ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

In memory of Bui Giang II

Quế Anh (oil pastel on paper) Tình người – A helping hand


In memory of Bui Giang

Dasein


Have no choice but be alive

Nothing else but object of bondage

Only death could be the beginning

Human being is being in loneliness


No way to get to the essence of living

The true becoming in human existence

Life is just a drama

Tragedy in sounds and furies


Deep in darkness, swell of futile words

But in your poetry, could there be a haven

To anchor for a moment of peace


The wreck that we are in the middle of chaos

Sinking in doubts and in anguish

Desperate by the edge of humanity’s abyss


Le sonnet original


A la mémoire de Bui Giang

Dasein


Rejeté dans le monde, aucun choix de sa part

Il est un Néant de loi et de servitude

Et ce par quoi la mort n’est qu’un nouveau départ

L’être humain n’est que l’être de la solitude


Pouvoir de l’univers saisir la vraie essence

Le devenir authentique de l’existence

C’est de comprendre de l’Être la tragédie

De l’Étant le drame de bruit et de furie


Au fond des ténèbres houle-vague de mots

Du fleuve de ta poésie un petit havre

Pour pouvoir y jeter notre ancre de repos!


Emergés du chaos, nous sommes des épaves

De sempiternelles questions sur nous-mêmes

Accrochés au bord de l’existentiel abîme

1998


Tưởng nhớ Bùi Giáng

Hiện là


Ở trong vũ trụ vô biên

Duyên tơ hư cấu một phần riêng ta

Cho hay sống chết chỉ là

Luân hồi một kiếp đa mang đoạn trường


Ngẫm xem trời đất không cùng

Mai sau tục lụy vẫn vòng cô đơn

Một màn thảm kịch sinh tồn

Hiện sinh giông tố gió dồn mây đen


Đêm sâu lạc lõng phiêu bồng

Câu thơ anh đó, trường giang không bờ

Cho ta bến đỗ một giờ

Dẫu rằng cành gẫy lững lờ theo sông

Thân trơ đắm đuối địa đàng

Bên bờ vực thẳm hư không cõi người

10. 2010

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Claudia - du comté de Bâle

Quế Anh (oil pastel on paper) Vọng tưởng - La flamme du souvenir


Abstract…

Bitte Fraulein ein Weiswein sus

A dream to undo your golden braids

and have in my glass the blue of your eyes

Ich habe Sie sehr gern

But please, do not take me out

to the Basel plaza fountain

for an enchanting draught from Aphrodite


You came in my life

on the other side of the world

the sun in high noon

under the fresh shadows of the green garden

an instant of silence and immobility

I could not remember you and myself

nor the first words you said to me

But I recalled missing you

while dancing the farewell ballad

with Jenny who whispered to me

how the summer has passed

leaving no regrets and no memory


I found you at the cathedral parvis

washergirl working by the Rhine river

or just Claudia, jewish young beauty

so pure and so mysterious

I held your white body in my embrace

delicate features of girly breasts

conspicuous flute veterbra

and we made love

for a song of the Middle-Age

for a patch of sky


You undid the golden braids

hair falling down like the Rhine river

with the sound of waves flowing in the faraway

the dim light of the room penumbra

covered your naked beauty with the charm

of remote era mysticism

and spell wonder

between life and death

Vision kept on breaking my heart

on my way out of Basel

dark clouds over the horizon

in spring freezing small rain

with autumnal meclancholy


Le poème original

Claudia du comté de Bâle


Si c’est à vivre je saurais vivre

vivons une vie et commençons une autre

“Bitte Fraulein, ein Weiswein sus…”

un rêve à défaire votre longue tresse

avoir dans mon verre votre regard si bleu

“Ich habe Sie sehr gern”

