ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009

Vincent Van Gogh


Quế Anh (oil pastel on paper)
Nghệ sĩ nơi đây và nơi khác – The artist and his shadow

Look again at Vincent Van Gogh (an extracted)

In 1889, two weeks after voluntarily admitting himself to Saint-Rémy’s psychiatric hospital in southern France, Vicent van Gogh wrote to his brother Theo from his asylum room: “Through the iron-barred window I see a square field of wheat in an enclosure..above which I see the morning sun rising in all its glory”. He remained in Saint-Rémy-de-Provence for a year producing more than 140 paintings.

…..From this bedroom cell or studio room with only an iron-barred window to view the outside world. From his bedroom window facing southeast, he could see the sun rise over a vast expanse of wheat fields and the ondulating shape of the Alpines mountain range beyond. At night or in the very morning before sunrise, he could see this countryside with
nothing but the morning star, which looked very big!

…Van Gogh captured the very essence of his surroundings. His acute sensitivity to the land enabled him to distill the physiognomy of this landscape. Here place and character commingled. Taken together, the place of Saint-Rémy and the character of Van Gogh yielded a highly concentrated and inspired vision.

…To reinvigorate himself, he asked his brother to send reproductions of works by artists he admired – Rembrandt, Delacroix, Millet among others. He made copies – translations he would call them – of their works that he hung on his bedroom wall. Because these reproductions contained figures, they served as the studio models he could not have. But they were more than surrogates. He compared his translations to a violinist’s interpretation of Beethoven. “I let the black and white by Delacroix or Millet or something made after their work pose for me as a subject. And then I improvise color on it, not, you understand, altogether myself, but searching for memories of their pictures – but the memory, the vague consonance of colors which are at least right in feeling – that is my own interpretation….I find that it teach me things, and above all it sometimes gives me consolation. And then my brush goes between my fingers as a bow would on the violin, and absolutely for my own pleasure” (quotation from a Sept.19, 1889 letter to Theo)
May 11,2009
Jeanne Colette Collester, professor of art history
http://www.csmonitor.com/2009/0511/p09s03-coop.htm

Một chuyện đời của họa sĩ Van Gogh (trích)

Năm 1889, hai tuần sau khi Vincent Van Gogh đã tình nguyện xin vào nhà thương dưỡng bệnh tâm thần ở Saint Rémy miền nam nước Pháp, họa sĩ Van Gogh từ nhà thương viết cho người em trai Theo: “ Ở phòng bệnh của anh, có cửa sổ với chấn song sắt, anh có thể nhìn thấy một khoảnh đồng lúa mì, mặt trời mỗi buổi sáng lên cao huy hoàng rực rỡ…” Chỉ trong một năm ở nhà thương dưỡng bệnh tâm thần Saint Rémy, hoa sĩ vẽ hơn 140 bức tranh sơn dầu.

….Từ phòng bệnh hay từ một căn hộ nhỏ bé với cửa sổ có chấn song sắt! Qua khung cửa sổ, họa sĩ chắc phải tưởng nhìn ra thấy mặt trời mọc trên những thảm đồng lúa mì, trên bóng chập chùng xa xôi của dãy núi Alpines. Và trong đêm hay trong mờ sáng khi mặt trời chưa mọc, họa sĩ chắc như tưởng vẫn thấy riêng chỉ có sao mai thật lớn lao lấp lánh!

….Họa sĩ thu gọn trong tâm trí tất cả những vùng đất mà ông đã sống. Với sự nhạy cảm tuyệt vời của tâm trí, họa sĩ tiềm lưu cái chất của khung cảnh đất trời, với sự hài hòa cảnh và người. Sự hài hòa cảnh trời Saint Rémi với tâm trí của Van Gogh đã để lại cho chúng ta một nhãn quan trời đất sắc bén và sâu xa gợi hứng.

