệt đối, vô hạn và phổ biến: những khái niệm. Tỷ như qua bao nhiêu đấu tranh, tàn ác cướp đoạt lẫn nhau, sống qua những chế độ cộng đồng, thử thách bản quyền cá nhân của con người trong xã hội, lý tính nhận ra khái niệm phổ biến vô hạn “tư hữu”. Một khái niệm hoàn toàn sống động và cụ thể: “Đời sống xã hội, những luật pháp về tư hữu phải thiết lập phù hợp với khái niệm tư hữu”(Hegel).

Sâu xa với Hegel, con người (với lý tính) nhận thức là suy tư với những quy định của khái niệm. Kant đã không nói gì hơn ( tuy khái niệm trong tư duy của Kant không hoàn toàn phổ biến, cụ thể và sống động như khái niệm trong tư tưởng của Hegel): “ Giác thức không khái niệm là vô hữu” ( Intuition without concept is blind). Sự cốt yếu của khái niệm trong nhận thức cũng còn được nhắc lại với một ngôn từ khác trong hiện tượng học của Husserl: “ Giác thức hiện tượng là giác thức với một khẳng-định-tín-niệm” (There is no such thing as perceptual experience without “belief-character” – Husserl in 5th Logical Investigation circa 1900). Đó là cái ý căn bản “epoche”(bracketing, đóng khung) của hiện tượng học Husserl. Khi ta thẩm định một tác phẩm nghệ thuật, ta thẩm định với khái niệm “nghệ thuật”, cùng với một số quy định của nó như “chủ quan” hay “khách quan”: chủ quan, nếu thực hiện theo ngẫu hứng tùy tiện hay chủ định cho vừa lòng sưu tập gia, khách quan nếu phản ảnh tình huống của thế giới xung quang hay theo sự tất yếu của tiềm thức, hài hòa màu sắc, nhịp nhàng nét vẽ và bố cục.

Khái niệm là cụ thể nhưng tuyệt đối, phổ biến và vô hạn. Những quy định của khái niệm nằm trong suy tư lý tính của chúng ta, hiện sinh trong thế giới hữu hạn có sống và chết, tự nó là những nghịch lý phải thoát khỏi, hay nó rồi tự phủ định, hiển thị chỉ như là những thời quán (mômen, trong ngôn từ của BVNS ) của lý tính. “Xã hội” là khái niệm, một thời mang theo quy định rằng xã hội phải có đẳng cấp chủ nô, quý phái và thứ dân…; lịch sử của “xã hội” là phải nằm trong quan điểm Marxít, đấu tranh giai cấp (tư bản và vô sản). Nhưng có thể nói vấn đề tranh đấu giai cấp không còn phổ biến thật nữa, và xã hội tân tiến hiện đại trong lý tính của chúng ta không bắt buộc phải có đẳng cấp, lịch sử của xã hội nay có lịch trình chống đối sự chế tạo bất tất vật dụng, thừa thãi gây ô nhiễm môi trường, tàn phá tư duy nhân bản của từng người.

Nghịch lý và sự tự phủ định là những mâu thuẫn mạc nhiên phải có trong lịch trình phát triển nhận thức tư tưởng (kinh nghiệm) của lý tính. Triết học tư biện, theo Hegel, là sự thông diễn lịch trình biện chứng đó. Dĩ nhiên việc đầu tiên của triết học là nhận ra sau những khẳng định tức thời của giác thức những quy định của khái niệm, khái niệm đúc kết từ kinh nghiệm trong lý tính. Cái nhầm lẫn đầu tiên của lý tính là coi những khẳng định tức thời của giác thức - chính nó tất nhiên là hữu hạn - là vô hạn, không chấp nhận sự phủ định. Đó là cơ cấu của những giáo điều cứng nhắc, những ý thức hệ mù quáng. Triết học tư biện là lý tính phản tư nhận định lại sự biến chuyển của những khẳng định, như biện chứng trong sự hiển thị của khái niệm. Trong lịch trình biện chứng đó, khái niệm vượt ra khỏi mâu thuẫn, thu nhận những quy định tức thời và cả sự phủ định của nó, như là thời quán trong sự triển khai vô hạn tự-nó-và-cho-nó thể hiện ý thức của chính nó trong lý tính của chúng ta.

Triết học tư biện Hegel cơ bản là Lôgic học, xác nhận phương thức lý luận, suy tư giải cấu của lý tính trong nỗ lực nhận thức thế giới hiện tượng vật chất và tư tưởng. Đó trước tiên là nhận định ra những khái niệm, cùng những quy định mạc nhiên và những biện chứng của quy định -những mâu thuẫn (nghịch lý và phủ định), sự đối lập giữa hình thức và nội dung, cái đa tạp đều được biện chứng pháp đồng nhất và nối kết- trong sự hiển thị chân lý vô hạn của khái niệm. Như trước cái đa tạp của hiện tượng : cái “Tôi” thử tại (Dasein) trong thế giới hiện sinh (die Lebenswelt), lý tính tiếp thu được khái niệm “Bản Ngã”, mà một quy định mạc nhiên là cái “Tôi tự do, không hạn định bởi một ước lệ nào” và sự phủ định của nó là “Tha Nhân”. Nhưng lý tính tự phản tư để nhìn nhận sự tất yếu của biện chứng vượt qua mâu thuẫn giữa “ Tôi” và “Tha Nhân”, cái Tôi tự do chỉ có ý nghĩa trong chừng mực nó tôn trọng tự do và bản ngã của người khác. Một nhận định then chốt mở cửa dẫn chúng ta vào thông diễn học của Hegel, sự gia nhập thế giới hiện sinh của “tha nhân” - ngữ cảnh của người khác - thông cảm những dị biệt nhưng vẫn tạo ra ánh hiện của bản ngã mình. Dấn thân vào biện chứng của những hình thái hữu tận, của cái biết trực tiếp và chủ quan của cái Tôi, sẵn sàng thay đổi viễn tượng, đứng vào vị trí và quan điểm của cái khác, của Người khác (Hegel).

