ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Ngựa Trắng - The white horse


Quế Anh (oil pastel on paper) Mây tan – The dissipated cloud


The white horse


I was by the creek

looking at the clouds

you came from no-where

a bag on your shoulders

all covered with dust

the dust of a long journey


Letting the bag on the edge

you went down to the spring

white-naked you took a long bath

cleaning yourself and the clothes


Only once back to the bag

you got dressed with new white clothes

you took notice of my presence

I offered you

bread and wine

I did not ask for your name

fancying that you are just a cloud

haphazardly stuck on a cliff

leaving its shadows to the sea


Having finished your bread and wine

you bade me good-bye

I did not follow you with my look

you might as well ride away on a white horse

to unknown places and unknown cities

or to where I have been


One night caught in a snow whirwind

you could take refuge in a lonesome inn

and alone by a fireplace

listen to a old melody

remember tenderly all the people

that we have met

wondering whether they are

or just images

that the wind dissipated in the sky

31.10.2009


Ngựa trắng


Tôi ngồi bên suối nhìn mây trắng bay

anh từ xa đi lại

đeo trên vai bị vải

áo quần lấm bụi đường

để bị vải trên bờ

anh xuống tắm trong khe suối

cởi áo quần ra gột rửa

tắm xong anh lên bờ

mặc quần áo trắng mới

khi đó anh mới thấy tôi

tôi vội mời anh nắm cơm khô

tôi không hỏi anh là ai

từ đâu anh đi tới

vì tôi biết anh chỉ là mây

bồng bềnh theo gió bốn phương

ngừng trôi bên sườn núi

in hình trên sóng biển


Ăn xong anh giã từ ra đi

tôi không vọng nhìn theo

thầm tưởng anh lên ngựa trắng

đi xa và xa nữa tận cuối trời

đến những nơi mà tôi đã biết

thành thị mà tôi đã qua

cả những núi rừng của ước mơ


Rồi một ngày bão tuyết

trong quán trọ lạnh lùng

bên đống lửa vào đêm

anh ngồi nghe tiếng đêm ru

hát một bài ca thật buồn

về những mối tình đã mất

những người anh thân giờ ở nơi nao

cho cuộc đời chúng ta tất cả

chỉ là một giấc mộng

theo gió theo mây

tan biến vào hư ảo

(trích từ tập thơ : TĨNH LẶNG –ngô văn tao nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn -2006)

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Nguyen Thi Từ Huy - Doctorat thesis in literature


Quế Anh (oil pastel on paper)
Sự thực và diễn giải - Truth and Art


Thèse de Doctorat en Littérature française contemproraine
“Vérité et interprétation chez ALAIN ROBBE-GRILLET”
de Nguyen Thi TU HUY (université de Paris Diderot - 2008)


La thèse nous amène de fait à réfléchir sur la question fondamentale de l’ “Art et Philosophie” et en filigrane la question: “Être humain, ce qu’est-il?”.

Parmi les choses qu’il reste après la mort d’un être humain, il y a selon Robbe-Grillet, des questions dans le vide :
“Voilà donc tout ce qu’il reste de quelqu’un, au bout de si peu de temps et de moi-même aussi bientôt sans aucun doute: des pièces dépareillées, des morceaux de gestes figés et d’objets sans suite, des questions dans le vide…” (extrait de l’ouvrage: Le miroir qui revient) (cité par NT Tu Huy)
Et de NT Tu Huy elle-même, cette conclusion:
“Quelle est la vérité possible d’un homme qui s’avance dans un monde qu’il ne comprend pas, et qu’il ne cherche pas à interpréter? Quelle est la vérité d’un homme qui se cache et se dévoile même par ses masques continuellement changés? Quelle est la vérité d’un homme fait de nourriture littéraire et philosophique, de mots, de phrases, d’idées, d’image, d’imagination? Ce serait une vérité impossible, porteuse de toute possibilité.”