….Rồi để cường điệu phấn khởi chính mình, Van Gogh viết thư nhờ người em trai gửi cho mình ảnh chụp trắng đen những tác phẩm của danh họa sĩ mà ông thán phục như Rembrandt, Delacroix, Millet và nhiều người khác…Van Gogh làm những sao chép, nhưng thật như ông nói “những bản sao diễn giải” những tác phảm trên, những bản sao mà họa sĩ treo lên tường của căn phòng. Trên những bản sao, có những hình dáng thay thế cho những người mẫu trong hội họa. Nhưng thật không phải chỉ là thế chân cho người mẫu; Van Gogh nói đấy là sự diễn giải, như công cuộc trình diễn nhạc Beethoven bởi một nhạc sĩ vĩ cầm. “ Anh đắm nhìn những bức ảnh trắng đen tác phẩm của Delacroix, của Millet hay của ai khác như một mẫu hình đề tài. Rồi anh nghĩ pha trộn trên đó màu sắc, chắc em cũng biết, không phải một cách thuần thục mà tùy theo trí nhớ mà anh có từ chính bản, trí nhớ mơ hồ những màu sắc gì hòa nhịp để diễn tả thật sự cảm nhận của chính anh…Như thế anh học hỏi mở rộng tầm nhìn, và hơn nữa như tiếp nhận một sự thông cảm thâm trầm kín đáo. Những khi đó, cây cọ trong tay anh trở nên cây cung lướt trên đàn vĩ cầm, vô cùng sảng khoái” (trích từ thư gửi cho người em trai Theo ngày 19 tháng 9 năm 1889)
11 tháng 5, 2009
Jeanne Colette Colester, giáo sư về lịch sử nghệ thuật
(bản dịch của Ngô Văn Tao)

Tản mạn:
Hồi ức trên về họa sĩ Van Gogh nhắc nhở mấy nhân định về nghệ thuật:
1) Nghệ sĩ có thể sáng tác bất cứ trong trường hợp nào. Từ giường bệnh. Trong ngục tù đàn áp chính trị, trong trại khổ sai cải tạo. Không có điều kiện vật chất, nghệ sĩ vẫn có thể viêt văn làm thơ, vẽ những bức tranh, hòa âm nhạc khúc, để tất cả rồi lặng lẽ hiển hiện hay vang lên trong tâm trí vào những đêm cùng cô lánh.
2) “Thế giới hiện sinh” (die Lebenswelt) của nghệ sĩ chính là ký ức. Những sự kiện, những cảnh giới trở về trong ký ức với màu sắc, nhạc điệu, cảm hứng siêu hình nhưng lại vô cùng hiện thực và sắc bén trong nhãn quan của tâm linh.
3) Người nghệ sĩ phải có trong ký ức những tác phẩm của những người mà mình kính phục. Không ngại “sao chép” những tác phẩm đó, nhưng sao chép đây có nghĩa là sống lại hành trình sáng tạo của nguyên tác giả, với sự thông cảm, hòa đồng chân trời ( la fusion d’horizons – theo cái ý của “Thông diễn học”- http://www.gio-o.com/ngovantao )