Thể hiện là phương thức khoa học lý luận, suy tư giải cấu của lý tính - khoa học trong nghĩa cụ thể, tuyệt đối và phổ biến - triết học tư biện Hegel, với biện chứng pháp, không xây dựng một ý thức hệ, một giáo điều. Nó không phải là sự đi tìm cái biết, nó là tri thức hiện thực. Triết học tư biện Hegel là “lý tính suy tư, lý luận, phản tư và phản tư về sự phản tư”. Với biện chúng pháp, nó thông diễn giải sự dị biệt. Khi đời sống con người không còn hợp nhất, sự đối lập không còn tương quan, chúng ta phải biết tìm đến triết học tư biện Hegel (BVNS).

Sự bất đồng giữa người và người, sự đối lập giữa những tầng lớp xã hội, bè đảng, giai cấp…là điều làm nên lịch sử. Thể chế của mỗi xã hội -phong kiến, quân chủ hay cộng hòa dân chủ, tư bản hay xã hội- là những quy định của (khái niệm) Xã Hội. Những quy định mạc nhiên hữu hạn, tiềm ẩn những mâu thuẩn. Biện chứng là lịch trình vượt qua những mâu thuẫn, cải biến thể chế của xã hội; đó là lịch sử. Đó là quan điểm lịch sử của Hegel, mà Marx-Engels tán đồng. Với xã hội kỹ nghệ tư bản Đức Quốc của thế kỷ thứ 19, Marx và Engels đã quy định những mâu thuẫn và sự biện chứng tất yếu vượt qua mâu thuẫn: cách mạng để đi đến độc tài của giai cấp vô sản và xã hội cộng sản lý tưởng. Nhưng vì quy định một cách tất yếu những mâu thuẫn và đưa ra một lý tưởng coi như phổ biến và vô hạn, tư tưởng của Marx và Engels trở nên cứng nhắc và giáo điều, hoàn toàn phản lại triết học tư biện của Hegel, triết học của sự thăng tiến không cùng của xã hội, mãi mãi sống động với những mâu thuẫn và biện chứng ( đọc thêm lời bàn :1).

Nói một cách khác, biện chứng pháp là “lý tính luôn luôn tranh cãi” lôi kéo ta - vừa thức tỉnh vừa dự đoán- vào tiến trình lịch sử bất tận của thế giới trần gian. Câu nói của triết gia nào đó rằng: “Tiến tới thời hiện đại, chúng ta đạt tới sự kết thúc của lịch sử”, thật là bạo ngôn nghịch lý! Nếu hiện đại là chính thể dân chủ tự do biểu quyết, là văn minh khoa học kỹ thuật với sự chế tạo không ngừng những vật dụng đáp ứng nhu cầu thời thượng của con người, là sự tăng tiến của nền kinh tế thị trường với tiêu chỉ là lợi nhuận, thì chúng ta cũng đều biết rồi xã hội hiện đại đó tiềm ẩn bao nhiêu nghịch lý và mâu thuẫn, như Hiedegger đã nói chúng ta không còn biết cảm nhận thử tại trong thế giới hiện sinh của chính mình, chúng ta bị áp đảo trong sự khống chế của máy móc, trong sự rộn ràng truyền thông thị trường nếp sống và tâm thức xã hội đại chúng hóa…Sự phủ định nó -it nhất như là sự phủ định những quy chế thời thượng máy móc thị trường lợi nhuận trong nghệ thuật- trước tiên là “văn nghệ hậu hiện đại” (2). Những tác phẩm hội họa thô tục, những sáng tác ‘xếp đặt” triêu sinh mộ tử (éphémère), những bài văn thơ nói và nói để không nói gì! Tất cả là để phủ định sự thẩm định nghệ thuật qua giá trị thị trường lợi nhuận hay tệ hơn nữa qua ước lệ truyền thông giáo điều (những giáo điều hiện đại!), tuy nhiên trong sự tiêu cực của nó, vẫn để lại cho chúng ta một cái gì thăng hoa nghệ thuật “pop art”, một cái gì thật thi ca siêu thực như tiếng họa mi chợt hót trong lâu đài đổ vỡ ( những sáng tác xếp đặt của Christo và Jeanne-Claude), những văn thơ cha đẻ của nhạc Rap. Nhưng những quy chế của xã hội hiện đại ( hay đang hiện đại hóa) cùng những mâu thuẫn, phủ định của chính nó rồi sẽ đi về đâu theo biện chứng pháp, lịch sử sẽ trả lời. Trong sự chờ đợi, triết học tư biện Hegel giúp chúng ta không đắm chìm vào thuyết hoài nghi tiêu cực, vào hư vô chủ nghĩa….

