ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Như cánh vạc vay - Je me souviens...

Quế Anh oil pastel on paper 1.2010

Như Cánh Vạc Bay

Mùi hương má cũ muộn màng

Ghé môi tư lự nỗi bàng hoàng xưa

Nắng phai lời giã biệt từ

Nhớ thêm một chút hương mù mịt xa

Ottawa-Montréal 17 Mai 1992 Trịnh Công Sơn

Je me souviens….

Un parfum de retard

lèvres perplexes

un souvenir de trop

le soleil qui s’attarde

demande un retour

Revenir pour trouver une image

revivre avec un murmure

l’offrande présentée

l’offrande des silences

Fixer pour toujours

sur les deux joues

sur les pages de la vie

l’espace d’un chant accompli

Ngô Văn Tao

(trích từ tập thơ song ngữ Pháp-Việt: Trịnh Công Sơn-Ngô Văn Tao – Montréal 1992)

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Nghệ thuật - Art du roman

Quế Anh Oil pastel on paper 2.2010

De l’art du roman

Les tendres plaintes”, Actes Sud-France 2010, c’est la traduction française d’un roman en japonais de madame Yoko Ogawa. C’est l’histoire de Ruriko sans enfant, dont le mariage est en ruine, son mari ayant une autre maîtresse; elle se refugie dans un chalet en pleine forêt.

Non loin, dans un autre chalet, se sont installés Nitta et Kaoru, deux pianistes. Nitta, ancien pianiste de renom, par quelque raison intime, ne pouvait plus interpréter devant un auditoire quelconque; il devient facteur de clavecins. Kaoru, la jeune femme, le suivait. Elle aide Nitta dans son nouveau travail, elle est même la pianiste qui joue le cas échéant comme essai le nouveau clavecin devant un public, à la demande des commanditaires.

Nitta est un homme tranquille, de peu de paroles; il semble garder toute une musique dans le silence et la solitude de son coeur. Ruriko est naturellement attirée par la présence de cet homme qui respire une tendresse muette et masculine. Pour deux occasions, Ruriko s’est donnée à lui:

“Il a fait tout ce que je voulais. Il a réveillé un à un les plaisirs gelés.Nous avons enlevé nos vêtements et nous nous sommes allongés sur la couverture sans nous éloigner un instant l’un de l’autre Ses doigts remuaient si doucement qu’ils donnaient l’impression d’avoir peur. Comme s’il jouait sur mon corps au lieu de toucher un clavier…”(traduction de Rose-Marie Makino et Yukari Kometari)

En viendra-t-il un drame passionnel? Ruriko entend un jour de loin Nitta jouer “les tendres plaintes” (un morceau de Rameau) uniquement pour Kaoru. Elle comprend qu’il existe un amour profond entre Nitta et Kaoru. Nitta renait avec la présence juvénile de Kaoru; Kaoru est venue chez Nitta comme un oiseau blessé, dans son ancien appartement même son fiancé ayant été poignardé par une ex-amante dans une crise de dépit.

Avec l’approche de l’hiver, Ruriko quitte tranquillement ce coin de terre. A Tokyo, elle signe sans réticence l’acte de divorce pour que son mari puisse établir une nouvelle famille avec la femme qui porte déjà en elle leur futur enfant. Ainsi et maintenant, Ruriko retrouve sa sérénité.

Ce roman est une oeuvre d’art. Nous en goûtons à la lecture de chaque page, d’une écriture économe, remplie de petits détails révélateurs, la présence des êtres dans leur indicible solitude, “avec leurs relations fugitives qui donnent une résonance étrange, celle qui prend source au coeur de l’inconscient” (Le point de vue des éditeurs Acte Sud).

Ainsi Yoko Ogawa nous rappelle l’art du roman. Au-delà du courant tumultueux du 20ième siècle, avec les guerres et les révolutions perdues ou victorieuses, la faillite des idéologies marxistes et autres, la philosophie sociale et humaine ne relevant plus du grand récit, l’artiste -l’écrivain avec son écriture- devrait rester avec la seule mission de nous partager une vision de l’existence humaine. L’être humain -malgré les blessures dûes aux contingences historiques, l’amertume et la déception des révolutions, de leur utopie retombées dans l’absurdité des luttes vaines idéologiques, des luttes partisanes pour la gloire et pour le pouvoir- se retrouverait avec sérénité au bout du chemin (car il y a toujours un bout de chemin dans l’existence humaine), confronté avec l’essence de sa réalité, la solitude, les désirs inavoués, les rêves perdus et le profond hiver; il s’y retrouverait sans doute avec dignité, l’être humain cet animal fier, avec quelque espoir transcendental et dans le subconscient, attente du dégel et d’une journée possible de grande pluie et de vent printaniers

