ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Bóng Ma cua Marx II

Quế Anh     Acrylic on canvas  40x50 cm


Những bóng ma của Marx II

Trong năm 2011, nhật báo thời sự văn học và chính trị Le Monde (Paris-France) xuât bản đặc san “Hors Série-Le Monde: Karl Marx”. Tuy chỉ là một đặc san hơn một trăm trang giấy, nhưng xác định một cái nhìn tổng quát và rât hiện đại,  lược trình cuộc đời của Karl Marx (1818-1883), trích lược nguyên văn  những  ý tưởng cốt yếu duy vật khoa học lịch sử biện chứng và chủ động cách mạng xã hội cộng sản của K.Marx. Đặc biệt nhất cùng  với những lời phản biện và thảo luận của Jean Jaurès (1859-1914), lãnh tụ công đoàn và đảng xã hội Pháp (parti socialiste), của François Holland, ứng cử viên sáng giá của đảng xã hội cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2012, cùng những lời bàn của nhiều tư tưởng, triết gia nhân văn xã hội như Louis Althuser (1918-1990), Jacques Derrida (1930-2004), Cornelius Castoriadis (1922-1997)……Những tư tưởng, triết gia đã  chìm đắm trong những xã luận của Marx, nhưng  phản biện thích ứng sao trong sự hiện thành lịch sử  thế giới hiện đại.
Bài tản mạn dưới đây của tôi là những lời riêng tư “thông diễn giải” qua đặc san này.


“Lao động vô sản thế giới hãy đoàn kết!”. Cho một cuộc cách mạng không biên giới, phá vỡ ách thống trị tàn bạo hút máu của thực dân tư bản thuộc địa, đập tan chế độ tư bản tha hóa sức lao động của con người. Thanh niên vô sản lao động mồ hôi nước mắt, đặc biệt như ở Việt Nam còn lầm than nhục nhằn với thực dân đế quốc Pháp, tất nhiên rung động trước lời kêu gọi đó, lời kêu gọi của Đệ Tam Quốc Tế (đảng cộng sản quốc tế chủ nghĩa Marxit-Leninit-Stalinit circa 1917-1950), của những đảng cộng sản thế giới. Lời kêu gọi với lời hứa hẹn một ngày mai sán lạng, ngày mai của xã hội cộng sản, “không một ai bị trói buộc lao động, mọi người đều hoạt động đóng góp sản xuât theo sở thích; xã hội sẽ tự động phân phối sự thu hoặc của mọi người để cho ta mỗi người có thể hôm nay làm việc này ngày mai làm việc khác, đi săn buổi sáng, đi câu buổi trưa, chăn nuôi buổi chiều,  tối về sau bữa cơm nhàn rỗi ngồi bàn luận chuyện trời đất, không một ai bắt buộc phải làm thợ săn, ngư dân, mục đồng hay nhà văn cạo giấy.” (K.Marx – (Tư tưởng lý thuyết của dân Đức) Idéologie Allemande , Edit. Gallimard 1994, page 318-321)

Lời kêu gọi cùng cái ngày mai sán lạng không tưởng đó vang vọng đến từ K.Marx, tư tưởng gia của Đệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản Đảng ( với Engels là tác giả bản Tuyên ngôn “Le manifeste du communisme – Marx & Engels, 1848” ). Để chứng thực cho cuộc cách mạng hoàn vũ cộng sản chủ nghĩa tương lai, K.Marx tận tụy cả đời tìm đặt ra lý thuyết cơ bản xã hội và nhân sinh dẫn dắt tầng lớp lao động vô sản của thế giới tranh đấu thoát khỏi hố thẳm đen tối của chế độ chính trị kinh tế tư bản.

K.Marx trước hết là triết gia, đã từng là “thanh niên Hegel-ian” (Les jeunes Hegeliens), theo lý thuyết khoa học biện chứng của Hegel nhưng không chấp nhận khía cạnh duy tâm trong tư tưởng của Hegel, trọng thị sự hiện thành của con người với lý tính siêu thoát, có tôn giáo, có hoài bão nghệ thuật. Quan niệm nhân sinh của K.Marx chủ yếu là duy vật. Con người có tư duy, bản chất trước hết là con người của xã hội, của đời sống cộng đồng. Sự hiện thành của con người là hiện thành trong điều kiện vật chất, lao động để giải đáp những nhu cầu vật chất sinh lý tồn tại, hiện thành trong khuôn khổ tập quán và hệ thống trật tự của xã hội mình. Chính tôn giáo thịnh hành cũng chỉ là một hệ thống điều chỉnh nếp sống của mọi người, cho ta cái cảm giác bình đẳng thân ái trong xã hội (ai ai cũng là con chiên trước Thượng Đế). Tuy nhiên, xã hội của con người luôn luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn, những lệch lạc bất tất, người hại người, người bóc lột người. Nên K.Marx nói lên tiêu chỉ nổi tiếng: “triết gia xưa nay chỉ lo diễn giải thế giới, nhưng vấn đề của chúng ta là phải luôn luôn  cải thiện xã hội mình”.

