Văn Nghệ và trí tuệ
Lệ Hà (1933-2012) Sơn dầu trên bố
Jorges
Luis Borges
Văn
nghệ tựa đề
Mộng truồng rơi xuống ruộng đồng
Sầu vun xới trẫm muộn trồng quả
nhân
Kính tặng Ngô Văn Tao bệ hạ- Bùi Giáng
Trong tựa đề của quyển thơ "La
rosa profunda" (1), Jorges Luis Borges ( JLB,1899-1986) nói lên
quan niệm về sáng tác văn thơ. Tôi cảm nhận như chính nghe lại những ý mà Bùi
Giáng (1926-1998), thi sĩ tôi rất quen biết, thường hay nhắc nhở.
Trong văn học cổ điển có thành kiến phổ
thông là văn nghệ, viết văn hay làm thơ, cốt yếu là sáng tác với trí tuệ, đảm nhận những điều suy tư lập
luận căn cơ trong tôn giáo, triết lý, thực tế xã hội hay chính trị. Vào cuối thế
kỷ XVIII, những văn nghệ sĩ âu châu với lập trường lãng mạn (le romantisme)
trái lại nhận định văn thơ phải phát động từ tâm hồn, cảm hứng hồn nhiên thiên phú (la muse), đắm đuối say mê,
mơ mộng, mông lung nuối tiếc ước vọng vô
thường như chính cuộc đời đang diễn biến.
Tuy nhiên, hai quan điểm trên không có
gì là đối nghịch. Những tác phẩm văn nghệ chính đáng đều là sáng tác của văn
nghệ sĩ suy tư tiềm ẩn trí tuệ, cùng lúc thăng trầm bay bổng với nhịp đập của
trái tim, mơ màng mỹ thức, buồn vui đắm đuối với tấm lòng mở rộng sống tận cùng
cái phận làm người. Tất cả như chính JLB nghĩ lại đã tự mình thực hành sao tác
phẩm văn nghệ. Trước tiên hết là cảm hứng hồn nhiên tiếp nhận một đề tài đề
sáng tác, rồi sau suy luận nghĩ ra ý thức tổng kết mà sáng tác thêu dệt trên đề
tài đã định có thể đưa đến. Như vậy mọi
tác phẩm của thi nhân JLB đã ngay là sự liên đới giữa lãng mạn hồn nhiên thiện
mỹ thức với suy tư trí tuệ. Dĩ nhiên, JLB nhấn mạnh, giá trị nghệ thuật của tác
phẩm chính yếu là thực hiện sao sự liên đới đó. Giá trị là ở chỗ biết khi thì
mơ màng lãng mạn khi thì suy luận căn cơ
trước sự đời vô thường, mà chính trong vô thường cảm nhận với tâm và với trí
cái huyền bí linh thiêng vô tận của sự sống.
Sự thật văn chương (la littérature) mọi
nơi từ xưa bắt đầu là thi ca. Ngôn ngữ, lời thơ, thuở xưa đó lung linh huyền bí
linh thiêng mà ngày nay với văn từ mỗi ngày một thêm căn cơ mạch lạc trí tuệ,
ngôn ngữ mất dần ánh lửa chìm sâu lắng. JLB nghĩ văn nghệ sĩ hiện đại phải đảm
nhận thêm hơn bao giờ hết quan điểm của trường phái lãng mạn, làm sao tìm cho lại
ngôn ngữ, đặc biệt trong thi ca, chính
cái huyền bí linh thiêng sợ rồi thật tan biến với sự thống trị của khoa học và
kỹ thuật. JLB nhắc nhở làm tôi liên tưởng tới " biển dâu", từ của
Nguyễn Du, tới "cố quận" và "sỏi đá" của Bùi Giáng cùng Trịnh
Công Sơn.
Sau cùng JLB cũng như Bùi Giáng đều có
nhiều công trình dịch ra trong ngôn ngữ quốc gia của mình, tiếng espagnol và tiếng
việt nam, văn thơ bốn phương xa lạ. Dịch thuật tất nhiên đòi hỏi hiểu biết suy tư trí tuệ, và đặc biệt như tôi
cảm nhận ở Bùi Giáng, dịch thuật chỉ thành công nếu có sự thông diễn giải trong
quan điểm lãng mạn mông lung bay bổng của tâm hồn, và chỉ như thế mới thật cận
kề với nguyên tác phẩm chứ không phài lả do trung thành chính xác từng câu từng
chữ (sự huyền bí linh thiêng của ngôn từ
không thể nằm trong từ điển song ngữ).
Nhưng điều đó đưa tôi muốn thử thách dịch
ra ngôn ngữ việt nam bài thơ El
Centinela (2) của JLB
Bến
Đợi
Giữa
nắng hè trong hồi ức anh đứng lại
Anh
xưng tên, cùng một tên với tôi rồi
Anh
nhắc nhở bảy mươi tuổi đời hệ lụy
Bấy
nhiêu ngày kham khổ nặng phận làm người
Tôi
muốn dìu anh rửa giùm chân lấm bụi
Theo
dõi hình tôi trong gương, trên tủ chè
Hay
qua tấm kính cửa bày hàng ngoài phố
Muốn
tôi cùng buồn nuối tiếc chuyện tình qua
Anh
đọc tôi nghe bài thơ anh mới viết
Khốn
thay vì không phải tiếng tôi hằng ngày
Và
tôn những người hùng tôi không cần biết
Biết
làm sao đây để không thấy anh nữa
Tới bực thang cuối đời anh vẫn bên tôi
Bước theo từng bước và nói lên cùng lời
Tới bực thang cuối đời anh vẫn bên tôi
Bước theo từng bước và nói lên cùng lời
Đành
chung vòm trời bốn phương như sụp đổ
Không
màng sự thật nên không lừa dối nhau
Biết
nhau quá nhiều, ôi ông bạn đường trần
Hãy
cùng ly rượu và chia một miếng bánh
Đây
nẻo đường ta chọn tự về cõi chết
Nhưng
câu kinh nào níu giữ bước chân đi
Bờ
bến kia ta yên đợi bóng tôi về
Dịch bài này, cũng có lẽ vì ý thơ ẩn chứa
tâm tư hiện tại của chính tôi, tôi đã biết một phần nào cho bài thơ dịch cải tất
yếu của thi ca, mà theo JLB tức là phải ẩn chìm một điệu nhạc, bản chất vô cùng
riêng tư lãng mạn âm thầm tự ngâm nga. Chốn nơi mà Trịnh Công Sơn đã quá thành
công với thi ca như lời từ của điệu nhạc.
tháng 9 năm 2015
Ngô
Văn Tao
1)
Jorges Luis Borges : Prólogo in
"Selected Poems" edited by Alexander Coleman, a Penguin Book, page
342
2)
El centinela, the
Penguin Book page 324
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