Pour Robbe-Grillet, si tout est possible, c’est grâce à la parole (NT Tu Huy).
Il se peut en effet, comme le suggère NT Tu Huy, que l’affirmation essentielle de Robbe-Grillet, soit celle-ci: *Je n’existe que dans la littérature* -être de papier si l’on veut, existence qui, par retournement, serait le seul lieu d’existence possible. D’où cette exploration finale de la théorie nietzchéenne de l’interprétation, telle du moins que la reformule Deleuze: *Il n’y a pas de vérité; il n’y a que des interprétations*. On comprend mieux dès lors les analyses très pertinentes ( de NT Tu Huy)….Il ne s’agit pas seulement chez Robbe-Grillet dans ses répétitions et ses “reprises” infinies, de négativité ou de pulsion de mort mais aussi de repises lancinantes et voluptueuses qu’on aurait tort d’ignorer: les glissements progressifs du plaisir, comme il dit.
Voici donc un livre bienvenu -la thèse de NT Tu Huy- qui éclaire d’un jour différent de ceux que l’on connaissait jusquà présent les jeux fictionnels de Robbe-Grillet, leur gravité comme leur impuissance” (professeur Evelyne Grossman, directeur de la thèse)


Nguyễn Thị Từ Huy
Luận án tiến sĩ văn học – Đại học Paris Diderot năm 2008

Vào những năm 1956-1963, nước Việt Nam vừa chia đôi Nam-Bắc, một quãng thời gian ngắn ngủi tưởng có hòa bình, văn nghệ sĩ ở miền Nam, hãy còn sống trong tự do tư tưởng kinh tế thị trường chủ nghĩa, vội vàng sau mấy chục năm cô lập vì chiến tranh đón nhận những tư tưởng cấp tiến phương Tây: thuyết hiện sinh (existentialisme), tiểu thuyết mới (le nouveau roman), hội họa hiện đại… đặc biệt đến từ Paris – một thủ đô của ánh sáng. Đó là một thời sôi nổi và rạng rỡ của văn nghệ miền Nam. Nhưng nói tới nhóm Sáng Tạo, đặc biệt tới Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền, hai nhà văn thơ chủ chốt tiếp thu trào lưu tiểu thuyết mới của Pháp quốc, cái khía cạnh chính yếu vẫn là sự tiếp thu và sáng tác tùy theo bản năng. Nên cho đến bây giờ, luận án của Nguyễn Thị Từ Huy : Robbe-Grillet, Sự thật và diễn giải, nay vừa xuất bản ở Việt Nam (Đại Việt books- nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Hà Nội 2009), thật là một cống hiến đáng kể.

Một cống hiến soi sáng chúng ta về tiểu thuyết mới. Thật dù muốn dù không, với tiểu thuyết mới, chúng ta phải suy nghiệm đến vấn đề tương đối vẫn còn xa lạ trong văn học việt nam: “nghệ thuật và triết lý”. Dĩ nhiên triết lý ở đây không phải chỉ là “vị nhân sinh”, “vị cách mạng”, “vị xã hội chủ nghĩa”….Theo Robbe-Grillet, chính là khái niệm “Con Người”, trong sự hiện thành (le devenir) vô hạn, vô khả định (xin đọc thêm 2* ) giữa hư vô và có và không không….Một câu hỏi triết lý, cũng có thể là tâm lý học, nhưng ta không nên chờ đợi một sự diễn giải chân phương, một câu trả lời tối hậu ngay cả khi nghĩ về chính bản thân mình!

Trong số những gì còn lại sau cái chết của một con người theo Robbe-Grillet, có những “câu hỏi trong khoảng trống” : “Và đây là tất cả những gì còn lại của ai đó, sau rất ít thời gian, và chắc chắn của cả chính tôi chẳng bao lâu nữa, những mảnh lẻ bộ, những cử chỉ đông cứng, những đồ vật lộn xộn không có hệ thống, những câu hỏi trong khoảng trống” ( R.G.) Tại sao là những câu hỏi trong khoảng trống Chúng không hướng tới ai cả? Chúng không có câu trả lời? Chúng rơi vào khoảng trống?Chúng quay trở lại với khoảng trống? Chúng chẳng để làm gì cả? Vậy đó, ít ra là một loạt câu hỏi đã được khơi gợi từ khoảng trống do câu văn thiết lập. Cuộc đời hoàn tất theo cách ấy, trong sự chưa hoàn thành, như là điều kiện của sự tiếp diễn vô tận ( Ng.T Tư Huy 1* trang 320)

