ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Cái xác ướp - The mummy


Quế Anh (oil pastel on paper) Xác ướp - The mummy


Bald bonze under the umbrella’s sky (extracted)

9 September 1976
…..
With neither principle nor premise
You went up your own ladder of greatness
Is-it time for you to get down from pedestal
And as a mortal, have a last look at your own life
Bald bonze under your umbrella’s sky

…..
Having our own life of absurdity
We’re keeping you as a mummy
Pharaoh of modern time
Emperor of ancient era
But you did not construct the great wall
To shelter us from the hordes
…………from our mean selves
To unite us
….. together adrift on the waves of history
Already we fighted each other to have pieces of your glory
With you, we have also our farce to play
We all are waiting for
The Unknown, The Dumb, the True

……
Bald bonze under your umbrella’s sky
The sun will be there forever
For ever and ever shining
Over the desultory world
8-2009


Nhà sư đầu trọc
……….lấp trời với chiếc dù không
(trích)

9 tháng 9 1976
……
Không luật không kỷ cương và đạo lý
Người trèo lên bậc thang của tượng đài
Đã đến lúc phải bỏ bệ đá hoa
Như người thường nhìn lại chính đời mình
Nhà sư đầu trọc
……lấp trời với chiếc dù không!

….
Chúng tôi đây vô lý và vô thường
Cố giữ người một thân xác ướp
Pharaoh của thời hiện đại
Hoàng Đế của thuở xa xưa
Dù người đã không đắp vạn lý trường thành
Để chúng tôi được đồng lòng
….cùng chống đối bọn vô lại
…chống đối cả chính mình
Những phận hèn trôi dạt
….. …đợt sóng bấp bênh lịch sử
Chúng tôi giết nhau
……..tranh giành mảnh dư của vinh quang
Với người chúng tôi cũng có vai hề hí kịch
Chúng ta đều đón đợi
Sự giáng trần
… của Đấng không tên, không lời và Sự Thật

Nhà sư đầu trọc
…..lấp trời với chiếc dù không!
Mặt trời sẽ mãi mãi còn đây
Tỏa sáng không cùng và bất tận
Trên cõi đời ô trọc này!
8-2009




Le poème original
Bonze chauve sous un ciel de parapluie

7 Septembre 1976

La cime perdue dans les cieux
un nuage suspendu au flanc
masjesté harmonieuse de milliers d’arbres perchés
la montagne
…….et tout en bas
un sentier à peine perceptible
un homme le gravit avec aisance
seule tache mouvante sur un fond d’estampe

Homme sans loi et ni principe
toi qui montais ton échelle de grandeur
est-il temps aussi de descendre du piédestal
de faire le bilan comme tout autre mortel
Bonze chauve sous un ciel de parapluie

Ton regard s’est posé sur l’étendue des plaines
avec le coursier blanc tu as traversé le désert
tu as surmonté les cols les plus hauts
de ta longue marche tu as fait une épopée humaine
de tes rêves et de tes désirs tu t’es élevé
à la grandeur de l’empire céleste
Nous t’avons vénéré comme un poète glorifié
Ne t’aurions-nous pas cru le dernier penseur des mortels?

Nous qui vivions de contradictions en contradictions
esclaves de nos besoins absurdes et superflus
dans le miroir nous ne retrouvions plus notre image
le coeur bouleversé le ventre retourné
par le souvenir de la pureté de notre enfance
Tes compagnons se sont écartés livrant passage
au stratège qui reculait pour prendre l’essor de la puissance
nous nous inclinions devant le rêveur
que nous puissions croire
terre fragile sans forme argile malléable
à l’essence humaine du renouveau

Comme c’est dérisoire le règne terrestre
que de tourments dans ce royaume éphémère
nous avons combattu des ombres qu’étaient nos ennemis
et de nous-mêmes fantoches en papier
prendrions-nous jamais conscience?
Par un seul acte magnifié, à un quart de l’humanité
tu aurais donné de nouveau la subsistance
libérés de tentacules de profiteurs sans nom
nous ré-affirmions la fierté de notre force prolétaire
mais hommes libres et libres
comme le cheval au galop
comme un animal endormi au soleil
nous cherchions inutilement et pour longtemps
à reconstruire ton aventure et ta démarche

Ouvrir une porte et être confrontés avec l’absence
nous ne pouvions oublier le passé ni nos liens d’antan
dans notre coeur toujours la première larme et les premiers sanglots
tu aurais aimé nous voir des êtres nouveaux
balayer d’un revers de main notre ironie
notre scepticisme et notre pessimisme frondeur
De simples pions dans ta vision du monde
nous qui avions tant renié d’héros
que nous voilà sans guide et sans idole
pour nous définir nous n’acceptions plus que le souvenir
de ton air famélique de révolutionnaire traqué
qui nous pointait du doigt vengeur un autre horizon