mais jamais s’il vous plait, jamais ne me faites

malgré vos mains fines et très propres

boire à la fontaine enchantante de la place de Bâle


Nous sommes allés à l’hôtel du fleuve

au café pas si infâme que ça étant suisse

où les bourgeois bouffis de sommeil et de bière

paient les vingt francs des premières heures du matin

pour faire tous l’amour à la fille en rouge

mais oh! Toi, ma Claudia retrouvée

que tu sois femme à battre le linge sur la berge du Rhin

fille aux yeux de verre à la robe blanche traînante

qu’au parvis de la cathédrale avec le revient du temps

tu te sois figée dans un geste dérisoire et pudique

nous nous sommes faits l’amour

sur un air du Moyen Âge

nous nous sommes faits l’amour

pour un pan de ciel


Mademoiselle, mademoiselle

vous ai-je déjà vue quelque part

au côté diamétralement opposé du monde

n’étiez-vous pas entrée dans ma vie

l’air ténu se déridant à peine

le regard voilé rien ne me rappelle

Oh! La belle italienne a été jalouse

de votre virginité et votre jeunesse

elle jouait la comédie de femme farouche et fidèle…

Mais j’aimais vos yeux bleus gentils

de juive insondable

les lignes des épaules jusqu’au bout des doigts

les vertèbres voyantes comme une flûte fragile

Ne m’étiez vous pas apparue

dans le jardin ombragé au soleil de midi

où le temps a été immobile

de tout cela et de moi-même non plus je ne me souviens

ni de vos yeux ni de vos premières paroles

de Jenny pourtant à l’air hagarde

entre mes bras entortillé le corps maigrichon

avec des plaintes langoureuses de l’été perdu

passé comme un songe sans aventures et sans attaches


Mais laissez s’il vous plait laissez

laissez-moi réfléchir

réfléchir le vide parfait de ce monde

et contempler attentivement mon ombre

qui au soleil couchant s’agrandit et s’agrandit


Tu as défait enfin ta blonde couronne

pour la brosser en une onde faite d’or

- fils d’Ariane qui m’ont sorti des ténèbres –

cachant à peine la paire de seins naissants

de vierge moyen-âgeuse et de femme aimante

dans la lumière réverbérée par la maison d’en face

je regarde sur le contour léger de ta bouche

le soupçon-rictus de mélancolie souffrante

et en bas de la pure ligne de ton cou

la fragilité et la vanité des temps

éblouissement ressenti que je perçoive même

le doux rythme lent des mille flots du Rhin

avec une infinie lassitude

comme si j’étais l’homme né au balbutiement des âges

je me pose avec effroi la même question

quelle sera la réalité de ce monde

avec des heures quotidiennes vécues sans toi

quand déjà les nuages s’amoncellent à la fin de ma route

sur le chemin qui m’éloignera de Bâle

les lumières d‘un printemps à la pluie automnale

1980


Claudia của thành Bâle


Một đời rồi lại một đời

“Cô ơi! Cho tôi ly rượu ngọt”

giấc mơ gỡ bím tóc vàng

và ánh mắt xanh với rượu trắng

“Cô thật đáng yêu!”

nhưng xin đừng vội mang tôi đi

ra ngọn suối mê hồn của thành Bâle


Chúng ta ra nhà trọ bên bờ sông Rhin

quán rượu đàng hoàng rất thụy sĩ

những phú gia nửa say nửa tỉnh

trả hai mươi quan tiền

để làm tình với cô áo đỏ

Nhưng Claudia mà anh gặp lại

có lẽ em là gái đập lụa bên bờ sông Rhin

hay thiếu nữ do thái ngượng ngùng

em bẽn lẽn và thẹn thùng

với áo dài trắng

trước thánh đường Trung cổ

chúng ta làm tình

để nghe bản nhạc của ngày qua

chúng ta làm tình

để có một mảnh trời cao


Này cô, cô vào đời tôi

bên kia thế giới

không gian lắng đọng

tôi hoa mắt

và tâm hồn bối rối

Người đàn bà ý đại lợi

thầm ghen cô

thanh tân và trinh bạch

tôi yêu mắt cô xanh

đường vai tới những ngón tay dài

và những đốt xương lưng phím sáo trời

cô bước vào vườn hoa

mặt trời đúng ngọ

thời gian ngừng đi

tôi không nhớ cô nói gì

Jenny mỏng manh

chiếc thân gầy guộc

thầm thì mùa hè sao vội qua mau

không để lại chút gì thương nhớ


“Cô mắt xanh, cô không vội đi

cho ta lặng lẽ và trầm tư

trong hư vô của trời đất

và nhìn bóng ta lớn dần

với trời chiều xế nắng”


Em gỡ bím tóc vàng

để tóc buông rơi gợn sóng chập chùng

trên bộ ngực măng tơ

của trinh nữ ngàn xưa

người thiếu phụ si tình

trong ánh đèn mờ em hiển hiện

như cuộc đời hư ảo

như những đam mê với muôn ngàn luyến tiếc

và tất cả tan đi theo nước sông Rhin

để riêng anh còn lại

trái tim tan vỡ

trên đường ra khỏi thành Bâle

mây đen phủ đầy

sáng mùa xuân mưa phùn lành lạnh

và rất buồn như trời đã vào thu

10. 10.2010

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

Pháp Quyền - Philosophy of rights.Hegel

Quế Anh (sáp màu trên giấy) Lý Tính


· Ce qui est rationnel est réel, ce qui est réel est rationnel.