Chính tiêu chỉ này đã ám ảnh nhiều nghệ sĩ và tư tưởng gia thế giới vào nửa đầu thế kỷ thứ hai mươi khi theo K.Marx còn tin tưởng ở lý thuyết có sức lôi cuốn mang công lý tới cho xã hội. K.Marx, trong thời ông, vào nửa cuối thế kỷ thứ mười chín, thì nhận ra chế độ tư bản, phát triển kỹ nghệ, tiềm ẩn lệch lạc, tha hóa bản chất con người. Lý thuyết của K.Marx là vạch ra ở những xí nghiệp lan tràn, người công nhân chỉ còn là một phần trong hệ thống cơ giới sản xuất, sự lao động của họ bị tha hóa mất bản chất nhân tính ( tư liệu sản suất có lợi gì trực tiếp cho bản thân, cho người quen?), chỉ còn là một động cơ với giá trị thương mại, thực tại vật chất mang lại lợi nhuận (la plus-value) cho chủ xí nghiệp. Và ngay cả những người tư bản, những ông chủ của cơ sở sản xuất, cũng tha hóa, họ cốt yếu bận tâm duy nhất một điều là tìm lợi nhuận, sản xuất thật nhiều hàng hóa để tung bán ra trong thị trường. Một chế độ tha hóa con người, tiềm ẩn mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản, mâu thuẫn ngay trong nội bộ tầng lớp tư bản đưa đến phá giá thị trường với sự sản xuất tham lam quá độ. Chế độ tư bản rồi đây bắt buộc phải suy thoái. Giai cấp công nhân vô sản càng ngày càng đông, càng bị bóc lột sẽ là sức mạnh để cách mạng cải tổ cái chế độ xã hội hủ lậu này. Giai cấp công nhân vô sản lớn mạnh sẽ đứng lên, công cộng hóa mọi cơ sở sản xuất, tổ chức lại xã hội sao cho chúng ta tới ước mơ lãng mạn, “một xã hội mà mọi người sẽ lao động đóng góp tùy theo bản năng, tiếp thu đầy đủ cho nhu cầu vật chất tất yếu của mình”.

Đệ nhất quốc tế cộng sản đảng, mà Marx-Engels viết bản tuyên ngôn, chính là đảng muốn cùng giai cấp lao động vô sản đảm nhận sứ mạng. Một cuộc cách mạng với sự hiện thành của giai cấp lao động vô sản đa số trong quần chúng và chính tầng lớp tư bản tự nó cùng chế độ của họ tiềm ẩn sự suy thoái. Tuy nhiên, K.Marx thừa biết sự lệch lạc bất tất trong đời sống, nên K.Marx nhắc nhở praxis, hành động và trưởng thành thực tiễn mà chúng ta phải có trong cách mạng để thích ứng với hiện tượng xã hội tức thời. K.Marx nhân đó cũng biết khó mà có thể quy định xã hội cộng sản tổ chức sao để cho chúng ta đạt tới ước mơ lãng mạn. Tổ chức sao cái xã hội cộng sản của ngày mai? K. Marx chỉ có thể mơ hồ nuối tiếc và nhắc tới Công Xã Paris (1871), cách mạng tồn tại không đầy hai tháng mà bị tiêu diệt ngay trong máu lửa, “một công xã có hội đồng nhân dân, được toàn dân chọn lọc  nhưng có thể bị quần chúng sa thải, để tổ chức công xã, vừa lập pháp và vừa hành chính…Chức vụ công an là chức vụ phi chính trị, trách nhiệm duy nhất trước hội đồng nhân dân…Tât cả những ai trong hội đồng hay được trao trách nhiệm hành chính nào sẽ được chọn lọc hữu hạn với lương bổng như một công nhân lao động…”(K.Marx)

K.Marx thừa biết con đường chính trị cách mạng cộng sản không là con đường cái được vạch rõ ra cho xã hội. Hàng ngàn trang sách của K.Marx, xã hội học, kinh tế học, nhân sinh lý thuyết, cốt yếu là những trang chính trị đấu tranh, với những quy định hữu hạn (theo thuyết duy tâm của Hegel!!), tự nó có mâu thuẫn, có giá trị chỉ tức thời, không tránh được những kẻ khác thi nhau diễn giải với những lập trường đối nghịch, phản bội ngay cả chính ông; K.Marx đã từng thổ lộ với Engels một câu nổi tiếng: “họ thi nhau bình luận; nhưng tôi biết tôi không là marxit “ (không phải là marxit trong sự diễn giải lý thuyết của mọi người- nvt).