Ngô Văn Tao
Tháng 11 năm 2008



Những công trình dịch thuật và dẫn giải triết học của Bùi Văn Nam Sơn:
1) Emmanuel Kant : Phê Phán Lý Tính Thuần Túy
(Kritik Der Reinen Vernunft) 1261 trang - 2004
Nhà Xuât Bản Văn Học – 18 Nguyễn Trường Tộ - Hà Nội dt: (844) 38294685
2) G.W.F. Hegel: Hiện Tượng Học Tinh Thần
(Phänomenologie Des Geistes) 1638 trang – 2005
Nhà Xuất Bản Văn Học.
3) Emmanuel Kant : Phê Phán Lý Tính Thực Hành
(Kritk Der Praktischen Vernunft) 331 trang – 2007
Nhà Xuất Bản Tri Thức – 53 Nguyễn Du- Hà Nội dt: (844) 39454661
e-mail: lienhe@nxbtrithuc.com.vn
4) G.W.F.Hegel : Bách khoa thư các khoa học triết học I Khoa Học Lôgic
(Logik Der Enzykclopädie) 1055 trang – 2008
Nhà Xuất Bản Tri Thức

Xin đọc thêm
(1) Cao Tôn : Triêt gia Trần Đức Thảo, www.talawas.org
(2) Ngô Văn Tao: Tâm Thức Hậu Hiện Đại
www.gio-o.com/NgoVanTaoTamThucHauHienDai.htm


© gio-o.com 2008

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

Don Quijote


Quế Anh ( oil pastel on paper)....... Don Quijote

Caballero de la trista figura ( an extracted)

On the frontline of LOVE

Covered by dead warriors

General TIME spreads

His black colours of glory

To which I devote my soul

And my dreams

Dulcinea! My Dulcinea


On the frontline of LIFE

All is devastation

General NEGATION sticks

His flags on the cities of light

In the name of change and progress

And in me just loneliness

Unending hunger and destitution

Oh! My country, my home country


On all my battle frontlines

I beat the drum of retreat

General OLD AGE sounds

His fanfare of victory

Over my resistance and my foolish whims

Rocinante! Cringe to his honour

I do, putting down my cask, my armor

And the vanquished knight’s spear

O! Frenzy, my death frenzy

6.2009


Caballero de la trista figura


Trên mặt trận của tình yêu

Rải đầy xác chết

Tướng quân Thời Gian rầm rộ

Ngọn cờ đen phất phới

Tôi xin trao hồn

Và từ bỏ giấc mộng

Dulcinea nàng ơi!


Trên mặt trận của cuộc đời

Chỉ có tan tành và đổ vỡ

Tướng quân Lãng Quên đã cắm ngọn cờ

Trên những thành thị của ngày mai

Nhân danh đổi thay và tiến bộ

Nhưng trong tôi là sự cô đơn

Đói khát và nghèo nàn

Ôi! Đất nước của lòng tôi


Trên những tiền tuyến thủng nát

Tôi đánh trống bãi trận

Tướng quân Già Nua cho thổi khải hoàn ca

Trên những thành trì sụp đổ

Như những ảo tưởng không đâu

Hãy cúi lưng đi, ngựa mày ơi!

Tôi xin cửi mũ và cửi giáp

Và dâng hàng chiếc giáo gẫy

Ôi! Điên rồ, điên rồ với thần chết

6.2009

Caballero de la trista figura (un extrait)

Sur le front de l’amour

Il n’y a plus que cadavres

Le général TEMPS amène son ombre

Le drapeau noir de sa victoire

À laquelle je dédie mon âme

Et mon rêve

Oh! Dulcinea, Dulcinea, Dulcinea


Sur le front de la vie

Il n’y a plus que ravages

Le général OUBLI plante son étendard

Sur les villes de lumières

Et toujours en moi la solitude et la faim

Et le dénuement

Oh! Mon pays, mon pays, mon pays


Sur le front de toutes mes batailles

Je bats le tambour de la retraite

Le général VIEILLESSE fait résonner la fanfare

De son triomphe sur mes vélléités

Sur mes aspirations muettes

Courbe ton échine, Rocinante

Depose le casque et les armures

Et la lance chevaleresque

Oh! Mon délire, mon délire, mon délire

1988

(extrait du long poème du même titre dans Papyrus, Ngo Van Tao 2000)

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2009

Bài ca của chim én - The skylark's song


Quế Anh (oil pastel on paper)
Chén trà buổi sáng - The morning tea


The song of skylark

Will you come back in the silence of my world
My body falling with desires into a day-dream
Will you come back on the waves of memory
Into the lights and shadows of my life-story

Will you open the door into another world
All flowers are in bloom when it’s autumn
The land is in peace by a singing spring
My mind awakens to a completely new life

Shall I see you, dress with pattern of wild flowers
By the flame tree flowering in summer
Yersteryear souvenir fading away

Will you be the lark lost in the clouds
Leaving to farther land echo of a song
Faint music to me, the eternity-lullaby
April 2009

Chim én ở cuối trời

Em trở về không?
Ảo huyền lặng lẽ
Như ước mơ dục vọng của lòng anh
Về trên đợt sóng của thời gian
Trong ánh sáng đời anh tỏa dịu