Đâu là sự thật về một con người đi trong một thế giới mà anh ta không hiểu, mà anh không tìm cách diễn giải? Đâu là sự thật về một con người tự giấu mình và tự phơi bày nhờ các mặt nạ liên tục thay đổi? Đâu là sự thật về một con người được nuôi dưỡng bằng văn học và triết học, bằng các từ, các câu, các ý tưởng, các hình ảnh tưởng tượng? Đó là một sự thật bất khả, mang trong nó mọi khả thể. (Ng.T. Từ Huy 1* trang 381)

Đối với Robbe-Grillet, nếu tất cả đều có thể thì đó là nhờ diễn ngôn, nhờ lời nói. Theo Ng.T. Từ Huy, điều khẳng định chủ yếu của Robbe-Grillet là “tôi chỉ tồn tại trong văn chương”- một sự tồn tại mà, lật ngược lại, có lẽ là nơi tồn tại duy nhất khả dĩ (Evelyne Grossmann, giáo sư tiếp nhận luận án của Ng.T.Từ Huy).

Evelyne Grossmann: “ Từ đó dẫn đến sự khai phá cuối cùng của lý thuyết Nietzsche về diễn giải, chí ít cũng như cách Deleuze diễn đạt lại: “Không có chân lý, chỉ có những diễn giải”. ..(Theo Ng.T.Từ Huy) Tức là ở Robbe-Grillet, trong sự lặp lại và “tái diễn vô tận” của ông, không chỉ là phủ định hoặc xung năng chết, mà còn là những tái diễn day dứt và đê mê mà ta sẽ sai lầm nếu bỏ qua không đếm xỉa đến : những đà trượt dần của khoái lạc, như ông nói.
Vậy đây là cuốn sách đến đúng lúc, nó rọi ra một ánh sáng khác với những cuốn từ trước tới nay vào những trò chơi hư cấu của Robbe-Grillet, sự nghiêm trang của chúng cũng như sự bất lực của chúng”. (từ của E.G., Dương Tường dịch)
26.10.2009

1* Nguyễn Thị Từ Huy: Alain Robbe-Grillet: Sự Thật và Diễn Giải
Công Ty cổ Phần Phân Phát Văn Hóa Đại Việt
208 Nguyễn Huy Tưởng , Thanh Xuân, Hà Nội
Dt.: 04 62856579
Email: daivietbooks@gmail.com

2* Ngô Văn Tao : Biện Chứng Pháp Hegel
www.gio-o.com http://ngovantao.blogspot.com

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

BRASILIA


Quế Anh (acrylic on paper) Hoài niệm – A touch of memory



BRASILIA

Suddenly with no reason

I pray God for a new season

as your presence rouses unbounded desires

catching me in a bondage

your eyes are blue as the sky is blue

and ourselves

altogether deep in profound melancholy


Times after times I looked out to the world

landscapes that I did not retain

going back to the past

making again the old journey

that’s beyond my strength

but to give to this soul-less city

a dimension worth your beauty

I invoke the bloomimg flowers

flame flowers of yersteryears

cradled with a lullaby

song of sadness

coming and fading away

I am waiting for the tropics-winds

blurred in the Amazonia-dreams


Looking for a hide-out to live our love

a street to walk around

amid the futile crowd

our heart full of uncertain humanity


Oh! so much as myself

so much like yourself

shallow and frivolous

begging God for a second promise

(memory of Brasilia)