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Cửa phật - The last door


Quế Anh (oil pastel on paper) Con tàu khuất nẻo – The departing train


The last door


At the door between Being and Un-Being

The Rose Pearl under the hammer rebounded

And the enslaved world were to release

All the golden leaves to the autumn winds


Silently wandering between Life and Death

The past melody were played in the sky

As to retain our steps on the ancient road

Of Hope – the frail moments of our love


And overwhelmed with sorrows and regrets

But all the desires for a new journey

In the evening lights and into the mist


As if I could – how absurd could it be

Hold your hands in the middle of the night

Cradled with the whisper of a lullaby

2007


Cửa Phật


Ng ngàng cửa Phật

Dội tiếng chuông ngân

Lung linh nắng đọng lệ ngọc buồn

Lá vàng tơi tả mùa thu tới

Con đường Sống Chết tiễn ai đi

Nhạc sầu trong gió tro tiền bay


Bâng khuâng chiếc bóng

Theo tàu chuyển bánh khói sương tan

Câu kinh giải độ

Lộng áo phong trần

Mịt mù mây trắng chân trời xa


Bàn tay em

Bàn tay em…

Hé màn ru hát khúc tình ta

Tháng 9.2009


Le sonnet original

La dernière porte


Au seuil de la porte entre Etant et Non-Etant

La perle a rebondi sous le coup de l’airain

La corde invisible qui enchaîne le monde

Relâcherait dans le vent tout l’or de l’automne


Egarements futiles aux confins du Vide

La mélodie passée retentit dans l’azur

Et nos pas retenus au tournant de la fuite

De l’espoir – fragiles instants de notre amour


Sursaut de la peine – la secrète amertume

Il ne sera que voeu pour un autre départ

Le jour mourant au bout du chemin de la brume


Et l’absurde souhait malgré qu’il soit trop tard

Reprendre ta main dans la nuit qui nous entoure

Doucement nous bercer

…. ... ... .... ... de ta voix qui murmure

22.1.2004

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2009

Hồng thủy - La nuit diluvienne


Quế Anh (oil pastel on paper) Giấc mộng hòa bình - The peaceful garden


La nuit diluvienne
(De souffrances en souffrances la guerre a été longue….)

Dans les années 60 du dernier siècle, la guerre du Vietnam battait son plein avec le tournant de fait d’être devenue une guerre fratricide, des intellectuels du Sud-Vietnam déchirés par le partition du pays, la lutte mortelle de révolutionnaires marxistes et de contre-révolutionnaires, ne pouvaient faire qu’un acte gratuit, chargé d’un certain sens métaphysique, écrire des lettres ouvertes envoyées à des inconnus, penseurs-poètes connus du monde, pour surmonter eux-mêmes des troubles du désarroi et se dire des voeux impossibles pour la paix, pour la réconciliation nationale…
L’extrait ci-bas est la conclusion de la lettre qu’a envoyée Bui-Giang, le grand poète du Vietnam, à René Char, exprimait au-delà de la déchirure de son peuple et de sa blessure personnelle, le voeu pour une nouvelle patrie où tout le peuple vietnamien sera en paix, tout ensemble plongé et revivifié dans notre histoire millénaire d’existence de peuple qui s’unit.

Extrait: Lettre à René Char
……..
J’ai couru jusqu’à l’issue de la nuit diluvienne! Je m’arrête
百 年 人 生 一 覚 夢
万 里 何 山 一 局 棋
“Dans la limite de cent ans, il n’est donné qu’une fois à l’existence humaine de se réveiller du rêve.
Dans l’espace des dix mille lieux de fleuves et de montagnes, se déroule un grand Jeu d’échecs…”

On se sent ainsi appelé à remplir un vide dans le grand Jeu qui attend que chacun y prenne part en toute sérénité. Surmontant ses mélancolies, ses lassitudes, ses malheurs, son penchant au renoncement, chacun parvient au voisinage de la nuit claire des océans insondables. Ainsi on s’en remet à l’existence d’enfouir tant de beauté en exil dans la morne poussière, et de faire renaître dans une douce patrie lointaine toutes les corolles des souvenirs immémoriaux.
Saigon Juin 1965
Bui Giang


Trong đêm hồng thủy

Vào những năm 1960, chiến tranh Việt nam trở nên ác liệt, thực chất trở nên một cuộc chiến tranh tương tàn cách mạng, một số trí thức ở miền Nam Việt Nam khắc khoải hoang mang, không tìm ra được lý nghĩa của cuộc chiến tương tàn. Họ làm một cử chỉ không đâu – với một lẽ hình nhi thượng, viết thư ngỏ cho những văn nhân thi sĩ của thế giới để nói lên cho chính mình tự nghe sự đau lòng với những hy vọng vô căn cứ ở một tương lai hòa bình trong tình thương yêu bát ngát…
Dưới đây tôi phỏng dịch lại, hay đúng hơn diễn giải mấy câu cuối của bức thư tiếng Pháp mà Bùi Giáng gửi cho thi sĩ người Pháp René Char. Tại sao đoạn này? Là vì Bùi Giáng nói lên ước mộng rằng rồi đây đó trên mảnh đất mới nào của tổ quốc, ngọn cây đời sẽ lại mọc, đâm chồi những bông hoa của lòng tương thân cộng đồng mà dân tộc ta đã cùng nhau chia sẻ qua mấy ngàn năm lịch sử.