Em mở cửa bước ra thế giới khác
Hoa lá rộn ràng giữa mùa thu
Phẳng lặng êm đềm bên bờ suối
Cho anh
Anh sống lại cuộc tình

Anh nhớ nhìn em sao rạng rỡ
Chiếc áo thêu hoa nhánh cúc vàng
Bóng cây phượng nở rộ ngày hè
Rồi lại tan đi như sương khói
Em là chim én ở chân trời
Bay xa di động điệu chim hót
Khúc nhạc ru anh giấc ngủ dài
Tháng 4, 2009

Le sonnet original
Le chant de l’hirondelle

Reviendras-tu dans le silence de mon corps
Vibrante d’un secret, le désir qui m’endort
Reviendras-tu sur les vagues de la mémoire
Eclairée par la lumière de mon histoire

M’ouvriras-tu la porte vers un autre monde
Toutes les fleurs s’épanouissent en automne
Et tout est calme à la berge d’un clair ruisseau
Mon esprit soudain se réveille au renouveau

Te reverrai-je dans la robe de pivoines
A l’ombre des éclats, flamboyants du passé
Brume d’un souvenir qui de langueur s’éloigne

Ou seras-tu l’oiseau au nuage envolé
Laissant à l’horizon la traîne de son chant
Echo qui me berce jusqu’à la fin des temps
22.1.1999

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Trăng sáng - The moonlight

Quế Anh (acrylic on paper)

Trăng sáng – The moonlight



The moonlight sonata

(in memory of Anna Akhmatova)


All will be the same and survive my death

The starling’s lonely song in the early morning

The breath of wind from the ocean

The breeze which carried my dreams and sorrows


It seems that I heard a voice from the eternity

For another world, for a stay in a new star

The moonlight sonata is coming to an end

But the moon will shine through the cherry bloom


The road that I have to take is a white lane

Winding in the grove, in the emerald light

With the whisper of the night and my soul’s murmur


The wood is quiet and peaceful, such an wonder,

But weary traveller, I shall go on

Through the wood, into the mist of the dawn

25.6.09


Điệp khúc trăng thanh


Khi tôi chết, tất cả còn lại

Tiếng chim vang vọng cả bầu trời

Ngọn gió thổi từ trùng khơi biển cả

Trôi đi những giấc mộng và tình buồn


Tiếng ru nào gọi tôi vào hư vô

Ngủ triền miên trên một vì sao

Dẫy cây mai lung linh ngọn lá

Trăng vẫn về, khúc nhạc của hồn tôi


Tôi ra đi trên con đường phẳng lặng

Xanh như ngọc êm ả giữa hàng cây

Đêm thì thầm và hồn tôi than thở


Cuối rừng kia với vừng trăng sáng!

Nhưng lưu luyến chi, tôi vẫn phải đi

Ra đi mãi mãi buổi sáng mai này

25.6.09



Le sonnet original

La sonate au clair de lune

(à la mémoire de Anna Akhmatova)


Que tout revienne et que tout survive à ma mort

Le chant matinal égaré de l’étourneau

Et la brise printanière des mers lointaines

Lourde une fois de mes rêves et de mes peines


Vers l’éternité, une voix douce m’appelle

Permanent repos sur une étoile inconnue

En haut des cerisiers, dans la clarté des feuilles

La lune vient, que la sonate se soit tue


Le chemin que je vais prendre, sera si calme

Blanc parmi les bosquets, lumière d’émeraude

Bruissement de la nuit, mumure de mon âme


Si là, au fond du bois, il fait plus clair encore

Mais à m’y attarder, je ne suis qu’un errant

Bien las de partir à la brume du matin

30.7.1999

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

Lão nhân cầu thánh kinh - The old men's journey


Quế Anh (oil pastel on paper)
Lão nhân cầu thánh kinh
The old men’s journey


Tháng mười hai

Trong vòng thánh đêm tháng mười hai
Bầu trời thâm sâu và tĩnh lặng
Con đường không dẫn đưa về đâu
Mây đen lững lờ treo vách đá
Cây khô ẩn hiện bóng hình người
Nhắc nhở u huyền cuộc đời trước

Lão nhân thượng lộ cầu thánh kinh
Tục lụy đường trần sống và chết
Chân trời sa mạc một tuệ tinh
Giải thoát trần gian trong bể khổ

Ta đến bên nhau một cõi đời
Bên bờ vực thẳm của hư vô
Em trở về ngôi nhà hoang phế
Lung linh ngọn nến cuộc tình xưa
Thân em lấp lánh những vì sao
Giọt lệ rưng rưng trên khóe mắt
Đôi môi hé mở một nụ cười
Tràn đầy tình yêu và dục vọng

Lặng nghe tiếng chuông trong thánh đêm
Tiếng chuông của ngàn năm tiền kiếp
Dư âm sóng điệu cuốn triền miên
Chuyển tải không cùng lời cáo biệt
2007


December

On the skyline of december night
In motionless time in motionless silence
The road is winding up to nowhere
Dark clouds hung to the steep side
The snowy bygones of mystery

Old men have finished their journey
After life after death and sorrows
Waiting were they for the new birth
Which has been announced by the stars