24-10-2009


Le poème original

Brasilia


Subitement sans raison

je demande à Dieu une deuxième jeunesse

parce que ton corps qui me réveille un désir insensé

tes cheveux qui m’enchaînent

et tes yeux dont la couleur dispute au ciel même

sont pour moi d’une profonde tristesse


Bien fréquemment j’entr’ouvre ma fenêtre sur le monde

paysages dont je ne garde la semblance

revivre le passé et retourner à tant de chemins parcourus

c’est au-dessus de ma force et au-delà de ma compréhension

pour donner cependant à cette ville sans âme

une dimension qui t’est due

je me surprends à invoquer les flamboyants

les flamboyants de mon enfance

une fois et une fois bercé par la chanson

que la tristesse s’en aille que la tristesse s’en vienne

je resterai exposé sur ce plateau dénudé

au vent des tropiques

à la rêverie de l’Amazonie


Trouve-moi un coin pour nous aimer

trouve-moi une rue pour nous promener

réchauffés par la multitude

que je puisse dire

que l’humanité est présente

vieille et nouvelle

le coeur vain d’amour


Oh! fidèle à moi-même

semblable à toi-même

léger et superficiel, dois-je dire

des choses impossibles

demander à Dieu une seconde promesse

Brasilia 1984


BRASILIA


Chợt chẳng biết sao

tôi xin Thượng Đế cho tôi trẻ lại

có lẽ vì em là dục vọng

tóc em vương như trói buộc

và chính em nữa đối với tôi

là một nỗi buồn bất tận


Sống lại mùa thu trước

đi lại con đường mòn

tôi không có tâm trí và sức lực

nhưng để kinh thành không hồn này

có một chiều sâu như em trong ánh nắng

tôi gọi lên thầm những đóa hoa

những đóa phượng vĩ khi vào hè


Một lần nữa một lần nữa thôi

ru mình theo điệu hát

“ôi, buồn mi đến rồi lại đi”

tôi đứng trên cao nguyên này

đón gió mùa từ vùng nhiệt đới

chìm vào ảo ảnh của Amazôn


Đi tìm một góc phố để ta yêu nhau

một góc đường lãng đãng giữa đám người

và ta sẽ nói rằng tình người cằn cỗi

vẫn còn đâu đây

như trái tim ta cùng tràn đầy ảo mộng


Ôi! Thật với chính tôi

gần gũi đi bên em

nhẹ nhàng và hời hợt

tôi xin một điều phi lý

trời đất hãy cho tôi một lời hứa hẹn

Một kỷ niệm xưa: Brasilia

25.10.2009

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2009

Xứ tuyết - The snowy country


Quế Anh (oil pastel on paper)
Đổi mùa – The seasons’ turning point

On an idea of T.S. Eliot (traduction of an extracted)

To look at the whole world
up to the far-away skyline
to inhale lively at the seasons’ turning points
to give meaning to our life’s furtive desires
open up to the echo of human voices
at the breaks of our journey
of all the unknown figures
and for a very short instant
we realize the fleeting presence
…..
Let us go down, my dear
the hilly slopes into the autumn sun
the maple leaves getting red
let us have our old meetings
And remember what we have lived
….
Counting away the very short spring-seasons
he who was living is now dead
lost figure in our remembrance
we who were living are now dying
with negligence with a little patience
18.10.2009

Le poème original
Sur un thème de T.S. Eliot (tiré de “The Waste Land”)
À Nicole Berthiaume

Voir de très loin jusqu’aux confins de l’horizon
aspirer vivement à chaque détour de saisons
donner un sens au moindre geste de la vie
s’ouvrir aux échos de toute voix humaine
et aux arrêts du voyage
de tous les visages inconnus
en un instant éphémère
ressentir profondément la finitude

Ainsi nous vivions dans le pays de la neige
sereinement nous attendions l’hiver
comptant les feuilles sur l’asphalte
nous sentions son approche
recouvrir la ville et remplir notre maison de silence
Si parfois nous étions surpris par le froid
toujours heureux de nous retrouver
à bavarder jusqu’à l’aube
au crépitement lumineux des brindilles
des choses insensées et de nous-mêmes
Car souvent l’été nous séparait
car au sloleil se défaisaient les noeuds invisibles
Des amours et des libertinages il restait l’essentiel: La solitude
Je voudrais monter sur la montagne la plus haute
regarder en bas les cimes scintillantes
pour dire seulement à la fin
que j’aurais soif de retour
Retouner à une simple présence
Retourner à ce qui nous attache
Laissons-nous glisser venant l’automne
quand les érables deviennent écarlates
à la joie des retrouvailles
à la pensée d’avoir vécu

A compter un à un tous les courts printemps
que d’attentes que de vaines espérances
après avoir obstinément refusé tout compromis
la mélancolie le mal-être et les danses frénétiques
une larme légère sur le visage aride
après nous être aimés
caressés et des murmures
ceux que nous connaissions disparaissaient dans le souvenir
nous qui vivions
étions déjà en train de mourir
avec une certaine négligence
avec une certaine jeunesse
Montréal – Pays de La Neige
1985