Có lời đàm luận nguyên văn sau đây của triết gia Cornelius Castoriadus (1922-1997), năm 1975 trong đêm cùng phá sản của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Marxit-Leninit-Stalinit (với sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở những nước Đông Âu):
Chúng ta đang sống đây, sau bình minh hứa hẹn để tới ngày chỉ đầy khó khăn nghi vấn! Những công đoàn ( của giai cấp công nhân vô sản) khắp nơi trên thế giới trở nên hành chánh quan liêu (bureaucratisé) không một chút gì triển vọng đóng góp cho xã hội của con người ngày mai…Một hành chánh quan liêu ngay ở những nước mệnh danh xã hội chủ nghĩa Maxit-Leninit, mang chủ nghĩa Marxit ra làm bình phong cho những chính thể “giáo điều vụ giai cấp lao động trên giấy tờ” nhưng thật sự tàn bạo ức hiếp và sự tha hóa con người vẫn nguyên đó…Chủ nghĩa xã hội Marxit đã chết rồi, như một động cơ chính trị xã hội không còn ý nghĩa gì bởi quá nhiều lý lẽ”.

“Tôi không là marxit!”, lời nói đó của K.Marx như tiên đoán lý thuyết của ông sẽ tha hóa trong giòng lịch sử. Theo C.Castoriadus, sự tha hóa tai hại nhất chính là các tư tưởng gia chính quy cộng sản (những đảng viên) chỉ biết nghĩ theo K.Marx một cách giáo điều sơ cứng “biện chứng duy vật lịch sử”, từ cái nhìn phản biện chế độ tư bản xưa của K.Marx đưa ra quan niệm sơ đồ chính trị, kinh tế lịch sử như một hiện tượng khoa học vật chất trong sự hiện thành của nó, phát triển theo những quy luật kỹ thuật khách quan. Chính quan niệm này coi như là tuyệt đối chính xác, đưa đến sự hiện thành một đội ngũ lãnh đạo quan liêu, tự nhận mình là chuyên gia bác học chính trị kinh tế xã hội, thực hành những quy luật của xã hội, những quy luật tât yếu và duy nhất ôm mang chính nghĩa và lẽ phải.. Một đội ngũ tự đại, tự kiêu, không còn nhân tính, phủ nhận sự hữu hạn của chính mình, chính mình trong cái phận làm người. Một đội ngũ không chấp nhận có thể nhầm lẫn, trở nên giả dối, giả dối với cả chính mình; chỉ biết giáo điều không chấp nhận phản biện, trở nên độc tài tàn bạo (Staline, Pol Pot, “phong trào quyển sách đỏ của Mao Trạch Đông”, “thảm họa cải cách ruộng đất và vụ án nhân văn giai phẩm ở Việt Nam” ).

Những hiện tượng lệch lạc bất tất đó, chính nó đã làm xã hội chủ nghĩa Đông Âu xụp đổ, xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và ở Việt Nam phải thay hình đổi dạng, đổi mới nền kinh tế lạc hậu sơ cứng “bao cấp xã hội chủ nghĩa’’ ( phủ nhận sự tự do tối thiểu của con người, điều hòa nhu cầu và tư liệu vật chất như mang nải chuối ra chợ bán, mang áo cũ ra mời mua) và gia nhập nền kinh tế thị trường tự do tư bản, nhưng tiếc rằng dưới sự quản trị của tập đoàn xã hội quan cũ bè phái hỏa đầu.

Sư thật là “biện chứng pháp duy vật khoa học lịch sử” của K.Marx, tự nó không có ý nghĩa! Lịch sử chuyển biến không phải hoàn toàn qua những đòi hỏi kinh tế, qua những mâu thuẫn đấu tranh quyền lợi vật chất. Nó cũng là sự chuyển biến qua những lệch lạc bất tất duy tâm, lý tính của con người, chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ ảo vọng tàn bạo dã man của tập đoàn phát xit Hitler, sự xung đột ở Trung Đông hiện nay bắt nguồn một phần từ chủ nghĩa toàn thống Do Thái (le fondamentalisme juif)….