Trích: Thư gửi René Char (Ngô Văn Tao diễn giải)
…..
Đêm hồng thủy, chúng tôi đã đi đến cùng. Dừng chân:
Bách niên nhân sinh nhứt giác mộng
Vạn lý hà sơn nhứt cục kỳ
(Mệnh nước trăm năm người chợt tỉnh
Non sông muôn dặm một trận cờ)

Tương tàn chiến trận, hố thẳm không cùng, chúng tôi có biết bình tâm? Trùng dương biển cả, trời đầy trăng sao, sẽ để trôi đi những hận thù, chán chường oan trái, những khắc khoải bi quan. Cát bụi xoay vần, những hạt mầm óng ả của cuộc đời sẽ xin chôn vùi vào sâu trong lòng đất, để mai này ở miền tổ quốc xa xôi, cây đời sẽ laị mọc với những chùm hoa nhân ái ngàn xưa sử lịch.
Sài Gòn 1965
Bùi Giáng

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Vườn hoang - The forgotten garden


Quế Anh (acrylic on paper) Vườn hoang – The forgotten garden


The lark’s broken flight


The lark song in its broken flight

At the rainbow end in the twilight

For the fallen lark, the land is mourning

And its body laid under many roses


Oh! how soon our spring has been lost

As our love that the leaves did’nt retain

Will you come back to the forgotten garden

To the remembrance with its burning silence?


I could not keep your love in my heart

Away from the turmoil of the world

I did not hold to your hands on my ways


Through the changing time of life inconsistence

The lark and the roses… bygone happiness

Under the mystery sun of the fleeting dream

2005


Én bay vào mùa chết


Vang xa tiếng chim én

Bay ngang đã tắt rồi

Cội hoa chim để cánh

Đất trời cũng buồn theo


Xuân vừa đến mà đã đi

Như tình nào thu không giữ

Vườn hoang lá phủ đầy

Em có về trong nỗi nhớ?


Hạnh phúc áng mây trôi

Trong nhịp đời đổi thay

Này em trong giấc mộng


Lạc nhau bước lang thang

Anh nguyện cầu sám hối

Hoa nở cõi vô thường

2000



Le sonnet original

Prière pour une alouette


Frêle et frêle le chant ténu dans son envol

Interrompu à l’horizon du crépuscule

Pauvre alouette qui meurt, le ciel est en deuil

Et les roses couvrent son corps de leurs pétales


Le printemps à peine annoncé est déjà mort

Tel l’amour que les fleurs d’automne ne retiennent

Dans le jardin abandonné où tout s’endort

Reviendras-tu pour le silence de ma peine?


Maintenir pour toujours le fragile bonheur

A l’abri des intempéries de la mouvance

Garder ton image dans mon rêve et mon coeur


Te demander pardon pour l’humaine inconstance

Je prie pour la grâce des tourments de la terre

Un éclair de la vie, en saisir le mystère

1999

(extrait du recueil Papyrus- Ngo Van Tao. 2000)

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

Chiếc gậy thần - The magic wand


Quế Anh (acrylic on paper) Chùm nho mùa hè – Lovely mountains-grapes


The magic wand


What a joy to live and to love

Blooming flowers in the youthful days

Skylark to take me away

To the hinterland river of Bacchus


How I would like to be reborn

In love to listen to the summer-songs

Open my wings out and up to the sky

Into the heaven of grace and beauty


Or you would come with a magic wand

To touch my head for all my pains

And bring me to the unknown kingdom


Over the lands and over the seas

To the skyline of our lost rainbow

For the new life’s un-sung lullaby

2002


Chiếc gậy thần


Ánh trăng vàng êm ả gió tình yêu

Hoa nở rộ trong vườn xanh tuổi ngọc

Chim bay cao vút đến tận chân trời

Hương rượu nồng say lời em ca hát


Em đã đến bên đường anh trở lại

Hoàng anh hót vang rội nắng mùa hè

Chắp vai anh đôi cánh của tình yêu

Đôi cánh vàng giữa vì sao lấp lánh


Em là nàng tiên với chiếc gậy thần

Khăn tiên thấm giùm anh hàng lệ nhỏ

Để vọng nhìn về bên kia dẫy núi


Xa thung lũng trần gian đầy tục lụy

Với đau thương và mất mát không cùng

Áng sông trôi cầu vồng muôn sắc thái

Tháng 9.2009


Le sonnet original

La baguette dorée


Oh! Quelle joie de vivre et de savoir aimer

Image de la belle fleur de la jeunesse

Hirondelle céleste pour me délivrer

A la source pour la gorgée d’eau de l’ivresse


Comme dans la soif d’aimer je me sens renaître

A écouter le chant continu de l’été

M’envoler dans le ciel jusqu’à me disparaître

Dans le charme de la grâce et de la beauté


Ou viendras-tu avec la baguette dorée?