· La chouette de Minerve prend son envol au crépuscule


Pour l’humanité, le règne de l’esprit des droits ne peut être qu’utopique. La société est aussi régie par des lois naturelles irrationnelles, issues des croyances, des coutumes, de la mode de vie du peuple; elle peut être aussi sous l’emprise des puissances aveugles qui lui imposent des lois iniques et inhumaines, la puisssance des partis totalitaires, des oligarchies militaristes ou de l’argent. La philosophie du droit, pour ne pas tomber dans la vaine spéculation, doit comporter le sens de l’histoire, la psychologie sociale, et une grande part de science politique. La philosophie de droit n’est pas le grand aigle à étendre ses ailes au grand jour. Mais quand la société est arrivée au point de rupture pour se défaire des lois absurdes, irrationnelles, quand les dictatures, les “ idéologies de terreur”, avec leurs agents immondes sont sur le point de s’écrouler, quand est arrivé le crépuscule d’une époque contingente de l’histoire, la philosophie du droit (la chouette de Minerve) pourrait prendre son envol; déterminant les raisons et les valeurs d’une révolution imminente, elle pourrait annoncer l’arrivée de la nuit et l’attente de l’aurore.


Các Nguyên Lý của Triết Học Pháp Quyền

Grundlinien der Philosophie der Rechts

F.Hegel

(Công trình dịch và chú giải của Bùi Văn nam Sơn)*


Không! Bạo quyền chuyên chế có một giới hạn

Khi kẻ bị đàn áp không biết tìm công lý ở đâu

khi gánh nặng trở nên không chịu đựng nổi

kẻ bị áp bức dũng cảm lên tận trời cao

lấy xuống những quyền hạn vĩnh cửu của mình

những quyền hạn bất khả xuất nhượng

được treo lên trời cao

và bất hoại như những vì sao - F.Schiller

BVNS phỏng dịch


Trước hết xin bạn đọc tìm đến

“Vài lời về Biện Chứng Pháp Hegel” ( www.gio-o.com/ngovantao.html ), (http://ngovantao.blogspot.com/2009/06/bien-chung-phap-hegel.html )

đọc mấy lời mở đầu giới thiệu học giả triết gia Bùi Văn Nam Sơn.

Tôi xin khẳng định lại nơi đây rằng công trình dịch thuật và chú giải triết học Kant và Hegel của BVNS thật là một bước ngoặt không những cho triết học và cho cả nền văn học việt nam. Với sự thông thái, BVNS thật đã văn tài mạch lạc cho chúng ta tiếp cận hay đúng hơn có cơ sở để thâm nhập triết học Hegel. Một triết học tư biện không giáo điều ý thức hệ, một nền triết học tư biện đặt rõ những tiền đề căn bản cho sự suy tư căn cơ khoa học của mọi công trình văn học lý luận và diễn giải. Không phải riêng gì Marx và Engels đã xác định như vậy, mà chính là những tiền đề cho triết lý văn học cận đại từ E.Husserl, M.Heidegger, J.P.Sartre đến J.Derrida….


Dựa trên công trình của BVNS dịch và chú giải :”Các Nguyên Lý của Triết học Pháp quyền” (F.Hegel), tôi trích lược dưới đây một vài ý niệm căn bản trong triết học tư biện của Hegel:

1) Lý tính

2) Ý chí và tự do

3) Triết học pháp quyền.


Lý tính


Cái gì “hợp lý tính” thì là hiện thực

và cái gì là “hiện thực” thì là hợp lý tính.