Etrangers les uns des autres différents de toi-même
édifié dans l’honneur et renfermé dans la tour hautaine
n’avions-nous aussi notre cité interdite
faite de remords et de rêves lubriques
Timonier de bateaux en détresse
père omniprésent qui nous encadrerait
dans chacun de nos actes et dans la moindre pensée
tu professais notre mutation permanente et si nécessaire violente
n’assurant même pas la continuité d’un règne
tu aurais voulu nous épargner le carcan de la mort routinière
tu nous avais prévenus des charlatans et des pontifes
des madarins immondes qui déformeraient ton image
et qui volontiers nous aliéneraient

Poussant jusqu’au bout notre absurdité
nous allions te mettre en momie
Pharaon de l’ère moderne
à l’égal de l’empereur des temps anciens
que n’aurais-tu pas construit la grande muraille
pour nous protéger des hordes et de nous-mêmes
nous réunifier nous dont l’esprit partait à la dérive
et qui nous battions déjà pour le partage des miettes de ta gloire
A chacun sa comédie à chacun pourtant son rôle
nous attendions l’inconnu le muet le véritable

Oh! Bonze chauve sous un ciel de parapluie
Le soleil brillera de nouveau
et mille fois encore
dans toute sa splendeur
sur un monde probable
(extrait du recueil de poésie: Nuages-Mây, Ngo Van Tao – Montréal 1988)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Người nhìn qua màn đêm - The night seer


Quế Anh (oil pastel on paper) Quả cầu địa phủ - The innermost globe


à Nguyễn Tuân

The moonstruck seer of the night (extracted)


Wearing a mask and slowly taking it off

To be confronted with innermost innocence

And with all the turmoils in our life

To see unconsciously on our face lightning-wrinkles

Of fore-reality and of past adventures

To have with our hands a fatal healing touch

On the unbearable immaterial wounds

And with piety listen to the celestial symphony

Albeit cursing these dumb shadows

Ghosts or distorted images of ourselves

Appearing and disappearing in the life-theater play


Would you come, moonstruck seer of the night

Leaving behind the twilight

………. … ….. ..............sunset of the world

And give me the haunting thought, deeply mine

Humanly wavering between darkness and daylight


As if the empty world could be filled up

With no meaning words, the vain murmur

Some other’s look could have the power to appease

Our failed rebellion and submissive despair

The misery of shady drive on the endless road

In the penombra of our dream and life-sorrows


Would you come, moonstruck seer of the night

And give me so for no reason

The destiny-burden

………........incandescent burning stone from the far-away star

August 2009


L'original prologue

Au visionnaire de la nuit

À Nguyễn Tuân


Avoir un masque et lentement le défaire

De notre pureté intime et du trouble essentiel

Voir et sans voir au visage la ligne de lumière

De l’avant-réalité et l’éclosion passée

Toucher d’une main qui pourrait guérir

La fêlure qui nous sera fatale, de ce contact agrandie

Ecouter religieusement la sourde symphonie

Et avoir comme un voeu le pouvoir de maudire

Comprendre, oh! sans comprendre les ombres des ombres

De toutes celles qui nous suivent et la nôtre du silence


Me seras-tu venu tel halluciné de la nuit

Laissant en arrière les rayons du crépuscule

Me donner une vision qui deviendra intimement mienne

De la juste proportion de la nuit et du jour?


Comme si le vide pouvait se remplir

De demi-mots, notre chuchotement si vain

A chaque regard la force apaisante

Pour être révolté et en même temps accepter

Poursuivre le chemin de nos pas chancelant

A la pénombre de notre rêve et de nos peines


Me seras-tu venu tel visionnaire de la nuit

Me donner combien sans raison la lourde pierre

Brûlante et brûlante la lourde pierre de mon étoile?

1999

(extrait du long poème de même titre dans Papyrus- Ngo Van Tao 2000)



Tưởng nhớ Nguyễn Tuân

Người biết nhìn qua màn đêm (trích)


Có mặt nạ và gỡ nó ra

Để tìm lại sự trong trắng và khắc khoải buổi đầu

Nhìn và không nhìn ra tia sáng

Trên mặt người những đường nhăn hư ảo

Dù đụng nhẹ nhưng cũng chỉ cho thêm đau

Vết thương thầm ôm giữ tự ngày xưa

Thiêng liêng lắng nghe điệu nhạc trời

Mà vẫn muốn có một lời thóa mạ

Những ma chơi và những bóng đen

Bóng hình ám ảnh và chính ta trong đêm cùng


Anh có đến không như kẻ nhìn thấu suốt

Để lại sau ánh sáng của hoàng hôn

Cho tôi thức tỉnh và rồi cảm nhận

Cuộc đời đổ vỡ trong tranh sáng và tranh đêm


Hư vô làm sao chứa được

Những câu không lời, thì thào vô nghĩa

Cho người nhìn ra và an ủi

Khi chúng ta nổi loạn không đâu và chấp nhận

Những bước chân khập khễnh trên đường

Khúc khuỷu giữa mộng mơ và tình đời


Anh có đến không, kẻ nhìn qua màn đêm

Bỗng cho ta viên đá nặng

Viên đá cháy bỏng của vì sao định mệnh?