Nghệ Thuật Tiểu Thuyết

Viết một quyển truyện, làm một bài thơ có thể là do sự thúc đẩy ngẫu hứng tư duy nội tâm và cảm thức. Tác giả có thể không tự hỏi hay suy tư thế nào là nghệ thuật viết văn làm thơ, mà với tài hoa hồn nhiên sẵn có sáng tạo một tác phẩm. Nhưng người đọc không vô tư thưởng thức -tôi muốn nói phê bình gia, mà chúng ta đều là khi chúng ta thông diễn giải bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào- bao giờ cũng tự nhiên tìm hiểu cái giá trị sáng tạo nghệ thuật của tác phẩm.

***

Gần đây tôi vừa đọc một tiểu thuyết của nữ văn sĩ người nhật Yoko Ogawa: “Nhẹ nhàng than thở” (đọc qua bản dịch ra tiếng pháp: Les tendres plaintes” -nhan đề này là tên một bản nhạc của Rameau- nhà xuất bản Actes Sud, France 2010). Tiểu thuyết không quá dài.

Nhân vật chính là Ruriko, thiếu phụ đứng tuổi, nỗi buồn là lâu rồi hai vợ chồng bà không sao có con. Người chồng, bác sĩ nha khoa, dần dần xa lánh và có người yêu khác. Ông tự dằn vặt, để đến nỗi có lần nổi đóa hoa tay hất bà đổ cả máu mặt; nhưng bà vẫn im lặng, mỗi tối làm cơm chờ chồng dù ông thất thường có ngày không về. Sau cùng, Ruriko lặng lẽ bỏ nhà tìm an bình thư giãn ở ngôi nhà gỗ, mẹ cô có làm nhà nghỉ giữa một khu rừng. Nơi bà đã từng sống những ngày hè của tuổi thơ. Ruriko là nghệ nhân bút pháp, đương nhận chép lại với bút pháp hồi ký của một nhân vật có cuộc đời sôi nổi, người đàn bàn gitane đã lang thang làm nghề xem bói tay, đã từng nhập đám xiếc rong, đã có một số chồng con, nay về già sắp chết, muốn đọc lại hồi ký của chính mình dưới dạng sách quý. Với một công việc ý nghĩa nhẹ nhàng như vậy, với dư hương đẹp đẽ của nhũng ngày thơ ấu, Ruriko cô đơn chắc chắn sẽ tìm ra được sự tĩnh lặng của tâm hồn, sự tĩnh lặng thật ra vẫn tiềm ẩn trong trái tim của bà, người đàn bà có đẹp không, có tươi sáng quyến rũ không, người đọc chỉ có thể mường tượng nhưng chắc chắn là người đàn bà nhật kiểu cách, trang trọng hiển hiện như với chiếc áo kimono lượt là.

Cũng trong khu rừng chỉ cách nhà Ruriko, hai ba trăm thước, Nitta và Kaoru đến trú ngụ. Nitta và Kaoru đều là nhạc sĩ tài hoa đàn dương cầm. Nhưng Nitta, ông là nhạc công từng có tiếng, nhưng có một cái gì sâu xa đổ vỡ trong tiềm thức để ông không còn dạo đàn được trước bất cứ một ai. Nay ở khu rừng cô lánh này, ông làm nghệ nhân đóng đàn phong cầm (clavecins) bằng gỗ quý cho những thức giả kiểu cách. Kaoru là thiếu nữ, chỉ vừa ngoài hai mươi tuổi, theo Nitta như theo thầy, giúp ông đóng đàn. Nitta, Kaoru và Ruriko làm quen nhau, giao tiếp thân tình và lễ độ. Nhưng câu chuyện chính yếu là như mặt hồ êm đềm trên đồi núi giữa cây cao và cỏ rậm, thẳm thẳm trên trời có đám mây đen xa xôi báo hiệu ngày gió to, sấm sét mưa đổ để mặt hồ nổi sóng không còn phẳng lặng. Trước Nitta lặng lẽ âm thầm dương tính, như chỉ chứa đựng âm nhạc vô thanh trong tâm hồn, Ruriko một buổi phải tự ngã đầu trên vai ông. Họ làm tình; Ruriko nhớ:

Ông làm tất cả những gì tôi ước muốn. Ông đã đánh thức dậy những khát muốn dục tình đã đóng băng ở trong tôi. Chúng tôi không rời nhau một giây, cởi quần áo ôm nhau trần truồng nằm dài trên chiếc chăn mềm. Ngón tay ông ngập ngừng lả lướt trên thân tôi như trên phím đàn –với tất cả những kẽ hở với tất cả những chập chùng căng thẳng và đắm dịu.”