Khi đưa ra câu này, Hegel có nói những người tôn giáo, tin ở Thượng Đế thì sẽ hoàn toàn cảm nhận, tức là nói một cách khác chúng ta có thể nghĩ “lý tính” như là toàn năng Thượng Đế. Nhưng triết học Hegel không phải là tôn giáo, “lý tính” mà Hegel đặt ra, chính là toàn năng của nhân loại, với cái nghĩa là khả năng hiểu biết, suy tư, lý luận, triển khai…của con người. “Lý tính” là văn học, nghệ thuật, khoa học…là tất cả những sách văn học đã từng in ra, những thành tựu khoa học tự nhiên, những tác phẩm nghệ thuật…Nhưng câu này cũng chỉ là sự quy định “hiện thực hóa” của “lý tính”, một khái niệm tự nó và cho chính nó, ngụ ý như “Thượng Đế”, “lý tính” đối với nhân loại cũng là cái bản năng mà chúng ta mỗi người phải tự “ngộ” cho chính mình.

Phản ảnh ki-tô giáo, theo triết học Hegel tiếp theo Kant, mà nay là xác nhận của văn minh nhân loại hiện đại, con người là chủ thể đạt “lý tính” như một ngoại tại nhưng cũng đồng thời “lý tính” cũng là bản năng nhân sinh của chính mình. Có “lý tính”, là vì chúng ta mỗi người học hỏi, tiếp nhận sự hiểu biết đến với chúng ta qua lịch sử, qua quá trình của cuộc sống với những di sản của tiền nhân, nhưng “lý tính” cũng là cái gì mà ta gọi là tinh thần, suy tư và cảm nhận, bản chất của người sống ở tầng cấp phát triển trên sự sống hoàn toàn theo giác tính tự nhiên của thú vật.

“Lý tính” là vũ trụ tinh thần, mà ở đó con người tồn tại, nhưng cũng là tinh thần bản năng con người như chủ thể trau giồi và bồi đắp.

Như vũ trụ, “lý tính” có những chân trời mở rộng với những viễn tượng bao gồm những khái niệm, gồm những “phạm trù khái niệm tiên nghiệm” của Kant và “những viễn tượng” gần gũi và xa xôi, những khái niệm “xã hội”, “gia đình”, “tình yêu”, “cái tôi và tha nhân”…Những khái niệm tới tấp triển khai luôn luôn “hiện thành”, mở rộng càng ngày càng thêm bát ngát. Sự hiện thành đó trước hết là lịch sử văn hóa và văn học của nhân loại. Nhưng cũng với bản năng “lý tính”, con người “không mù quáng” tiếp thu những hiện tượng hiện sinh bằng “khép lại những dấu ngoặc” (Bracketing- theo ý của Husserl), biểu tượng hóa thu gọn với những khái niệm ( Intuition without concept is blind – Kant).

Và “Lý tính” trước hết là “chân lý”, xác nhận tính “phổ biến” của những ý niệm, như đạo sống còn trong thiên nhiên, đạo làm người trong gia đình và xã hội,…đạo như sự hòa điệu của âm nhạc, như bao quát và màu sắc của hội họa (la perspective et la couleur de la peinture). Những sự kiện bất tất, như tội ác: áp bức và hành hạ những kẻ yếu, ăn gian nói dối nhũng loạn sự an bình của cuộc sống cộng đồng của con người…, là không “hợp với chân lý”. Hiểu như vậy thế nào là “hợp lý tính” như Hegel muốn nói, thì theo tôi nghĩ chúng ta cũng nên hiểu thế nào là “hiện thực”. Một chính thể tàn bạo áp chế, không “hợp lý tính”, có thể hiện tại thực định đó, nhưng rồi bắt buộc phải tan rã; nó chỉ là một hiện tượng bất tất, không có lý lẽ gì để tồn tại, nó không phải là một sự kiện “hiện thực”, hiện thực với khía cạnh phổ biến, triển khai với thời gian. Nhưng cái gì hợp với “lý tính”, như tình mẫu tử nó luôn luôn hiện thực trong cuộc sống của nhân loại. Sự giải phóng nô lệ, là một sự đòi hỏi hợp lý tính, trong cái đạo cùng làm người, trước sau rồi sẽ phải đến, như đã hiện thực trong lịch sử của nhân loại….