You who outlive my presence and my stay
Caught in the black hole of Universe
Will open door the hauntéd house
Let your naked body to the milky way
To the flight of my past love and past dream
You who outlive the world’s worthless
Might shed -oh!Wonder- a hidden tear
For a lost gesture for a lost smile

Listen to the bells of the silent night
Which have enhanced my early years winter
And look for the icy days of December
With the only thought which has been true
Taking leave of you into unknown eternity
1986

http://www.gio-o.com/ngovantao.html

Hoang đảo của tình yêu - The love desert


Quế Anh (oil pastel on paper)
Hoang đảo của tình yêu - The love desert

Orphelia

To be or not to be, that is the question
To die and not return to the world
We love and deceive. All is delusion
In the unjust, unfaithful society of men

Orphelia! Nymph, get thee to the castle
My heart could not be true to thy love
Broken it was in a painful dream
Living with the only half verity

Thy beauty will be a punishment
To expiate desires and frickleness
Under the whips and the scorns of time

To convey thy name to the whistling wind
And to sleep amongst the autumn leaves
Be my sins remembered in thy orisons
nvt 1999

Orphelia

Sự đời sự thật hay là không
Chết để ra đi khỏi cõi này
Thương nhau rồi cũng đành phụ bạc
Bi trường hí kịch vai hề thôi

Em! Người huyền diệu lạc trần gian
Hãy vội lánh đi xa cảnh đời
Nhục nhằn hờn tủi người ô trọc
Một miền tội lỗi thần tiên bỏ

Này em! Em hãy ở trong mộng
Yêu em, sám hối rằng anh biết
Trong ngôi nhà đổ của thời gian
Bóng tình hờ hội để mà tan

Em về khe suối trôi hoa lá
Trắng trong cầu nguyện độ hồn anh
Nvt 2000


Le sonnet original
Orphelia

Etre ou ne plus être, voilà la question
Mourir et ne plus revenir dans le désert
Nous aimons pour blesser. Tout est illusion
Et mensonge dans ce bas-fond de l’univers

Eloigne-toi, belle de ta grâce légère
Mon âme ne peut te jurer fidélité
Bien chargée est-elle de peine et de misère
Pour la vie à la part brisée de vérité

De ta beauté, il ne viendra que châtiment
Pour expier nos péchés et notre inconstance
Les lamentations des ravages du temps

Oh! Murmurer ton nom le long de la mouvance
Et dormir sous les feuilles mortes de l’automne
Rien qu’une prière pour le salut dans l’autr’monde
1999
(tiré du recueil Papyrus- Ngo Van Tao 2000)

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

Nhà giáo - The high school teacher


Quế Anh (oil pastel on paper) Nhà giáo – The high school teacher


Trí thức và nhân dân


Trước hết tôi xin trích lời của Phạm Xuân Nguyên (tufs03@yahoo.com):

Liên xô giữa thập niên 80 thế kỷ XX, cuộc perestroyska (đổi mới) nổ ra mang theo hy vọng của mọi tầng lớp xã hội về một cuộc cách mạng mới…Nhóm “Lời Tự Do” ra đời ngày 31/10/1988 trong bầu không khí đó, tập hợp các nhà nghiên cứu khoa học và nghiên cứu nghệ thuật thảo luận về nhiều chủ đề cấp bách do cuộc sống lúc bấy giờ đặt ra. Cuộc perestroyka kết cục, vượt ra ngoài ý đồ của những người khởi xướng, đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết.…Liên Xô không còn, nhưng các vấn đề từ ngày hôm qua của Liên Xô thời perestroyka thì vẫn có tính thời sự đối với Việt nam “thời đổi mới và hậu đổi mới” Tôi (Phạm Xuân Nghiêm) chọn dịch hai cuộc bàn tròn .. của nhóm “Lời Tự Do” giới thiệu với độc giả để chúng ta cùng suy ngẫm về trí thức Việt trong xã hội ta hiện nay (www.talawas.org).


Suy ngẫm về đâu? Chính phần mình, Phạm Xuân Nguyên kín đáo không nói, theo riêng tôi, Ph.XN chắc thầm ước có một nhóm “Lời tự do Việt Nam” ra đời trong thời đổi mới này của Xã Hội Việt nam hiện đại. Nhưng đấy là vấn đề “dấn thân với tinh thần lịch sử”, như Bùi Giáng đã từng đặt câu hỏi, của trí thức. Tôi chỉ muốn tiếp lời “bàn tròn xa xưa của người Nga” tự hỏi ta nên hiểu “trí thức” như “một phần tử của nhân dân”, tiền phong với trách nhiệm gì trước lịch sử.