Trên một ý của T.S. Eliot

Nhìn xa đến tận chân trời
thở mạnh khi mùa đổi gió
cho cử chỉ mỗi ngày thêm ý nghĩa
lắng nghe tiếng vọng của trần gian
và trên đường ở những chặng nghỉ
nhận ra những bộ mặt không quen
trong một giây ngắn ngủi
đồng cảm sự hạn hữu ở cõi người

Chúng ta sống trong xứ của mùa đông
an bình đón đợi mùa tuyết lạnh
đếm từng chiếc lá rụng
chúng ta biết mùa đông đang vội đến
đắm chìm đường phố và nhà ta trong im lặng
nếu chúng ta chợt chói lạnh
nhưng vẫn vô cùng hạnh phúc có bên nhau
bên ngọn lửa hồng của cành khô
nói chuyện vu vơ cho đến tận sáng
phải mùa hè cứ chia rẽ chúng ta
mọi ràng buộc như tan vỡ dưới mặt trời
Với đắm say với tình yêu
chỉ còn lại : Nỗi Cô Đơn
tôi muốn trèo lên ngọn núi cao
nhìn thung lũng như lấp lánh những vì sao
tự nói rằng tôi muốn trở lại
tìm về những giây phút thân tình

Trở về trong nuối tiếc
trở về với mùa thu
khi cây phong dương nhuộm màu
niềm vui của sự trùng phùng
kỷ niệm của cả một đời đã qua

Đếm từng mùa xuân trước
với những hy vọng viển vông
phủ nhận sự lãng quên
ôm mang một nỗi buồn
một niềm khắc khoải, những phút hăng say nhảy múa
để lệ tràn trên má khô cằn
chúng ta yêu nhau và thì thào
những người ta biết đã mất rồi trong ký ức
và ta đây đang sống
chính ta đang chết rồi
với một chút vô tư
với một chút hiền hòa
19.10.2009
(kỷ niệm về Montréal, thành phố của mùa đông)

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009

Tư Bản Chủ Nghĩa - The harmful capitalism


Quế Anh (oil pastel on paper)

Ngọn đuốc của bản thể - The innermost Flame


Capitalism is spiritually harmful


The french text below is of Christian Arnsperger, economy-professor at “Universite Catholique de Louvain-Belgique”.

Following C. Arnsperger, capitalism is spiritually harmful; its philosophy is the “Insdustrial culture of Capital and Profit”. In capitalism, we lose the essence of “human being”; we are driven by the absurd appeal of gains, strive for deceptive material riches, which are in fact the deep cause of our common un-happiness.

We should all work for a society of simplicity, not the one whose economy has to be in constant growth, but the one where every one is a spiritual entity, trying to have some meaning for one’s stay on earth by just understanding the world and oneself…

“Le capitalisme fonctionne selon une règle simple: tout capital investi doit être rendu aussi rentable que possible….Le capitalisme s’enracine dans nos angoisses existentielles les plus profondes, mais offrent à nos inquiétudes des réponses perverses…

En réalité, le capitalisme est déjà une forme de spiritualité, mais tronquée, tordue et même dangereuse. Il faut en combattre les mensonges, notamment dans la sphère du “développement personnel”….

L’idéal moderne de la liberté est le bon, mais le capitalisme a fini par aller à son encontre. Il nous empêche de réfléchir sur le sens même de notre libération. La logique actuelle étouffe d’immenses potentiels humains. C’est pour libérer ces potentiels que nous devrions remplacer la croissance par l’approfondissement. La surconsommation par la simplicité choisie, la rentabilisation du savoir par la quête de soi”

(extrait d’un article dans le Monde- Journal de Paris Vendredi 18 Septembre 2009)


Mặt trái nguy hại của tư bản chủ nghĩa


Chúng ta ai cũng biết cái tàn bạo phản nhân tính của độc tài giáo điều ý thức hệ. Tư bản chủ nghĩa, với tự do kinh doanh và sự phát triển kinh tế, đặt cơ sở cho tự do nhân bản và xã hội với một phần nào giải phóng con người bằng tạo nên sự đầy đủ giàu sang vật chất.