Trong đời sống thường, bất kỳ một ý kiến bất chợt nào, một sai lầm, một cái xấu, đều là “hiện thực”...Nhưng trong cảm nhận của chúng ta, cái gì hiện hữu một cách bất tất quả không xứng đáng để được gọi là “cái gì hiện thực” trong cái ý nghĩa mạnh của từ ngữ; cái gì hiện hữu một cách bất tất không có giá trị gì hơn cái gì “có thể có”, một sự hiện hữu có thể “không cần tồn tại” (bản dịch của BVNS). Triết học là sự thăm dò “cái hợp lý tính”, nó tìm nắm bắt cái hiện tiền, cái hiện thực.


Ý chí và Tự do


Con người với lý tính là một hiện thể. Một hiện thể như tất cả những vật thể của vũ trụ. Vật thể biểu hiện sự tồn tại của nó bằng “trọng lượng”, khả năng của sức mạnh xát nhập những vật thể khác ( gravitation theory of Newton). Con người với lý tính hơn nữa là hiện thể tinh thần. Dưới hình thức này, nó thể hiện tồn tại bằng “tư duy”. Con người không phải là thú vật, vì con người có “tư duy”. Với lý tính tư duy, con người thâu nhập những hiện tượng ngoại tại vào “thế giới hiện sinh”, thế giới vật chất và tinh thần của mình.

Thế giới vật chất là thế giới của những hiện tượng (một bông hoa, một thèm khát bất tất..) mà ta thâu nhập bằng giác tính (đôi khi bằng giác tính đã triển khai, tu luyện qua học hỏi hay với trí tuệ) vô chủ định, nhưng không để lại một ấn tượng gì trong tinh thần một khi ta quay đầu hay để tâm nghĩ đến một chuyện gì khác, mà thật nếu có thì chỉ là một ấn tượng hiện hữu ngẫu nhiên phụ thuộc của một khung cảnh tổng quát nào trong ký ức.

Hiện thể con người cốt yếu là tinh thần. Như vũ trụ tràn đầy là những hạt nhân cơ bản đến từ triệu triệu năm ánh sáng xa xôi; thế giới tinh thần là những hiện tượng (một tác phẩm nghệ thuật, một tình yêu…) đã được thâu nhập bằng khái niệm. Ta khái niệm thâu nhập một hiện tượng, là ta suy luận đến cái hiện hữu vô hạn của hiện tượng, khái niệm thể hiện ở hiện tượng. Mọi hiện tượng được thâu nhập vào thế giới tinh thần của con người phải ẩn chứa một sự hiện hữu vô hạn, khái niệm mà nó thể hiện là một quy định hiện thực hóa, tuy nhiên rằng mọi quy định theo Hegel chỉ có thể là hữu hạn, một thời quán ( mômen, như BVNS nói) trong sự hiện hữu vô hạn của khái niệm.

Cái khả năng thâu nhập mọi đối tượng ( hiện tượng ngoại tại) vào thế giới hiện sinh tinh thần chính cũng là nền tảng minh triết lập thân (padeia and bildung) của thông diễn học cận đại Heidegger-Gadamer. Theo thông diễn học, thế giới tinh thần hay lý tính của con người là luôn luôn sôi động triển khai, hòa đồng những chân trời của đối tượng (the fusion of horizons in hermeneutics) cho sự hiện thành bản thân (being and becoming). Suy tư khái niệm là lý tính chủ định với trí tuệ và hiểu biết xác nhận ra sự hiện thực của đối tượng. Tỷ như trước một tác phẩm hội họa, ta phải có khái niệm mỹ thuật và mỹ quan, biết suy tư với trí tuệ và hiểu biết để nhận ra tác phẩm là quy định hiện thực hóa của khái niệm, để lại trong tinh thần ta ấn tượng.

Suy tư khái niệm đòi hỏi tinh thần phải chủ định, khai thác trí tuệ và kho tàng văn học; vậy theo Hegel, muốn suy tư khái niệm tất phải có ý chí (der Wille). Hiển nhiên, ý chí theo Hegel không phải là ý chí mà Schopenhauer đặt làm tiên đề lý thuyết nhân sinh; ý chí của Schopenhauer là ước vọng tồn tại (der Wille zum Leben= the Will to live), dù trong bể khổ sinh mệnh con người (như trong đạo Phật với Tứ diệu đế). Nó cũng không phải là ý chí quyền lực (der Wille zur Macht = La volonté de la puissance) của F.Nietzsche, ý chí chủ thể quyết tận lực tuyệt đối ngự trị thế giới hiện sinh của mình. Ý chí theo Hegel trái lại là minh triết thông diễn học, thâu nhập tha nhân, hiện tượng ngoại tại hòa đồng vào thế giới tinh thần trong sự thăng hoa hiện thành vô hạn của bản thân.