Xã luận đấu tranh chính trị của K.Marx, lý thuyết khoa học duy vật biện chứng Marxit, đã viết ra trong tình trạng xã hội kinh tế của Âu Châu, với sự triển khai kỹ nghệ hóa ở nửa cuối thế kỷ thứ 19. Hơn một thế kỷ sau, tình trạng hoàn toàn thay đổi, kinh tế đột phá với khoa học kỹ thuật ngoài sự tiên đoán của K.Marx. Ở Âu Mỹ, những nước tiền phong kỹ thuật, giai cấp lao động cũng theo đà trở nên trung lưu tiểu tư sản (bourgeois!). Không còn lao động dây chuyền mồ hôi nước mắt mà là công nhân kỹ thuật, là nhân viên dịch vụ, trọng thị quyền tư hữu (the american dream!), như là bản chất ngàn xưa của con người. Trọng thị sự tự do sáng tạo của mỗi người, dù có thể chỉ trong cái thế giới hiện sinh nhỏ bé của riêng mình, cái tự do sáng tạo ngoài  ra chính là động cơ cho sự đột phá khoa học và kỹ thuật. Ở những nước tiền phong đó, tư bản chủ nghĩa trở nên là lẽ sống, Ai cũng có sổ tiết kiệm, quỹ hưu bổng đầu tư trong chứng khoán của những công ty kỹ nghệ hay tài chính. Giai cấp vô sản, trong cái nghĩa Marxit, không còn là tập thể cốt yếu, nếu có, trong xã hội. Hiện tượng đấu tranh giai cấp không còn có trong xã hội.

Lịch sử không bao giờ vào chung cục! Luôn luôn có những xung đột ngay trong tình trạng vĩ mô giữa người và người, bè phái tài phiệt nhũng loạn thế giới, tham ô chức quyền (những lãnh tụ độc tài tàn bạo) đưa đến  nội loạn quốc gia, những lệch lạc bất tất nhân sinh của bản chất làm người trong xã hội..…Hội đồng quốc tế (Organisation des Nations Unies) là một tiến bộ văn minh, nhưng không sao xóa bỏ được sự chênh lệch giữa nước giàu và nghèo (những nước nghèo vẫn là hậu cần để đóng góp tài nguyên, lao động hạ tầng). Hơn nữa văn minh dân chủ tự do thương mại và tài chính kỹ thuật đến đâu vẫn tiềm tàng mâu thuẫn, như sự khống chế của tập đoàn tài phiệt do thái, sự thành lập nước do thái Israel cùng chủ nghĩa toàn thống do thái, gián tiếp làm bàn đạp để tuy trì mỏ dầu ở Trung Đông, hợp với quyền lợi của những công ty tư bản Âu Mỹ. Sự hưng thịnh bá quyền đó bắt buộc phải mang đến sự phản kháng, chủ nghĩa khủng bố  với chủ nghĩa toàn thống hồi giáo (le terrorisme et le fondamentalisme musulman). Sự phản kháng nhất định phải có, như Marx có thể nhận định qua lý thuyết biện chứng pháp. Cũng như sự hưng thịnh giàu sang tư liệu vât chất càng ngày càng phải tăng tiến (la surproduction commerciale) với sự đột phá không ngừng của khoa học và kỹ thuật, mang theo nguy cơ thảm họa môi trường (cùng những trái bom nguyên tử, trong nghĩa bóng và nghĩa đen lủng lẳng trên đầu nhân loại), mang đến những thiên tai ngoài tầm dự đoán. Tất cả rồi đây sẽ tan hoang, đưa nhân loại trở về thời tiền sử chăng?