Nhưng chính ở khía cạnh này, tư bản chủ nghĩa có mặt trái nguy hại. Đó là cái triết lý căn bản của tư bản chủ nghĩa: một nền kinh tế tiềm ẩn một nền văn học lợi nhuận. Theo giáo sư Christian Arnsperger, của đại học Louvain- Belgique, vì đưa đến triết lý của lợi nhuận, cùng sự phải tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế vật chất tiền bạc, tư bản chủ nghĩa có những mầm mống phản lại sự hiện thành của con người chân chính. Với sự khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, chúng ta thật có dịp phản tư để hiểu rằng sự phát triển kinh tế, giàu sang vật chất, không thể mãi mãi tồn tại. Hơn nữa chính sự phát triển mang sẵn những mầm mống nguy hại môi trường; sự thừa thãi vật chất chính nó cũng làm con người mất bản tính, luôn luôn khắc khoải hoang mang chờ đợi ảo ảnh đấy đủ tiện nghi.

Khủng hoảng kinh tế hiện đại chứng tỏ là đã đến lúc chúng ta phải phản tư, đánh giá lại tư bản chủ nghĩa. Chúng ta cùng nhau tranh đấu nhận đinh , theo giáo sư C. Arnsperger, phảỉ có một xã hội mà chúng ta tất cả tìm sống giản dị, từ bỏ sự thừa thãi “tiểu sảo” tai hại, chính yếu của con người là tự cảm thông với bản thân mình và hòa hợp với trời đất.

15.10.09

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Tinh trong kỷ niệm - A moment to remember


Quế Anh (oil pastel on paper) Chợt nhớ - A moment to remember


ANNE

You have been here
so lightly present
that in the middle of the night
I would like to write to you
about the water-lentil flowers
violet flowers adrift away
on the foamy river

There is a memory
just like a muttering leaf
there is the winds’ murmur
to be lost in the wind

Will you ever be back
to the shore of this land
the sea becoming then deep-blue
and all the fields greener
I wake up in the night
listening to a song
the song of the rain

If there is a moment to remember
it should be an instant to be back in love
but the winds take away
the water-lily flowers
and the wild reeds’ whispers
Oct.2009


Le poème original
Anne

Ainsi tu as été présente
d’une présence si légère
que dans un réveil de la nuit
j’aie voulu t’écrire
des écumes-lentilles d’eau
dont le courant emmène
les fleurs de couleur violette

Il y a un souvenir
comme la feuille qui frémit
il y a un murmure
le murmure des vents
que le vent emporte

Sur la rive de ce pays
reviendras-tu jamais
pour que la mer soit belle
et les plantes pleines de sève?
Je me suis réveillé dans la nuit
pour écouter le chant
le chant de la pluie

S’il y a un moment à regretter
il y aura un instant pour aimer
Mais le vent ne retient
et jamais ne reviennent
la fleur du liseron
et le chuchotement des roseaux
Saigon 20-1-1994
(extrait du recueil de poésie: La commune poétique aventure – Bui Giang et Ngo Van Tao 2004)

Tình trong kỷ niệm

Thế rủ, nàng đã từng là
Tuyệt vời nhẹ nhõm ngọc ngà tái sinh
Thế rồi tỉnh mộng bình sinh
Ta mong muốn viết tâm tình cho em
Với em bèo nổi hoa chìm
Đi về vô tận vạn nghìn về chơi
Với em tình mộng tuyệt vời
Tình trong hoa nụ không lời nói ra

Ở trong có một sơn hà
Tình trong kỷ niệm, lá hoa dậy lừng
Có lời thủ thỉ gió đưa
Có lời gió lấy đem đi đâu là….

Bên bờ xứ sở này đây
Nếu em trở lại khiến trời biển xanh
Khiến cây cỏ thắm lá nhành
Từ sinh hoạt thể đồng thanh đợi chờ
Sịch mành tỉnh giấc bơ vơ
Giữa đêm bất chợt tờ thơ trùng phùng
Niềm tái ngộ nỗi ngại ngùng
Kể làm sao xiết trùng trùng tiếng mưa

Ấy ai một phút tiếc thương
Ấy còn một phút dị thường thương yêu
Tuy nhiên gió dậy quá nhiều
Thuần thanh lô hỏa xế chiều đi đâu
Bông bèo rau muống mộng đầu
Và lời thủ thỉ thì thào bông lau…
20.9.1994
Bủi Giáng ( trích từ tập: Vào chung cục thơ – Bùi Giáng-Ngô Văn tao)

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

Thơ của Bùi Giáng - An old poet's poem


Quế Anh (oil pastel on paper)

Thi nhân trở thành hài nhi – The whisper of an old poet



À mon cher Ngô Van Tao


Un vent fatal se déchaîne dans mon coeur

J’appelle : Au Secours! Au Secours!