Có ý chí suy luận khái niệm đối tượng để thâu nhập vào thế giới của chính mình, tất nhiên “chủ thể”, cái tôi (ego), cũng phải tự ý thức. Tự ý thức có nghĩa là tự quy định hiện thực hóa trước đối tượng; nhưng cốt yếu trước hết là đối diện với chính mình, riêng tư cho mình, tự ý thức là quy định hiện thực hóa “cái tôi” (khái niệm ego) tự nó và cho chính nó. Theo Hegel như thế, tự ý thức là hiện thực hóa trong tự do, với chân nghĩa của khái niệm này. Tự do đây không phải là tự do để ta làm bất cứ việc gì theo ý thích không bận tâm đến tha nhân; không phải là tự do để suy nghĩ bất cứ điều gì dù giả dối hay gian tà….Một người làm điều sai trái thì không chỉ không làm chủ được ý chí, mà còn không tuân theo ý chí thuần lý, đích thực của mình. Ý chí cũng là sự tự do lựa chọn, quản năng quyết định thuần lý của con người, đối lập với sự hành động theo bản năng của thú vật, sự ham muốn có tính sinh vật bị quy định bởi các xu hướng và động lực tự nhiên. Con người còn có một quan năng đặc biệt, dự đoán một cách trừu tượng các mục đích của đời sống, từ đó có tự do lựa chọn.(BVNS chú giải) Tự do thể hiện cũng là không lắt léo, không tự dối mình hay tự hạn chế mình để nhận thức ra chính mình trong thời đại, trong xã hội. Tự do của kẻ đứng trước một tác phẩm hội họa bực thầy, có giá trị vượt thời gian, tự tìm ra chính mình thưởng ngoạn và lãnh hội cái tài nghệ diễn tả và trình bầy ý niệm của cái đẹp, cái chiều sâu tư tưởng của một hiện cảnh thiên nhiên.

Để kết luận, theo Hegel “con người có lý tính” là “người có tư duy”; mà tư duy là ý chí. Một điều cốt yếu là chúng ta cần biết là: có ý chí là có tự do, và chỉ có tự do mới đặt vấn đề có ý chí hay không.


Triết học Pháp quyền


Con người -ý chí tự do- tự do nhưng không phải như con diều đứt dây. Không phải là một hiện thể đơn độc, nó là phần tử của gia đình, nhân thân của xã hội, công dân của một đất nước (và rồi đây còn phải là công dân của thế giới). Nó hiện sinh và hành xử ngoại tại (tức không phải chỉ trừu tượng với nội tâm), có tự do năng lực lựa chọn, nhưng “cùng tồn tại với sự tự do của bất cứ ai dựa theo một quy luật phổ quát” (E.Kant). Theo Kant, chính đó là quy định khởi đầu của khái niệm “pháp quyền”.

Tuy nhiên như mọi khái niệm, khái niệm pháp quyền không mạc nhiên bắt đầu từ đâu. Chúng ta có ý niệm tới khái niệm căn bản là qua những quy định tự hiện thực của nó, mà từ đó suy tư ra cái trừu tượng vô hạn của khái niệm, như quay lại từ đầu trong một vòng tròn để tiếp tục nhận thêm ra những quy định hiện thực khác của khái niệm, những quy định, theo thuyết biện chứng, hữu hạn nhiều khi đưa tới những khái niệm căn bản khác. Theo Hegel, khái niệm pháp quyền tự quy định giản dị nhất và tiên thiên là khi chính ta và đối tượng (tha nhân) có khế ước trao đổi vật liệu, sự trao đổi tình nguyện và bình đẳng. Khi trao đổi, ta công nhận quyền sở hữu của đối tượng, cũng như khẳng định quyền sở hữu cuả chính ta, và đôi bên cùng có chung khái niệm công lý, không trao đổi những vật liệu gian trá và tuyệt đối giữ đức tín, không tùy tiện đối ý và phá bỏ khế ước….