Trước hết, chúng ta không nên bị chi phối bởi những từ ngữ: quyền lực nhân dân, ý muốn nhân dân, tòa án nhân dân, hội đồng nhân dân…trong khi quyền lực kinh tế, chinh trị là nằm trong tay của bọn tài phiệt, quân phiệt, bè đảng hay những lãnh tụ tức thời. Hãy coi nhân dân là tất cả thành phần xã hội, vậy những người trí thức là phần tử của xã hội, cũng là phần tử nhân dân! Có thể là nông dân, ngày ngày ra đồng làm ruộng, chăn dê, chăn bò hay trồng cây lấy trái, có thể là công nhân làm việc thường ngày trong nhà máy, nhưng họ là “trí thức”, nghĩa là có sẵn một cơ sở văn học tối thiểu, không ngần ngại khi đọc một bài báo tự tìm hiểu thời sự đã thật được trình diễn hay không, khi được thông cáo một đạo luật biết tự hỏi sự trung trực khả thi của đạo luật hay chỉ là những sáo ngữ tối tăm che đậy một ý thức hệ, phù hợp quyền lợi cho một tập đoàn…Sâu xa hơn nữa, trước một bức họa, nghe bản nhạc hay đọc một quyển truyện, một bài thơ, người trí thức biết thu nhận những ý tưởng của văn nghệ sĩ, “phản tư” truyền đạt tới nhân sinh quan, vũ trụ quan của chính mình. Chính mình trong sự thông cảm thăng hoa, nhưng không tự đòi hỏi phải sáng tạo, phải tranh đấu cho một lý tưởng nào…


Người trí thức là người dân, nên hoàn toàn trong trắng, không đảm nhận một chức vụ gì trong xã hội, dù tự biết phán đoán. Không trách nhiệm như những đảng viên chinh trị, không phụ thuộc hệ thống như những mệnh danh tư tưởng gia của thời đại, của xã hội, không vụ lợi như kinh tế gia, doanh thương hay tài chính cán bộ…., trí thức giữ nguyên khả năng hồn nhiên thu nhận và phán xét. Trong một xã hội cởi mở, giữa một cộng đồng giao hữu hội đàm, người trí thức dĩ nhiên không e dè thảo luận, trao đổi tư duy, lễ độ nhún nhường ngay cả khi nói lên những nhận xét sắc bén…Cái cá tính lớn nhất của người dân trí thức là biết cái nhỏ bé của chính mình trong cái khối to lớn dân gian.


Có thể nói tiếng nói của thành phần trí thức là “tiếng nói của lương tri” phát động từ quần chúng. Tiếng nói âm thầm đó chỉ có ảnh hưởng đến xã hội tùy theo thời cuộc, tùy theo trạng thái chính trị của đất nước. Nhớ lại thời “phong kiến”ở Việt Nam, quân chủ nhưng tôn trọng sự học, thì tiếng nói lương tri đó thường phát động từ những thầy đồ, từ những cụ tú hay cụ cử của làng của xã, có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống nông thôn. Ở đầu thế kỷ thứ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu mở ra đón nhận văn học Âu Tây, với phong trào quần chúng tiếp thu tư tưởng tiến bộ phương tây, thì những tờ báo như tờ Nam Phong của Phạm Quỳnh, những bài thơ mới, những truyện tiểu thuyết của Tự Lưc Văn Đoàn, những sáng tác văn nghệ của những người trí thức-văn nghệ sĩ nghiệp dư luôn luôn được đón đọc và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của tất cả những tầng lớp nhân dân thành thị…Không riêng gì ở Việt Nam, trên tất cả thế giới, khi thời đại lịch sử đi vào chiến tranh và tao loạn, thì tiếng nói lương tri đó chỉ là những lời ấp úng của quần chúng đang chịu đựng những tang thương, những áp chế vũ lực.


Hơn nữa trong một xã hội mà thành phần trí thức - những người độc lập suy tư, lễ độ phân biệt phải và trái, tâm tư không bị áp chế bởi những biển ngữ, những khẩu hiệu ý đồ đen tối - cái thành phần đó chỉ là một phần nhỏ bé của nhân dân, thì người trí thức chỉ biết lặng lẽ vì biết rằng những gì mình nghĩ không có cơ hội để trình bày, mà có nói lên thì cũng chỉ như ở chỗ không người. Đây một hiện tượng điển hình mà tôi biết, một nhà giáo Hà Thành vào những năm 80 của thế kỷ trước, có trong nhà một bức tranh sơn dầu trên bìa cứng nhỏ “Phố Phái” của họa sĩ Bùi Xuân Phái; bức tranh vẽ phố cổ cùa Hà Nội, thoát lộ sự trống rỗng không người của xã hội, nhà giáo mỗi ngày với ngọn nến mang ra chiêm ngưỡng, ông ta không nói ra cho bất cứ một ai khác biết về bức tranh đó, biết cái chiều sâu văn nghệ của họa sĩ Bùi Xuân Phái, dẫu rằng nếu nói lên thì cũng có thể làm những người xung quanh nhìn thời cuộc chính trị, nhân sinh với một cái nhìn thiết thực chân chính!


Kẻ sĩ Bắc hà đó – nhà giáo trí thức trên – không viết như đã làm trong thời đầu thế kỷ XX, những bài vè trào phúng vô danh chế diễu bọn quan lại bồi tây, những bà tân thời tóc uốn lượn môi cong tô son trái tim…Những kẻ đã từng tham gia kháng chiến cứu quốc với tất cả lý trí vào những năm 1946-1950. Những kẻ đã hồn nhiên tham gia phong trào của chính quyền, “ trăm hoa đua nở” (1956-1958) để mà rồi phải trả giá, như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Cung…, vì đã vội nói to lên những tư tưởng thâm trầm của quần chúng, nhưng lại vô tình trái ngược với chính sách “cách mạng” của chính quyền. Sự lặng lẽ kín đáo của nhà giáo không phải là một sự yếu hèn, mà là bản chất của trí thức tức thời và khiêm tốn. Thành phần trí thức là thành phần lương tri của nhân dân. Tiếng nói của trí thức là tiếng nói của tâm tư quần chúng, nên chỉ vang vọng trong một vũ trụ hiền hòa, con người biết xa lánh thù hận, từ bỏ những mưu đồ áp chế bè đảng….Tuy nhiên nhà giáo - con người lễ độ ở mọi thời, không tranh giành chen lấn, không vứt rác ô nhiễm, không ồn ào làm rối người khác – thuộc thành phần trí thức, nghĩa là luôn luôn âm thầm học hỏi và suy tư. Chính những người trí thức như nhà giáo đó, sống qua những thời đại, những lệch lạc không cùng của lịch sử, lặng lẽ duy trì cái gì sâu xa nhất, cái bản thể lương tri của một dân tộc , của một đất nước.