Tháng 8. 2009

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Dòng sông thời gian - The time river


Quế Anh (oil pastel on paper)
Dòng sông thời gian – The time-river

Time-River

The light waves of time-river
Wash away the hurts and the pains
To the quiet shore of my heart
Silent cove for our frail happiness

Together and breaking away
In the flow of time all the dead leaves
Roses and memory of the past
Lost summer in the shade of maple trees

Loving you with my forever longing heart
Instant of joy and ephemeral tenderness
Continual farewell in the eternal return

Just a whisper for a wish to die
To love is to leave in sadness
Lonely road to the serene hinterland
2005



Dòng sông thời gian

Sông thời gian lấp lánh những vì sao
Cuốn trôi giấc mộng và những nỗi buồn
Đâu bến cũ cho con thuyền hạnh phúc
Đôi bờ phẳng lặng trong trái tim em

Thời gian là hội tụ và chia lìa
Theo dòng những cánh hồng như ngấn lệ
Kỷ niệm vời xa rạng rỡ mùa hè
Bóng tùng ôm ấp bao lời tình tự

Xin chở đưa em đến cõi vô cùng
Niềm vui thoáng hiện và ái ân xưa
Sóng đời cứ thế mà trôi đi mãi

Có lời hẹn hò mang mang thương nhớ
Và tình ta ôm giữ trong vòng tay
Dẫu đắm chìm trong đợt sóng cô đơn
Tháng 8 – 2009


Le sonnet original
Le fleuve du temps

Le temps est un fleuve aux flots somptueux de lumières
Emportant à jamais nos peines et misères
Y a-t-il une rive au calme dans mon coeur
Un port pour abriter notre frêle bonheur

Le temps qui nous réunit et qui nous sépare
Garde dans son courant des pétales vermeils
Les roses fanées souvenir de la blessure
D’un bel été passé à l’ombre des tilleuls

A te bercer à l’infini de mon amour
Instants de joie éphémère et ceux de tendresse
Du permanent départ de l’éternel retour

Plus que le soupir, un voeu que tout disparaisse
T’aimer, c’est déjà te perdre, ma solitude
M’ouvrir la porte à la terre-béatitude
1999
(extrait de Papyrus-Ngo Van Tao 2000)

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Chữ Nôm và Quốc ngữ


Quế Anh (oil pastel on paper) Ngọn Cây đời – The tree of life


Chữ Nôm và Quốc Ngữ

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn

Tiếng ta còn, nước Nam còn

Phạm Quỳnh (1892-1945)


.*Theo Việt Sử Lược, thì thời xưa ông cha chúng ta, người Việt Nam, ghi nhớ bằng lối thắt gút, tức là chưa có văn tự dù có thể ông cha đã tìm cách ghi âm. Tuy nhiên năm 1903, Vương Duy Trinh, tổng đốc Thanh-hóa, ghi chép những bài ca dao ở Thanh Hóa trong Thanh-Hóa Quan Phong, đã tìm ra một hệ thống chữ cái và một bài ca dao viết bằng thứ chữ ấy ở huyện Quan Phong, Thanh-Hóa, nơi nhiều người Mường, người Thái cư ngụ. Có lẽ đây là dấu tích chữ Việt cổ, thông dụng thời Hai Bà Trưng, rồi bị chính sách đồng hóa của Trung Quốc hủy diệt? * ( TS. Nguyễn Thị Chân Quỳnh)


Lịch sử Việt Nam là ngàn năm anh dũng thoát ly Bắc Thuộc, duy trì văn hóa và ngôn ngữ của người Việt. Tuy bị ảnh hưởng sâu đậm nền văn minh Hoa Hạ (Trung Quốc), lý luận chữ viết và ngữ pháp bằng Hán tự, người Việt nam vẫn duy trì thổ ngữ, đồng hóa ngay cả Hán tự, tức nguyên là những Hán tự (chữ vuông tượng hình) nhưng với nghiã không bắt buộc phải hoàn toàn tuy rất gần với nguyên nghĩa và đọc lên với âm tiết Việt nam (theo học giả Maspero thì rất gần với tiếng Tràng An thời Đường), để có cả một cơ sở Hán Việt cho sự trưởng thành của ngôn ngữ Việt nam. Từ thời Nguyễn Trãi (1380-1442) với Quốc Âm Thi Tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1515) Bạch Vân Thi Tập, Lê Thánh Tông (1442-1479) Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, tới Đoàn Thị Điểm (1705-1748), Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), Nguyễn Du (1765-1820) và Hồ Xuân Hương (cùng thời với Nguyễn Du?), tức là tới Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương, là cả một lịch trình tiến triển rạng rỡ của ngôn ngữ Việt Nam trong thi ca, trong suy tư xã hội, đạo đức, nhân tình…

Sự cản trở cho sự truyền bá ngôn ngữ Việt Nam cho đến tận quần chúng, cho sự sáng lập một nền văn học có sách giáo khoa, có văn bản chính trị và luật pháp căn cơ, là chúng ta trong tất cả thời đại đó ( đến tận đầu thế kỷ thứ hai mươi) không có một chữ viết phổ thông phiên âm thích đáng (chắc chắn không thể là chữ tượng hình như chữ vuông Hán tự, vì ngôn ngữ Việt nam cốt yếu là khẩu ngữ). Dĩ nhiên vẫn cho được như vậy, là các ông cha đã biết tự tạo một thứ chữ để phiên âm: “Chữ Nôm”.

