Thanh Tuu cua Binh Đao
Lệ Hà (1933-2012) Sơn dầu trên bố 135x135cm
Thành
Tựu Của Binh Đao
nhớ anh Ngô Nhật, năm 1946, 17 tuổi tòng quân kháng chiến.
nhớ anh Ngô Nhật, năm 1946, 17 tuổi tòng quân kháng chiến.
Bài ca thứ nhất
Hình ảnh nào vẫn
xúc động
Kỷ niệm xưa sao
trìu mến
Ôi! Ông hoàng của
tuổi thơ
Gươm súng vô hình
Trên ngựa trắng trong mơ
Còn hoài trong ký ức
Cái sân nhà mở rộng
Từ góc tối ra bầu
trời
Qua cánh cửa đó anh
đi
Ra đi theo tiếng gọi
của binh đao
Người lính biệt kích
Anh đã đi và đã đến
Trên bãi cát vàng
Những Kim Tự Tháp
Xây bằng máu và nước mắt
Của những người mà không viên đá nào giữ tên
Mưa cào mặt anh
Đá lạnh đẽo thân anh
Những ngày đen tối
Những giờ tuyệt vọng
Cuộc chiến không phân thắng bại
Từ môi anh tiếng thì thào
Tiếng ca buồn của người lính biệt kích
Anh ngước nhìn ngọn núi
Tiếng sấm gầm và sét trời léo sáng
Một cuộc chiến thiên thần
Dưới đôi mắt trong
Anh không nghĩ tới ngày mai
Những năm dài sẽ tới
Một bài ca vang lên trong im lặng
Ca tuổi thơ, ca lòng tin bất diệt
Ca lãng mạn hồi sinh
Bài ca thứ hai
Anh cho em bông
hồng năm xưa ấy
Em không nói và em
không cười
Để anh cài hoa lên
mái tóc
Gọi em là bông
hoa của đời
Anh cho em bông
hồng ngày thu ấy
Trời đất lung
linh nắng trong xanh
Đưa tiễn anh em
níu giữ bàn tay
Áp vào bên ngực tim em thổn thức
Chiến loạn lan tràn dài qua năm tháng
Người người thống
khổ sóng gió cuốn trôi
Em nay chân đất
áo lấm bụi đường
Ôm giữ tình xưa
mong manh kỷ niệm
Có bao giờ thanh
bình trở lại
Anh tìm em ở cuối
trời không
Tìm em đoá hoa
mùa thu trước
Người em đẫm lệ
chờ anh “Anh sẽ trở về”
Khải
hoàn ca
Chiến thắng, gươm giáo giương cao trên
đường về, ca khải hoàn cùng nhịp bước, chúng ta bỗng nhận lại chính mình. Tôi
không phải là anh hùng, tôi không phải là chiến công. Chiến khổ làm sao, chết
là một thoáng đau thương, dũng cảm chỉ là lẽ sống.
Chúng ta đã mất mặt trời, mất bóng cây
và tiếng chim ca. Qua những năm tháng, những mùa thu lửa đạn, còn lại đây những
vết thương chiến khổ. Còn lại cho tôi trái tim khô, trài tim của người lính già
đã không được sống, đã không biết tuổi thơ và đã không mộng mơ.
Những kẻ thù không tên, những chiến sĩ
không lộ diện, nhưng hai bên chiến hào là những con người cùng có trái tim để
yêu, cùng có tâm hồn để ước mộng. Chúng ta đắm chìm trong thảm kịch tàn bạo vô
lý nghĩa. Thân mình tàn tạ, máu tim khô cạn, tôi xin úp mặt bùi ngùi để không
nhìn vào sự thật, những ngôi nhà đổ nát, những xác chết lề đường.
Chúng ta đấu tranh vì lý tưởng, cho công
lý, cho tự do và cho xã hội ngày mai. Nhưng ngay trong đội ngũ khải hoàn về,
tôi đã thấy hiện ra rồi những bóng ma, những ác quỷ đặt điều ý thức không đâu,
cho tất cả là những khát khao không tưởng. Chiến bại là nghìn trùng tuyệt vọng,
chiến thắng là thoáng rượu say ngậm ngùi cay đắng.
Bài ca thứ ba
Khi
binh đao không còn vang nữa
Đã
tới thời của tình yêu
Ai
cũng như ai
Cùng
tự do và không hổ thẹn
Tự
do của trái tim và lý chí
Sự
nghèo nàn sẽ là ân huệ của trời
Để
chúng ta gần nhau
Để
chúng ta thương nhau
Không
ai cần giầu sang và đeo mặt nạ
Không
ai cần hào quang và không tưởng quyền uy
Khi
thanh bình trở lai
Khi
chiến tranh đã hết
Chúng
ta sẽ trầm tư nghĩ lại
Khóc
cho người thất trận
Thương
cho người thắng trận
Ôi!
Ông hoàng ơi, mái đầu tóc trắng
Hãy
treo lên tia nắng
Chiếc
gươm thần vô dụng
Ngô
Văn Tao (Phỏng
dịch “La réalisation des armes”, thơ tiếng Pháp viết trong hồi ức “Chiến Trận
Mùa Xuân 1975” ở Nam Việt Nam - Ngô Văn Tao 1978)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