Oh! Mort mille fois désirée

Oh! Amour mille fois désirable

Une figure insondable dans l’éternité

se révèle dans le rêve

L’amour, qu’est-ce?

L’éternité, qu’est-ce à dire?

Je viens à vous tel un fantôme innommable

qui exige

Quoi? L’absoluité de l’absolu peut-être

Et vous venez vers moi tels des êtres

indésirables mais toujours désirés

“ELLE” a plus d’une fois éclaté de rire

en écoutant les chuchotements peut-être saugrenus

d’un vieux poète devenu enfant

1995 - Bùi Giáng


To my friend Ngo Van Tao


A fury-wind blowing up in my mind

Help-me! Help-me!

Oh! Death that I’m waiting for

Oh! Love that I’m looking for

You, dreadful figures, appear in my dream

as the unknown of Eternity

But what is the meaning of Love?

What should be the eternal becoming?

I, the un-named ghost, will ask for

the absolute moment in the Eternity.

But you, my fair lady, whose presence filled me

with desires and despair

you just smile listening to the non-senses whisper

of an old poet, fallen back in his childhood.

Bùi Giáng (english translation by ngovantao)


Thân Gửi Ngô Van Tao


Bão cuồng nộ nổi lên trong tâm hồn ta

Cứu Tôi Với! Cứu Tôi Với!

Thần Chết mà ta hằng chờ mong

Ái Tình Tiên nữ mà ta ngóng đợi

Các người hiển hiện dữ dằn trong ác mộng

Cái gì là Tình Yêu?

Cái gì là Vĩnh Cửu?

Và ta đây – con ma không lời và không tên tuổi –

ta gọi tên người hãy cho ta

một giây tuyệt đối trong cõi vĩnh hằng

Nhưng mà , Nàng ơi!, hãi hùng và muôn sắc,

nàng mỉm cười và lắng nghe

lời thì thào vô nghĩa

của lão già, thi sĩ bỗng trở thành hài nhi

Bùi Giáng (Ngô Văn Tao phỏng dịch từ nguyên bản viết bằng tiếng Pháp)

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

Giải Nobel Hòa Binh - the Nobel peace prize


Quế Anh (oil pastel on paper) Hòa Bình - Peace


The Nobel Peace Prize

The Nobel Peace prize 2009 has been attributed to Barack Obama.
Archbishop Desmond Tutu of South Africa, who won the prize in 1984, said the decision showed that great things are expected from Obama and "wonderful recognition" of his effort to reach out to the Arab world after years of hostility.
"It is an award that speaks to the promise of President Obama's message of hope," Tutu said

"If everything goes wrong, then one cannot say that this was because of Barack Obama," Jagland said. "It could be that it is because of us, all the others, that didn't respond. But I cannot exclude that Barack Obama also can contribute to the eventual failure." (Thorbjoern Jagland, chairman of the Norwegian Nobel Committee)


Le Prix Nobel de la Paix

Le prix n’a souvent qu’une valeur d’actualité politique, ayant été tant de fois accordé à des politiciens, qui n’ont pas tenu leurs promesses et dont l’histoire ne retiennent pas le nom!
Cette année, 2009 le prix est accordé à Barack Obama. Il a soudain une vraie valeur, le profond souhait de tout homme de bonne volonté. Tenir le Président des Etats Unis à ses paroles données: ne commencer aucune guerre, cesser les tueries au nom de l’intérêt et de la sécurité des Etats Unis d’Amérique, et surtout imposer sa volonté de trouver une solution au conflit du Moyen-Orient, donner au peuple Palestinien la justice, l’espoir, enfin le droit de vivre dans leur propre Pays!