Tuy nhiên “Chữ Nôm” là gì? TS. Nguyễn Thị Chân Quỳnh cho ta biết, đó là những chữ vuông như Hán tự:

1) Chính là những chữ Hán Việt đã phổ thông đại chúng : như thành thị, an nhàn…

2) Một chữ Hán Việt nhưng dễ dàng đọc chệch đi thành âm Việt mà ta muốn ghi: tỉ dụ chữ “ni” , của Hán Việt thêm dấu nháy “<” để đọc thành “này”.

3) Những Hán Tự khi đọc theo Hán Việt, khi thì đọc theo âm Việt tùy văn cảnh, như chữ , theo Hán Việt thì đọc là “tuế”, theo âm Việt thì đọc là “tuổi”.

4) Phép hình thanh: Hai chữ Hán Việt ghép thành một, chữ bên tả chỉ nghĩa, chữ bên hữu chỉ âm (đọc theo Hán Việt). Tỉ dụ bên tả là chữ , Hán Việt là thạch (nghĩa là đá), bên hữu là chữ , Hán Việt là đa, ghép lại thành “đá” của tiếng Việt.

Một hệ thống không chính xác và không đồng tình nhất chí từ Bắc vào Nam (ngay như chính trong cách đọc Hán Việt). Chắc chính vì vậy. qua bao nhiêu thế kỷ, qua nhiều triều đại trước, không một thời nào có học giả hay cơ quan chính quyền nào đề xướng một tổ chức (một hàn lâm viện!) đứng ra chính thức sưu tập tổng kết những “chữ nôm” cho nền văn học của nước nhà. Chữ Nôm chỉ là dân gian tự lưu truyền ứng dụng, như khi viết tên người, tên làng tên đất bắt buộc phải trong thổ ngữ người Việt. Khi cần thiết, những nhà văn, những nhà thơ (tầng lớp trí thức sáng lập ra Chữ Nôm, không phải để truyền bá ra quần chúng mà nhất là để biết nhớ lại những tác phẩm của mình đã sáng tác trong thổ ngữ Việt nam) tự tạo những chữ viết thích ứng cần thiết. Nên không ngạc nhiên gì, chính Truyện Kiều của Nguyễn Du, dựa trên nguyên bản cổ chữ Nôm, còn những từ mà các học giả ngày nay vẫn tranh luận về cách đọc và về cách hiểu cho chính xác nguyên văn. Khi nhà Hồ, nhà Nguyễn Tây Sơn muốn dùng Chữ Nôm trong văn bản hành chính thì chỉ mang lại sự hoang mang, thất nhân tâm, chống đối của sĩ phu. Mà thật muốn đọc và viết được chữ Nôm, học sinh trước hết phải học nhiều năm Hán Việt!


Như những bộ lạc Âu Châu, trước Công Nguyên, qua sự thống trị của Đế Quốc La Mã, đã tiếp thu được văn minh La Mã, qua tiếng Latin, tiếp nhận “a,b,c” la mã (alphabet romain) để phiên âm và viết tiếng thổ ngữ của mình. Đó là một hành trình tiến triển của văn minh nhân loại. Người Việt Nam chúng ta, theo sự suy nghĩ của rất nhiều học giả, cũng đã may mắn nhờ sự tiên phong của những nhà tu giảng đạo giòng Tên, trước tiên là những người Bồ Đào Nha (portuguais), sau là Alexandre Rhodes (1591-1660), nhà tu giảng đạo người Pháp, người đã viết và in ra bài giảng đạo “Phép giảng 8 ngày”: bản Latin, đối chiếu với bản dịch ra Việt ngữ viết bằng “a,b,c” la mã, manh nha của chữ “Quốc Ngữ” của chúng ta hiện nay và đặc biệt nữa một Tự điển: Việt Nam (chữ Quốc ngữ) - Bồ đào nha - Latin (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum -Rome 1651). Dĩ nhiên về sau còn có những nhà tu hành giảng đạo Việt nam vô danh tiếp tục âm thầm đóng góp cải tiến Quốc Ngữ.