Triết học Hegel về pháp quyền, tức là triết học về ý chí tự do hành xử trong thế giới thực tế, có sự phân chia nội dung như sau (đoạn 33 của quyển Nguyên lý Triết học pháp quyền):

A- Pháp quyền trước hết là vừa trừu tượng và vừa hình thức. Ý chí tự do tự ý thức mình là ý chí tinh thần và cùng quy đinh sự tồn tại hiện có (Dasein theo từ ngữ của BVNS) là một vật ngoại tại trực tiếp với thế giới thực tế: tha nhân, gia đình, xã hội và đất nước.

B- Với sự tồn tại hiện có, ý chí cũng tự quy định là tính cá biệt chủ quan, sẵn sàng thiện ý chung sống cộng đồng, với hay trong thế giới hiện tồn ngoại tại. Theo Hegel, đây là lĩnh vực của luân lý, lệ độ nhân nhượng bao dung…

C- Với thiện ý, ý chí tự phản tư vào trong trong mình và trong thế giới bên ngoài, bản thể chủ quan tự do, nhưng hiện hữu như là hiện thực tất yếu (hợp lý tính), phổ biến tự-mình-và-cho-mình, hiện thực hàm ý Đời sống đạo đức: đóng góp cho gia đình yên vui, tôn trọng nề nếp luật lệ của xã hội, làm trọn nghĩa vụ công dân của đất nước…

Triết học có nội dung như trên là triết học dẫn đến “pháp quyền triết học”(Hegel), hợp lý tính, ý chí tự do thiện ý cùng chung sống trong một thế giới lý tưởng: vương quốc của trí tuệ. Pháp quyền triết học có thể chỉ là “trống rỗng, không thể thực thi, xa vời thực tế”, vương quốc của trí tuệ là không tưởng trong thế giới nhân sinh mà chúng ta biết.

Thực tế là thế giới ngoại tại triển khai với pháp quyền tự nhiên. Pháp quyền tự nhiên là những tập quán, điều lệ, phong tục có thể là bất tất, phản ảnh trình độ nhân sinh, trạng thái biến đổi của những cơ chế sinh nhai trên một mảnh đất, trong một thời kỳ tiến bộ của kỹ thuật sản xuất kinh tế…Pháp quyền tự nhiên cũng là những luật pháp, có thể được nhân dân chấp nhận, nhưng chỉ là bởi đa số nhân dân, phản ảnh một trình độ mê muội, tín ngưỡng lỗi thời hay nữa chìm đắm mù quáng bởi chính sách bình dân túy hay kỹ thuật mị lòng người…Pháp quyền tự nhiên cũng là những luật pháp bất tất, hiện thành tùy theo thăng trầm lệch lạc của lịch sử, có thể đặc biệt nữa là do một ý thức hệ cố chấp tàn bạo, do một chính thể bạo quyền của bè đảng, của hỏa đầu tham ô vụ quyền vụ lợi…

Dù sao đi nữa, pháp quyền tự nhiên chính là thời đại lịch sử mà chúng ta mỗi người phải sống. Chúng ta không thể thoát ly thời đại của mình, trừ phi trở nên tiêu cực yếm thế. Chúng ta cũng không thể chỉ có một lý tưởng là đổi thay xã hội, đời sống nhân sinh cho thật hợp lý tính, như thế có lẽ chính mình đã rơi vào ý niệm tuyệt đối chủ quan quyền lực áp bức, mầm móng của sự đảo điên khủng bố.

Triết học về pháp quyền như thế phải thực tiễn thời cơ, có tâm lý xã hội học, có chính trị học. Minh triết (triết học pháp quyền) không phải là con phượng hoàng bay lên tỏa sáng trong bình minh (BVNS). Khi thời cuộc chín muồi, khi những luật pháp bất tất đã đến lúc bị phá bỏ, bạo quyền đổ vỡ, đó là hoàng hôn cho một thời đại, minh triết (triết học pháp quyền) hãy là con chim cú bay lên báo hiệu vào đêm, (xác định chân lý của cuộc cách mạng đang tới) đón đợi bình minh (Hegel).

3. 10. 2010

Ngô Văn Tao


(*) G.W.F.Hegel: Các nguyên lý của triết học pháp quyền

Grundlinien der Philosophie der Rechts

Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải (sách 912 trang, giá 240.000 đ.).

Nhà xuất bản Trí thức: e-mail, lienhe@nxbtrithuc.com.vn