Giải Nobel Hòa Bình

Năm 2009, viện Hàn Lâm Na Uy trao tặng giải Nobel hoà bình cho Barack Obama, tổng thống Mỹ Quốc.
Như đã nhiều lần, giải này có tính cách chính trị, giao tặng cho những chính trị gia, không đáp lại những hứa hẹn và hơn nữa tên tuổi cũng chỉ mất vào màn đen của lịch sử.
Nhưng năm nay, dù rất chính trị, giải Nobel hoà bình trao tặng cho Barack Obama, mang đầy hy vọng và ý nghĩa.
Tổng giám mục Desmond Tutu, giải Nobel hoà bình năm 1984, nói:
“Giải năm nay nhắc nhở những lời hứa hẹn của tổng thống Obama!”
Gìn giữ hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh tàn bạo ở Irak, ở Afghanistan nhân danh “quyền lợi và sự bình yên của nước Mỹ”, và đặc biệt nhất là tranh đấu cho hòa bình ở Trung Đông, cho người Palestine có quyền hy vọng và quyền sống trên đất nước của mình!

Thorbjoern Jagland, nhân danh Hàn Lâm Viện Na Uy, tuyên bố:
“Nếu tất cả không được như Barack Obama hứa hẹn! Thì có lẽ một phần là lỗi của tất cả chúng ta. Nhưng dù sao, Barck Obama phải nhận trách nhiệm với lời đã hứa của mình”

Nhãn:

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2009

Bờ Bát Nhã - The other shore


Quế Anh (oil pastel on paper) Bờ xa Bát Nhã – The other Shore


Saint John Perse

Guide-moi, plaisir, sur les chemins de toute mer, au frémissement de toute brise où s’alerte l’instant, comme l’oiseau vêtu de son vêtement d’ailes…Je vais, je vais un chemin d’ailes où la tristesse elle-même n’est plus qu’aile…Le beau pays natal est à reconquéir, le beau pays du Roi qu’il n’a pas revu depuis l’enfance et sa défense est dans mon chant…..Commande, ô fîfre, l’action et cette grâce encore d’un amour qui ne nous mette en mains que les glaives de joie…(extrait des Invocations)


L’autr’Rivage


Guide-moi, mon coeur, sur les chemins de la mer

Où la brise est temps au frémissement amer

Et pareil à l’oiseau dans son vêtement d’ailes

Je trouve le mien au battement de mes ailes


La tristesse elle-même n’étant plus que romance

Pour le pays natal qui est à reconquérir

Le royaume perdu du songe de l’enfance

Que mon chant y soit levé dans l’aube à venir


Joue-moi, ô fîfre, ta douce mélodie

Donne-moi cette grâce encore d’un amour

Aux glaives de joie à l’ombre de rêverie


Mais la lune…

…. en haut du silence de l’azur

Bien sereine au bout de son sillon de mirage

Et telle que ma destinée, cet autr’Rivage

22.1.2004


The Other Shore


Guide-me , oh my heart, on the ways of the sea

In the flurrying breeze of life waves

Moving like a bird in the clothing of wings

I could find my way for the flight with my wings


Sadness itself being no more than romance

For the land of birth to be reconquered

For the lost Kingdom of childhood fantasy

I’ll come there and sing for a new dawn


Play me, fifer, your everlasting melody

Give me again the grace of a love

Which fulfills the dream and gives swords of Joy


But the moon…

…… high in the silence of the sky

Serene over the end of its lights-ripples

Shining promise-land of Other Shore

2005


Đường Trăng


Hãy dẫn ta đi, trái tim này

Trên con đường của biển cả

Hãy chắp vai ta đôi cánh

Của thần tiên

………………bay đi tìm lối ngoặc

Của cuộc đời mang nặng nhớ thương


Hãy dìu ta theo dòng gió lạnh

Tìm về vương quốc của trần gian

Của tuổi thơ tưng bừng trong điệu hát

Nơi đó ngày xưa một lần ta đã biết yêu

Và trái tim ơi!

Ngươi có khúc nhạc

Rất buồn và rất mộng mơ


Thấp thoáng dư âm dưới trăng tròn

Ở tận chân trời

……………..ở cuối đường trăng

Những gợn sóng lăn tăn

Thầm gọi ta đi

Bờ xa bát nhã trọn mệnh người

2009