Đó là cơ sở giúp người Việt chúng ta tiếp nhận văn minh Tây phương. Văn học gia Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) đã tình nguyện từ bỏ trường tu đạo, mà ở đó ông đã học Pháp Văn, Hán Văn, chữ Nôm và Quốc ngữ, để giảng dạy chữ Quốc ngữ ( trong trường Thông Ngôn, 1862 – trường thông ngôn đầu tiên của chính quyền Pháp ở Nam Việt Nam ), và viết những bài văn Quốc ngữ trên tờ báo Gia Định Báo (1865), tờ báo đầu tiên với ba thứ tiếng Quốc Ngữ, Pháp Văn và Hán Việt. Trương Vĩnh Ký cũng là người đầu tiên truyền bá Kim Vân Kiều, bản mà ông đã phiên âm từ chữ Nôm ra Quốc ngữ! Công lao lớn lao trong thời sơ khai đó, phải nói tới Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), người đã tra cứu thiết lập Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (khiêm tốn không phải là Tự Điển, nhưng đến ngày nay vẫn còn có giá trị như Tự điển tiếng Việt Nam Quốc ngữ). Thế hệ ngay sau là Phan Châu Trinh, của phong trào Duy Tân, sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (1904) trường truyền bá Quốc Ngữ, là Nguyễn Văn Vĩnh, chủ nhiệm báo Đại Nam Đăng Cổ tùng báo (1906), tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở ngoài bắc, tận tụy tâm trí truyền bá Quốc ngữ. Có lẽ hai người đánh dấu nhất trong sự phổ thông Quốc ngữ trên toàn quốc đầu thế kỷ thứ hai mươi , sau Trương Vĩnh Ký ở trong Nam thế kỷ thứ mười chín, là Phạm Quỳnh (1892-1945), 17 năm làm chủ nhiệm tờ báo Nam Phong ( circa1917-1937), xứng danh là tờ báo mở kỷ nguyên Quốc ngữ của văn học Việt Nam; người thứ hai là Phan Khôi (1887-1959), nhà báo nhà biện luận, tác giả bài thơ mới lãng mạn đầu tiên của văn học Việt Nam : Tinh Già (1932), những bài báo với lời văn tân tiến sắc bén ngay từ những năm 1930 cho tận cuối đời ( thời kỳ vụ án Nhân Văn 1956 ở Hà Nội).


Nhìn lại đó là những đợt sóng tiến triển chập chùng, mà toàn quốc toàn dân chờ đợi, chỉ trong nửa thế kỷ đưa văn học Việt nam đến đỉnh cao hiện đại, với sự hoàn chỉnh Quốc Ngữ trong xuyết tả ( orthographe), trong ngữ pháp, trong hành văn của văn học Tiền Chiến (1930-1945): Thơ mới, tiểu thuyết nhân bản xã hội Tự Lực Văn đoàn, nhà văn Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, dịch giả Phan Khôi, Đặng Thái Mai… .. Điều đáng nói là Quốc ngữ qua tất cả thời gian đó thể hiện là ngôn từ chính đáng, thích hợp với tiếng nói (âm tiết) Việt Nam. Với Quốc ngữ, chúng ta có thể mất một số âm tiết nguyên thủy (vì không một hệ thống phiên âm nào có thể đáp ứng toàn khối âm tiết của một dân tộc). Nhưng Quốc ngữ đã thống nhất tiếng nói Việt nam từ Nam chí Bắc: người Trung uốn giọng nói cho ra dấu “ngã”, người Bắc cho ra phân biệt “trời với giời”, dân quê Hà Nam mất dần giọng “ngọng” “lờ thành nờ” “nờ thành lờ”…Đặc biệt nữa với Quốc ngữ, tiếng Việt nam dễ dàng thâu nhập những từ ngoại quốc viết ra nguyên thủy, hay đã viết ra trong cái phiên âm phổ quát (tiếng Anh!) với “a, b, c” la mã: như café, pizza vv, cốt yếu nữa những tên người, tên xứ: Putin, Clinton, New York, Paris…, không còn nạn đọc tên người tên đất qua Trung văn, Hán tự đọc theo Hán Việt: Paris thành Ba lê, Washington thành Hoa Thịnh Đốn….Ở điểm này, theo ý tôi, trong bản thống kê “a, b, c” Việt nam, chúng ta không nên ngần ngại tiếp nhận thêm những chữ “f” , “j”, “w” và “z” (đặc biệt để thu nhập những từ ngoại quốc).

Một điều nên nhấn mạnh là với Quốc ngữ, người Việt nam đi dần đến chỗ hoàn toàn không còn nạn mù chữ: khi một đưá bé sáu tuổi chỉ cần học năm đầu tiểu học, không hết năm đã biết đánh vần đọc Quốc ngữ. Vậy chúng ta có còn nên tiếc việc người Việt không còn dùng chữ Nôm nữa? Không còn dùng chữ Nôm nữa, chúng ta mất gì? Theo tôi nghĩ, chúng ta thật không mất gì, một khi đã đưa chữ Nôm vào “Bảo tàng khảo cổ”; với nghĩa là chúng ta vẫn tạo điều kiện cho những chuyên gia ngôn ngữ học, những học giả tiếp tục thâu lượm những chữ Nôm mới cho bản thống kê những chữ Nôm của ông cha, tiếp tục diễn giải ra Quốc ngữ những di tích còn có thể tìm ra được ( bia đá, trống đồng, trang giấy, ca dao…), có mang chữ Nôm. Như thế, cốt là người Việt nam chúng ta không quên rằng từ xưa, văn hóa Việt nam chúng ta đã có một nền văn học sống động trong đời sống thường ngày, gần gũi dân gian.