Cái nhầm lẫn thường có là khi chúng ta nghĩ đến trí thức là nghĩ đến sự dấn thân của những người như Gandhi, Sakharov, A. Soljenitsyne…, hay nhầm lẫn hơn nữa là nhìn vào những “người trí thức(!)”, những tư tưởng gia của một chế độ, những văn nghệ sĩ xu thời sáng tác úp mở áp đảo quần chúng, ồn ào méo mó trình diễn những tư tưởng phiến diện cho vừa lòng “quyền lực”. Cái im lặng tuyệt vời sáng tạo của trí thức là những bức tranh của Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái. Không có sự “dấn thân với tinh thần lịch sử”. Bản chất của trí thức chắc chắn là “sự nhu nhược”, luôn luôn tìm hiểu ngay trong tội lỗi một khía cạnh gì thảm thương nhân tính…Thành phần trí thức không phải là những người mang dao mang búa, mang cờ “cách mạng” để canh tân xã hội, sáng lập “một đế chế”.


Dĩ nhiên đã là người dân, chúng ta ai mà chẳng muốn được nghe ra tiếng nói của lương tri, của trí thức. Nhưng muốn nghe vang tiếng nói đó, thì nhà nước như Xô Viết Liên Xô ở những năm 1980 đã cần phải thật đổi mới ( perestroyka!). Công cuộc đổi mới đã đến theo sự đòi hỏi của toàn thể nhân dân, biết nhận ra cái phi lý của chính thể, cái mù quáng của chính quyền. Sự đổi mới đó không phải là nhờ ở sự dấn thân của tầng lớp trí thức, mà từ sự trưởng thành của dân trí. Chính trên điều này, tiếp ý của Phạm Xuân Nguyên, theo tôi, chúng ta phải suy ngẫm. Chúng ta người Việt Nam có thể bi quan, khi những học sinh tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông chỉ có chút hành trang kỹ thuật, bập bẹ một ngoại ngữ, học hỏi một ít toán hay vật lý học, nhưng không từng đọc hết một quyển sách, học lịch sử với ý thức hệ một chiều, luận văn qua những bài văn thô thiển, ý tưởng gò bó….Nhưng dù sao, với sự đổi mới về đời sống kinh tế vật chất, những chuyên gia kỹ thuật càng ngày càng đông; chính những chuyên gia trước sau rồi phải mở mang kiến thức. Thành phần trí thức một ngày một đông đảo, trình độ dân trí với sự tiến bộ vật chất ( dù chỉ là hời hợt thỏa mãn, đủ ăn đủ mặc) cũng bắt buộc tân tiến ( giàu sang sinh lễ nghĩa!); chúng ta có thể lạc quan rằng trong một ngày rất gần đây thôi, thành phần trí thức sẽ đóng một vai trò then chốt tinh thần của xã hội.


Thang 6 2009

Ngô Văn Tao

Hamlet


Quế Anh (oil pastel on paper)
Ly rượu đắng – The cup of bitterness

Hamlet
(on an idea of B.Pasternak)

Will I come up to the silent stage
Deserted with the drawn open curtains
To recite the insanity-monologue
The lost soul’s one in his inmost recesses

Will I receive frightfully in the darkness
The cup of bitterness for my own destiny
And act the mournful theater play
In front of dumb and hidden figures

Oh! God’s mercy, for thy unveiled purpose
I’ll live the human drama of passion
Tragic could it be to its utmost end

To be ungulfed in the Ionian sea
Wanderings and broken dreams of my life
With the ecstasy wine of my tragedy
Nvt 6.2009

Hamlet

Màn cảnh mở, riêng tôi một mình
Và chậm rãi âm thầm độc thoại
Lời lẽ không đâu của kẻ điên
Lạc trong ngõ cụt của tâm hồn

Tôi sẽ đi vào trong bóng tối
Nâng ly rượu đắng của vai trò
Diễn viên chính của màn kịch
Trước mặt nạ và bóng ma

Ôi, Thượng Đế! Con xin an chịu
Sống tận cùng thôi số phận
Thảm kịch phiền não phận người

Và đắm chìm giữa biển Đông
Với ước mơ cùng tội lỗi
Hí trường cả đời con tục lụy
2000

Le sonnet original
Hamlet
(sur un thème de B. Pasternak)

Que je monte sur les tréteaux dans le silence
Les rideaux levés sur une scène déserte
Réciter le monologue de la démence
D’une âme égarée dans les recoins de sa perte