Chỉ thoáng qua hai cuộc tình như vậy, những tưởng dấy động sóng gió tình đời. Một buổi từ xa xa, Ruriko được nghe và thấy Nitta dạo đàn bản nhạc “Nhẹ nhàng than thở” riêng chỉ cho Kaoru nghe và một lần nữa tình cờ thấy Nitta và Kaoru nằm dài vai kề vai ngủ trưa cùng một ổ giường, mọi cánh cửa đều mở toang trong cái nóng của cuối hè; Ruriko biết rằng giữa Nitta và Kaoru có tình yêu sâu lắng. Giữa hai người rõ ràng là một dây tình tương ái; Nitta thiết tha sống lại với sự gần gũi tươi trẻ của Kaoru, Kaoru đến với Nitta như con chim bị thương, người mà cô đính hôn đã bị người yêu cũ hận đâm chết ở ngay nhà cô. Như mùa hè đang chết, như đã đến rồi mùa thu ngắn ngủi, Ruriko giã từ khu rừng. Bà sẵn sàng ký giấy ly hôn cho chồng bà có quyền lập gia đình với người yêu nay đã mang bào thai với ông. Và như thế câu chuyện kết thúc. Khép trang sách, tôi vẩn vơ nghĩ tới mặt hồ sắp sửa đóng băng đá vào mùa đông, nhưng rồi sẽ vẫn có ngày xuân với suối chảy, chim hót và hoa nở trên bờ và cũng có ngày chợt giông tố của mùa xuân làm mặt hồ nổi sóng -những giông tố trong cái phận con người.

Quyển truyện nhẹ nhàng giản dị, đúng thật là một tác phẩm đưa người đọc suy tư đến nghệ thuật viết văn tiểu thuyết. Như Milan Kundera nghĩ, tiểu thuyết phải là truyện đời. Nhưng cuộc đời của một người bao giờ cũng có những bước ngoặt, những bất tất ngẫu nhiên dù có thể là do định mệnh. Nên tiểu thuyết phải là truyện đời trong sự hiện thực của nó, mà cũng với những hư cấu, hư cấu bất tất ngẫu nhiên; hư cấu trong tiểu thuyết “Nhẹ nhàng than thở” chính là sự gặp gỡ của ba nhân vật Ruriko, Nitta và Kaoru. Trong cuộc gặp gỡ đó, mang mang tình người, âm thầm rộn ràng dục vọng của thể xác, trộn lẫn với ước vọng luôn luôn tiềm ẩn của mỗi người, ước vọng đến tình thương để vượt qua cái cô đơn trong phận làm người. Ruriko với tất cả hiện thực của đời thường, có dịp thể hiện cho ta thấy người đàn bà dịu dàng, nề nếp với cả một hành trang văn hóa, trà đạo, bút pháp, thi ca hài cú Basho….Người đàn bà mang sẵn đốm lửa thầm của dục vọng, của khao khát tình yêu; nhưng dù ngọn lửa đã bùng cháy, bà vẫn có can đảm và sáng suốt để nhận ra cái nghịch lý và vô vọng của sự thèm khát với dục tính thể xác của chính mình; nhận ra để bình thản trở về với cái nghiêm túc, lễ độ của con người tự trọng – một con vật kiêu hùng ( Human being, such a proud animal! – Alain).