Tuy nhiên, chúng ta không thể quên dân tộc Việt Nam là một dân tộc có hàng ngàn năm “Văn hiến” (chữ của Bình Ngô Đại Cáo). Một nền Văn hiến, cá tính riêng biệt, nằm trong lãnh vực của văn minh Hoa Hạ. Chúng ta có từ xưa chữ viết “Hán tự”, nhưng đã đồng hóa thành “Hán Việt”. Đó là cơ sở, như trên tôi đã nhấn mạnh, cho sự hiện thành của văn học Việt Nam, văn học Hán Việt và văn học tiếng Nôm. Tỷ như người Nhật, người Cao Ly, họ đều có một sự tiến triển văn học tương tự như chúng ta, nằm trong lãnh vực của văn minh Hoa Hạ. Họ rồi cũng có ngôn từ phiên âm thổ ngữ, cũng như những nền văn học cá tính riêng biệt, và họ không quên cái cơ sở nguồn gốc Hoa hạ của văn học mình. Đặc biệt người Nhật – người Cao Ly chắc cũng vậy – muốn thông hiểu văn học Nhật Bản với ngôn từ Nhật Bản, người ta phải biết đọc ít nhất hai nghìn hán tự (với âm tiết Nhật bản). Chính đây là vấn đề tôi muốn nêu lên. Trong trường hợp Việt Nam, chúng ta phải biết một phần chính yếu của ngôn từ chúng ta là Hán Việt! Một nhà văn, nhà báo Việt nam không biết nhận định từ Việt nam nào là Hán Việt, với ý sâu xa từng chữ (v.d. gia đình, từ Hán Việt: gia là nhà, đình, cái sân; gia đình: nơi cha mẹ con cái đoàn tụ - theo Tự Điển Hán Việt - Đào Duy Anh); thì lời văn của họ rồi chắc chắn sẽ thiếu sự thâm thúy. Quốc ngữ cho phép người Việt nam mở rộng đón nhận văn học Tây phương, người Việt nam thường quên lãng điều trên. Quên rằng những chí sĩ văn hào chúng ta thường có một gia tài Hán Việt sâu động. Ngay khi mở đầu truyền bá Quốc ngữ ở các trường học, các ông cha không quên nhấn mạnh ở mọi lớp học phải có những tiết Hán học ( ý là Hán Việt học). Như bây giờ chúng ta có nhiều Tự Điển Hán Việt giá trị ( Đào Duy Anh, Thồi Chiểu, Linh Mục Anthony Trần Văn Kiệm giúp đọc Nôm và Hán Việt vv..), dẫn giải Hán Việt bằng Quốc ngữ, tôi chỉ mong một học sinh muốn tốt ngiệp Trung Học Phổ Thông phải học ít nhất mấy chục giờ Hán Việt, không cần phải học mặt chữ vuông mà học truy khảo bằng Tự Điển Hán Việt hiểu sâu xa từng chữ những câu thông thường như: Tiên học lễ hậu học văn, Nhân chi sơ tính bản thiện,…., đọc một bài thơ Đường, những tác phẩm Hán Việt của cha ông đã phiên âm ra Quốc ngữ, đặc biệt như hai “ tứ tuyệt cú” sau, phản ảnh lịch sử tranh đấu độc lập tự trị của quốc dân Việt nam:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

981 - Lý Thường Kiệt

Hay nữa

Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn Cổ thử giang sơn

Trần Quang Khải (1241-1294)


Tháng 8-2009

Ngô Văn Tao

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Mặt trời mùa hạ - Under the sun


Quế Anh (acrylic on canvas 65x80 cm)
Nhà anh nhà em – Our neighborhood



Under the sun

The time-river is flowing away
Lost images on the waves of sadness
I shall open wings of happiness
With your hands going into the autumn

In your eyes the flame of memory
My day-slumber will last for the summer
Forgetful heart filled with tenderness
Golden leaves under the twilight-sun

I shall overcome human frailty
Short moments of the fleeting world
Continual cycle of doubts and pains

To live sudden miracle in agony
Loving you and breaking apart
When all is changed in eternal recurrence
2003


Le sonnet original
Sous le soleil de l’été

Que les heures passent vibrant de mon amour
Et l’attente qui vient, tristesse monotone
Pour t’aimer, j’entr’ouvre les ailes du bonheur
A garder ta main le long du venant automne

Avoir la clarté de ton regard de jeunesse
Dans le bruit continu de l’été je m’endors
Mon âme baignée dans l’oubli et la tendresse
Les feuilles scintillent de mille rayons d’or

Pour pouvoir dépasser la destinée humaine
Les instants d’un rêve qui sera passager
Dans le cycle infini de doutes et de peines