A recevoir avec effroi dans les ténèbres
Le calice qui m’est d’avance destiné
Du rôle à jouer dans une pièce funèbre
Au devant des ombres muettes et masquées

Dieu, mon Père! Je me résigne à ton dessein
Vivre le drame de la passion humaine
Aussi tragique que soit la fin du destin

Englouti serai-je dans la mer Ionienne
Pour l’errance et le rêve manqué de la vie
L’ ivresse du vin de ma propre tragédie
16.2.2000
(tiré du recueil Papyrus ngô văn tao 2000)

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009

Hoài niệm - Remembrance


ký họa Quế Anh

Hoài niệm-Remembrance


REMEMBRANCE


From faraway, from nowhere

The white sailboat is coming out

Getting closer and closer in my vision

The image of many years

The sound of running water in a dry creek

Remembrance of lost desires


I did not live fully our love

Wandering aimlessly in the light-city

Blinded by the sun of the bare lands

How could I see you again

Gracefully coming out of the sea

Hold you tenderly in my embrace

Overwhelmed by the deep beauty of your art


Would you tell me

That we could live once more

In the twilight of summer end

The life-play has to be closed

With the falling silence of the night

January 2009

Ngô Văn Tao


Hoài Niệm


Từ xa xôi, từ vô cùng

Cánh buồm trắng như lượn sóng

Hiển hiện dần dưới mắt anh

Hình ảnh của những năm xưa

Tiếng nước chảy trong khe suối cạn

Những kỷ niệm buồn của dục vọng


Anh không biết sống mối tình của chúng ta

Lang thang vô định trong kinh thành ánh sáng

Đôi mắt mờ dưới mặt trời của đất khổ

Làm sao anh nhìn lại em

Lung linh bước ra từ sóng biển

Nhẹ ôm em trong vòng tay ái ân

Cùng chìm vào màu sắc của bức họa


Em thầm nói anh nghe chăng

Chúng ta sẽ sống lại một ngày

Trong hoàng hôn của cuối hè

Màn kịch đời đã khép

Với im lặng đi vào đêm ...........2009



Mémoire


De très loin de nulle part

La voile blanche apparait

Elle s’approche dans ma vision

L’image des années passées

Le bruit de l’eau dans un ravin asséché

Triste mémoire de nos désirs


Je n’avais pas su vivre notre amour

Errant sans but dans la ville de lumière

Toujours aveuglé par le soleil du désert

Comme j’aimerais te revoir

D’une splendeur sortir des flots de la mer

Doucement te bercer dans le creux de mes bras


Emerveillé étais-je de la beauté du tableau

Et tu pourrais me dire

Que nous aurions des jours à revivre

Dans ce crépuscule de fin d’été

La scène de la vie jouée

Le rideau était baissé avec le silence de la nuit

2009-NVT

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Như một lời ru ca - As a lullaby


The sand city - Đô thị cát vàng

Oil painting by Ngovantao (80x100cm) , on ideas of Mondrian and Que Anh

Tranh sơn dầu 80x100cm, ngô văn tao diễn giải và vẽ lại một bức acrylic của Quế Anh cộng thêm biển cát của Mondrian (Les Dunes)

AS A LULLABY

When death will be warmer than life
Will you stay in my dream
The river flowing as in past seasons
Will you come on the ancient lane

Will you be by the dry creek
The water running out to better lands
Lonely night in deep silence
And darkness with the cold of absence

Life being lost in oblivion
And the sun in the autumn mist
Will you be with me to the other world

Singing me the eternal lullaby
Or you’ll be just back to lay a rose
In remembrance of my loving heart
Nvt 2005

( Version originale, sonnet en français: Sur Le Thème d’Une Chanson ( Nilda Fernandez)
dans le recueil de poésie Papyrus, ngovantao 2000 )

RU CA

Khi thần chết đến với nụ cười
Em có còn không trong giấc mộng
Con sông vẫn chảy như ngày xưa
Em đi trên đường cỏ bờ ruộng
Em trở về bên khe suối cạn
Nước thấm nhuần sang vùng đất khác


Đêm cô đơn phẳng lặng không cùng
Căn phòng vắng đen tối lạnh lùng
Một đời đã qua người lãng quên
Mặt trời đã mất trong sương mù
Em sẽ tìm bên kia thế giới
Ru anh một giấc ngủ thật dài


Không! Em về vùng cát trắng
Trên tay một đóa hồng
Em nhớ một bóng dáng
Và nhỏ một giọt lệ buồn
nvt tháng 2- 2009


Sur le thème d’une chanson
(Nilda Ferdandez)


Quand la mort sera plus belle qu’aura été
Ma vie, resteras-tu dans la douceur du rêve
Quand la rivière aura la couleur du passé
Me reviendras-tu par le chemin de la rive

Me reviendras-tu quand seront taries mes sources
S’écouleront mes eaux vers des terres plus douces
La nuit présente avec l’emprise du silence
Sombre sera l’ombre dans le froid de l’hiver

Quand tout a été dit et se perd dans l’oubli
Et le soleil parmi les branches de l’automne
Me retrouveras-tu au creux de l’autre vie

Pour la chanson perdue si pure et monotone
Oh! Retourneras-tu déposer une rose
Pour marquer la place où mon âme se repose
5.3.2000