Lý thuyết Marxit,  xã hội học và kinh tế luận, không còn ý nghĩa tức thời. Thật ra càng ngày chúng ta càng nhận ra sự hữu hạn của mọi lý thuyết nhân sinh xã hội; “hậu hiện đại” và “hiện tượng học” là tư duy của thời hiện đại, không chấp nhận “đại ngôn tự sự lý thuyết” (la fin des grands récits théoriques). Nhưng giấc mơ lãng mạn của Marx vẫn còn đó; dù cái xã hội hoàn mỹ “mọi người đóng góp theo bản năng và đồng đều hưởng thụ” chỉ là một viễn cảnh không bao giờ tới. Xã hội chủ nghĩa Marxit đã viết lên những trang sử, một thời hăng say lãng mạn một thời tàn bạo đen tối đẫm máu, và  dưới một hình thức mơ hồ nào đó còn là giáo điều ý thức hệ của hai ba quốc gia trên thế giới, nên vẫn phải là một lý thuyết cần diễn giải hay đúng hơn giải cấu (J.Derrida),  Đặc biệt nhất, K.Marx là nhân vật điển hình, triết gia tận tụi cả đời tìm những lý lẽ để tranh đấu cải thiện xã hội. Hoàn thiện xã hội để không một tập đoàn tham ô nào lợi dụng người dân, để trong xã hội giá trị con người là chính, sự bình đằng và sự tương hữu xã hội trong cộng đồng nhân loại là cứu cánh. K.Marx sẽ luôn luôn là thần tượng nhắc nhở nhân loại phải hòa đồng,  chung sức cho loài người vượt qua những thảm họa thiên tai (sự phá hoại môi trường), những lệch lạc bất tất của lịch sử ( nguy cơ lệch lạc chính trị đưa đến nghèo nàn đói khát, nguy cơ chiến tranh với những sự mù quáng bá quyền).

Tháng 4/2012
Ngô Văn Tao


Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Thơ Trịnh Công Sơn



  
Quế Anh    acrylic on canvas 50x70 cm

Pour être poète, tout comme avoir la vocation d’artiste, il faudrait avoir cette qualité fondamentale:
La sensibilité. S’émouvoir à tout instant de quelque chose, de quelque fait qui même anodin provoque pourtant en nous une réaction intérieure, un certain sentiment qui va nous rester dans la mémoire.
C’est ce que Husserl appellait “epoché” de notre “ego transcendantal”,  mettre entre deux parenthèses certains faits des phénomènes de la vie.
De tous les arts, la poésie est certainement la plus commune, la plus indécise. Ne dit-on pas souvent que ce peintre ou ce musicien est un vrai poète, que même ce philosophe, tel que Nietzsche, est plutôt un poète. En ce sens, la poésie est un art où la technique est moins inportante que l’évocation des idées, des émotions ou des sentimenets….
Cependant, pour écrire des poèmes, il faut acquérir une certaine technique, le jeu du langage. Un vieux poète m’a dit une fois que pour savoir écrire un poème, il faut s’intéresser à la poésie, être touché par au moins une centaine de poèmes de la littérature et en garder la mémoire.
Évidemment après ce commentaire, on ne peut pas oublier que l’art est transcendental; pour être artiste, être poète, il faut en avoir du talent, une certaine disposition immanente.
nvt

NB. Du célèbre musisien Trịnh Công Sơn, qui était aussi poète et peintre, nous avons une véritable illustration du commentaire, que la poésie, au delà des mots, est impliqué dans l’art.



Trịnh Công Sơn dixit

Je ne dessine pas
mais j’écris
Une figure ne se dessine pas
elle s’écrit
Elle s’écrit
comme la figure qui s’écrase
Et du contour que j’écris
naît un Autre contour
le contour d’une image
l’image de mon Ecriture

nvt  Montréal 1992 Avril

Như lời tựa

Có những bài thơ viết vì
một nỗi mơ màng không uẩn khuất
những bài thơ tuyệt vọng
những bài thơ sáng lạng
một tình cảm rộn ràng
trong phút chốc
Đừng nhớ niềm tuyệt vọng
hãy nhớ trời cao
mây và mây
bay trên bầu trời lãng đãng
Tình yêu và gió
gió thổi mênh mông
một cuộc đời
Cuộc đời lận đận
em ơi! Gió thổi
Có những con đường xa xôi
em sẽ đi và đi mãi
Tôi, người thợ nặng nề
vác nặng những cuồng điên
Em ơi! ở lại ưu phiền
Đừng tuyệt vọng
gió thổi trời cao
áo vàng bận rộn
Có thể mai này…
Có thể mai này không có gì nặng nợ
với trầm luân cuộc đời
gió hàm oan cứ thổi, mà tôi đi, đi mãi
không cần ai giữ lại
một tấc lòng
một tấc lòng không đáng kể
vì có bao giờ ai hiểu rõ
chút vô thường
vô lượng của lòng tôi

Montreal 1992
Trịnh Công Sơn
(trích từ tập thơ song ngữ Việt-Pháp : Les Beaux Jeudis, Trịnh Công Sơn-Ngô Văn Tao, Montréal 1992, chưa xuất bản)