Rien qu’une souffrance à connaître et surmonter
Celle de t’aimer puis devoir un jour te perdre
Quand tout est à commencer et tout à renaître
1999 (extrait de Papyrus-ngovantao 2000)


Mặt trời mùa hạ

Ngại ngùng lưu luyến mãi tim anh
Chậm rãi nỗi buồn không muốn qua
Yêu em anh mở hai cánh rộng
Đưa em cùng bước vào mùa thu

Nay mùa nở rộ hoa phượng đỏ
Anh ngủ triền miên trong nắng hè
Say sưa chìm đắm một giấc mộng
Cành hoa rộn rã bướm vàng bay

Hồn anh chơi vơi xa cõi tục
Bóng đen theo gió vội tan mau
Không còn sầu muộn và nuối tiếc

Bừng tỉnh tiếng em hát ca vang
Êm ả sợi dây tình day dứt
Còn em không….
………trong nhịp sóng luân hồi?
Tháng 8.2009

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2009

Nhớ Bùi Giáng - In memory of Bui Giang


Quế Anh (oil pastel on paper)...... Lên trời The way to the sky


In memory of Bui Giang

We who are left to stay on earth


It is not on this planet to sow the new seeds

But on another star to have our flowers

And to live we’ll have reasons and even the pains

For our renewal, another ark of sufferings


For all the time that we have vainly struggled

So that on the earth would resound the hymn of joyce

In the name of love and of human brotherhood

We are now ready to die and so to be reborn


To be reborn in a better world for a meaning

We used to hear gentle and sweet promises

But who was there to fight with us for the future


The future of the moon shining through the mist

The sun humanely warm over the ocean

And we have the bliss of the poet’s tender Muse

August-2009



Ceux qui demeurent

(Le sonnet original)


Ce n’est pas dans cette terre à semer des graines

Mais une autre planète à de nouvelles fleurs

De vivre, nous aurons la raison et la peine

Et pour le renouveau, l’arche de la douleur


Trop longtemps, nous avons lutté et bien en vain

Pour que résonne l’hymne de la joie terrestre

Au nom d’amour et du bien de l’être humain

Il nous vient le désir de mourir et de renaître


Renaître dans un retour bien plus différent

Si pour nous, on avait de ces belles paroles

Qui pour nous pensera au recommencement


La lune plongée dans la rosée matinale

Le soleil brille de ses rayons éternels

Nous aurons la grâce du Dieu des immortels

31.10.1998



Tưởng nhớ Bùi Giáng

Lưu kỳ danh


Tay gieo mầm hạt hư vô

Hành tinh vũ trụ nào đâu địa đàng

Mai sau nếu có một lần

Con tầu vũ trụ lên đường tái sinh

Đã lâu rồi ta hát vi vu

Câu ca ta hát cho vui cõi trần

Cho tình cho hết thương đau

Để riêng luyến tiếc vô thường hợp tan

Tái sinh trong cõi đá vàng

Hỏi ai còn nhớ đọan trường vô thanh

Thôi người hãy đến cùng ta

Vào đêm trăng vắng sương mai ẩn tàng

Mặt trời ngự trị vô song

Hoa viên vĩnh cửu thiên thần tuyệt nhiên

2000

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

Niềm vui ta sống - The joy to live


Quế Anh (oil pastel on paper) Giữa trăng sao – On the poetry wings



The joy to live

That life has given me a surprise-gift
Light touch of the poetry wings
Song of bue birds from the sky
To wake me in the quiet morning

To feel all the happyness in my heart
The thirst for life and the need of giving hands
Will you come back, my love and my dream
Into my embrace to forget the time

For all the loving time appease my desires
The unsane passion and the unwise drives
As to see in your eyes the joy to live

Memory of past seasons by the flame-trees
With acceptance, without regret, the serenity
Time to love and time to die in humility
2005


Le sonnet original

La joie d’exister

Que la vie me réserve encore une surprise
Un battement léger des ailes de la muse
Le chant ténu de l’oiseau bleu du ciel lointain
Pour me réveiller dans le calme du matin

Sentir tout le bonheur déborder de mon coeur
Courant de la vie et la soif d’une présence
Oh! Que tu reviennes, l’ombre de la douceur
Dans le tour de mon bras pour oublier la mouvance

Oublier le temps qui passe, apaiser mes désirs
Passions insensées et absurdes attentes
Dans ton regard la simple joie du devenir

Souvenir des saisons couleur de flamboyantes
Sans amertume sans regret, sérénité
Le temps d’aimer et mourir en humilité
1999


Niềm vui ta sống

Cuộc đời còn cho ta một niềm vui
Đôi cánh nhẹ bâng khuâng của nàng thơ
Chim oanh tự phương xa vang tiếng hót
Ta tỉnh giấc an bình giữa trời xanh

Trái tim ta lặng tràn đầy hạnh phúc
Khao khát sống và khao khát tình yêu
Má ta em đã xoa giùm giọt lệ
Thầm nhủ ta quên những chuyện vô thường