Như một sáng tác nghệ thuật, như một bức tranh mộc bản (estampe) nhật bản, truyện của Yoko Ogawa không có sứ mạng thông điệp gì. Tất cả là với văn pháp không cầu kỳ không diêm dúa, không cần những sự kiện giật gân, tất cả là những cái nhìn, suy tư tiểu tiết, sáng tạo một gì đó ẩn dụ thi ca, để độc giả cảm nhận cả một thế giới hiện sinh. Những nhân vật xa gần đều hiện diện, dù chỉ qua vài câu văn, linh động, với bản thể nhân sinh úp mở. Yoko Ogawa không phô trương hiểu biết, sở trường nghệ thuật, nhưng đọc bà tôi tự cảm thấy chiều dầy văn học của tác giả với sự cẩn trọng suy tư tràn đầy thi ca và nghệ thuật. Cái thành công của quyển truyện là giúp người đọc cảm nhận cuộc sống của một nhân vật, Ruriko biểu tượng cuộc đời bi hài như Milan Kundera có thể nói, nhưng có chiều sâu nhân bản trong cô đơn khát vọng tình người, trong mất mát vẫn tự thăng hoa tìm ở từng giây phút một chút gì an ùi, một chút gì ấm cúng giữa giòng đời. Không có thông điệp, nhưng là một tác phẩm giá trị nhân văn đóng góp cho hành trình của chúng ta trên con đường cảm nhận muôn mặt của đời người.

***

Một tác phẩm văn nghệ có thể bắt đầu từ tài hoa ngẫu hứng, nhưng giá trị sáng tạo nghệ thuật phải đạt được qua tác giả với chiều dày của chuyện đời, chiều sâu của văn học và ý thức triền miên nghệ thuật phảng phất trong từng câu văn trong từng tiểu tiết. Đã là nghệ sĩ, nghĩa là nhìn ra sự đời, muôn vật lung linh đa dạng, nhà văn nhà thơ không thể trói buộc mình trên đường rày như tự đảm nhận một sứ mạng. Theo trào lưu tư tưởng thế giới hiện đại, với sự phá sản của mọi chủ nghĩa xã hội, triết lý nhân sinh xã hội không còn là chuyện đại ngôn lý thuyết cứng rắn một chiều; người nghệ sĩ không mang đến cho đời một thông điệp nào, đã từ lâu chúng ta hiểu rằng thông điệp chỉ có thể là những quy định chủ quan hữu hạn tức thời (Hegel).

Tác giả văn nghệ phải bông lơi, nghĩa là biết nhìn đời, chuyện nhân sinh, chuyện xã hội, cách mạng, lịch sử đều là bi hài kịch. Tất cả đều là những hiện tượng đầy nghịch lý. Cách mạng có thành công bao nhiêu càng tỏ rõ tàn bạo phi lý của những đầu óc chuyên chế không tưởng. Lịch sử là chuyện bất hạnh của một số người, chuyện của hỏa đầu, bè đảng. Và con người trong xã hội, trong cuộc sống riêng tư, luôn luôn phải sống những lệch lạc bất tất, những chuyện như của định mệnh nhưng sao nghịch lý, một thảm kịch hay đúng hơn một hài kịch nếu biết nhìn lại để nhận ra “cái ông trời như muốn trêu ngươi”.

Bông lơi để không lệ thuộc vào một hệ thống tư tưởng nào, bông lơi để siêu thoát. Tác phẩm của nghệ sĩ chỉ có lý tưởng giản dị duy nhất là độc giả sẽ cùng với nghệ sĩ nhìn thế giới con người trong một khung cảnh đặc thù để thêm thông hiểu chính bản thân và mang mang ước vọng siêu thoát sự cô đơn, sự điêu linh của phận làm người (trong xã hội và giữa giòng lịch sử).

8. 6. 2011

Ngô Văn Tao

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Trịnh Công Sơn

Quế Anh acrylic on canvas 40x50cm 15.04.2011

Ôi! Ta buồn ta đi lang thang

Ô! Ta vui ta không trở lại

Quế Anh 2010

Trịnh Công Sơn

Idle by the roads

A hat slanting on his top

Two hands in his pockets

The inspired young man

On his wandering paths

Humming melodies

Looking for poetry

With any coming words

The sky full of sunlight

It was as you told

All the way to understanding

Knowing yourself

Heritage from former lifes

Bursting into a new world

Universal empathy

You would keep on going

I’ll look for you

At crossroads of memory

Trịnh Công Sơn

Anh đi ngất ngưởng

đầu nghiêng mũ lệch

hai tay trong túi quần

chàng trai ngẫu hứng

bước chân vô định

lơ lửng hai giai điệu

lạc lõng những vần thơ

ngôn từ bất chợt

trời đất tran hòa ánh sáng

tất cả theo anh nói

là diễn giải chính mình

và những gì ta có

di sản của thời xưa

đột phá của cuộc đời

cảm thông ẩn dụ không cùng

như thế mãi mãi anh đi

tôi mải miết tìm anh

trên mọi ngả đường ký ức.

2006

Trích tư tập thơ Tĩnh lặng –Ngô Văn Tao, Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn 2006