Thời gian có trôi đi như nước chảy
Cứ ôm mang dục vọng đời phi lý
Hãy nhìn thấy mắt em hé nụ cười
Bay bổng cùng em đến tận chân trời

Để tìm lại mùa hè xưa phượng nở
Không sầu muộn và không buồn nuối tiếc
Và yêu em!
Dù rồi sẽ phải xa em
Tháng 8.2009

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

Hoàng tử rơm - The straw-princes


Quế Anh (oil pastel on paper) Rối nước – The shadows’play


The straw-princes (an extracted)

The light has been put out in the play-house

The sweat washing out the paint on our faces

It keeps on resounding as echo from afar

Applauses of spectators streaming out for the night

We still have the vision, enlarged shadows

Of ourselves wavering and stumping on the stage

Calling in perenial questions of the Being

In an unreal world of desires and phantasmes

We could feel the unhealed wound

From the loss of our love and its sorrows

Mutually inflicted and ever lasting pains

For all the time that we’ve to live on

With all our endeavor, we could not overcome

The concrete silence and loneliness of the cities

Our life being shattered with no purpose

Getting old with unknown mishief

We would cry for the vanquished noble knight

Befriend the stranger in his distressing folly

Open eyes after all these sleepless nights

Revealing himself in pure nudity

Away from the lost fame or from the defeats

We could live together the failed rebellion

And with hunger and with the cold of despair

Bury ourselves in a squalid hide-out

Oh! Let us live again and again the former dreams

Return to the bight of our yersteryears

Playing the innocent games of children

Straw-princes and merry ghosts

Let us go down the spring of life:

Not for the ocean

……but for the sand desert of nihilism””

2009



Hoàng tử rơm (trích)


Ánh sáng tắt rồi nhà kịch rỗng

Mặt phấn hoa mồ hôi loang lổ

Còn vang vọng tiếng rầm rì vỗ tay

Của khán giả đang biến vào trong đêm

Chúng ta vẫn còn thấy những bóng đen

Ảnh hình ta chiếu lên trên màn kịch

Với câu hỏi muôn đời về hiện thể

Ảo tưởng và khát khao nhỏ bé

Ước muốn với tham vọng không cùng

Thân trần còn vết nứt không thể lành

Của mối tình đã chết trong u hận

Nỗi buồn chia xẻ mãi mãi ôm mang

Bao tâm huyết nhưng làm sao vượt được

Những bức tường trơ không bóng người

Trong đô thành đá lạnh không chim hót

Chúng ta già nua không đâu trước tuổi

Chúng ta khóc cho anh hùng ngã ngựa

Cùng người lạ quyết lìa xa thế tục

Ngày đêm thao thức không nhắm mắt

Nhưng an nhiên không tuyệt vọng không màng

Đã thất bại đã chối từ danh lợi

Chúng ta trỗi dậy cùng kẻ khốn cùng

Để rồi đói khát lạnh lẽo tang thương

Trốn mình trong hốc hẹp không ngày mai

Ôi! Chúng ta hãy ngủ triền miên

Trở về eo sông của tuổi thơ

Và cùng chơi trò của trẻ dại

Với đống lửa rơm với bóng ma chơi

Tìm về ngọn suối của mộng mơ

Nguồn của dòng sông chảy mãi: “không ra biển

mà cạn vào sa mạc chủ nghĩa Hư Vô”

tháng 8 2009


Le poème original

Prince de Paille (un extrait)

La lumière éteinte le théâtre vide

Sur notre visage de sueur le fard délavé

Nous entendons encore le dernier écho

De ces présences qui se perdent dans le noir

Et au fond de nos rétines l’évanouissant reflet

La projection de nos images agrandies

Nous continuons à nous poser l’éternelle question

De notre existence entre l’irréel et nos ambitions

Entre le phantasme et notre soif de choses infimes

Laissons-nous voir la plaie qui jamais ne se cicatrise

De la fin de nos amours le mutuel déchirement

A nous mutiler pour tout le temps qui nous est dévolu

Avec notre savoir nous ne pouvons non plus surmonter

Les murs de ciment et la solitude des villes

Ne réalisant pas la vraie fraction de notre vie

Laissons-nous vieillir de ce mal incurable

Pleurer le chevalier tombé et la plus sombre des folies

Les yeux hagards les longues insomnies

Mais aussi le trait sublime de l’inconnu

Qui se révèle pur hasard dans toutes ses vérités

Un instant de nudité hors des applaudissements

Laissons-nous vivre ces révoltes désespérées

L’homme affamé et le froid qui tue

Rester figé dans la chambre de taudis

Où l’espoir ne saurait plus venir

Oh! Laissons-nous dormir du parfait sommeil

Retourner aux anses de la jeunesse

Où nous jouons au jeu de princes

A la flamme de paille aux actes interdits

Retrouver la source de nos rêves

D’où tous les fleuves devraient partir: Non pour la mer

Mais revenir et lentement se perdre

……………………dans le désert du nihilisme

1985

(Extrait du long poème :Le prince de paille - Papyrus 2000)