Me toucher le front pour me dispenser les peines

Et pour m’emmener dans le royaume bleuté


En haut des monts, au-delà des forêts lointaines

Horizon en arc-en-ciel de notre innocence

Rive sereine d’une nouvelle existence

1999

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

Chúng ta là tất cả - You and me


Quế Anh (oil pastel on paper) Chúng ta là tất cả - You and Me


An extracted

….
Every door has to be closed
The curtain drawn to enclose and to separate
Better silent for not to die
In avowal of love
or begging for forgiveness
….
I shall fall in love of a presence
Adore a certain look
To have a friend so kind and so generous
Accepting me as his road-companion
…..
In the world I have to be by myself
But I would embrace all in my heart
9.2009


Giữa đám người tôi vẫn riêng tôi
và lòng tôi là tất cả


Mái nhà trước mái nhà sau lại một mái nhà
những hàng cây những hàng cây và những hàng cây
người trong dẫy phố và dẫy phố trong lòng người
ai cũng như ai và ai cũng như tôi
cùng một trái tim cùng một tâm hồn cùng một giấc mộng
tôi ngồi khi tất cả mọi người đứng
tôi đứng khi tất cả mọi người ngồi
rồi chúng tôi cùng ngồi rồi chúng tôi cùng đứng
anh ngồi tôi đứng anh đi tôi ngồi
anh đi trước tôi đi sau và anh đi sau tôi vẫn đi trước
lòng anh như hoa nở lòng tôi như hoa nở
chúng ta cùng yêu chúng ta cùng ghét chúng ta cùng hờn
bàn tay anh bàn tay tôi vẫn một bàn tay

Giữa đám người tôi vẫn riêng tôi
và lòng tôi là tất cả

Tôi ghét những sự bình thường hay nhỏ mọn
tôi không bao giờ ca những cảnh xấu xa
chuyện người ngồi rặn bỏ những đồ thừa dư trong bụng
và ai đây lạnh nhạt sống hôm qua như giờ này
nhưng đối với kẻ a dua lẫn lộn giữa đám người
tôi trìu thương hết tim tôi biết bao anh có tội
nằm trong ngục khám nhìn qua chấn cửa có một khoảng trời
bỗng thấy lòng mình hòa hợp với mọi người trong một phút

Tôi là bạn
tôi là anh
rừng cây có lá hay không có lá
tôi là mặt trời
tôi là trăng lặn
buồn chết cùng vui sống
tôi thoáng hiện như một nụ cười
cỗi lạnh như một chiếc thân già
mảnh tường trơ ngàn xưa và vĩnh viễn
tôi là người thợ hòa mình cùng tập thể
tôi mở rộng như một đại lộ tràn đầy
muôn giây tình ràng buộc những lớp chân đi
Tôi là bạn
tôi là anh
nếu anh cười nếu bạn khóc
tôi cũng cười tôi cũng khóc
… … …. … ….tôi cũng yêu
Nghệ sĩ thần tài vẽ một bức tranh nguyên
không quên những nỗi thầm tư u tình và lặng lẽ

Có cánh cửa cài then nên khóa trái
Có tấm mành che dầy đặc để ngăn đôi
Và im lặng vì vội chết một mảnh hồn
Trong mỗi lời tình tự trong câu sám hối

Để bàn tay anh bàn tay tôi
phân sẻ cùng chung một đường sống
để mỗi người không quen đều gần gụi
ai cũng là bạn không ai là thù
để ngày xuân riêng cũng có vệt màu dịu nhẹ
ứ đọng tình yêu là hình bóng của mùa thu
Tôi trìu thương một nét mặt
tôi thầm yêu một khóe mắt
để tôi có người đồng chí đại lượng hiền từ
sẵn sàng tiếp nhận tôi như một bạn cùng đường
để chúng ta cười chung để chúng tôi vui hát
san sẻ ngọt bùi cùng mọi kẻ cô đơn
tôi gặn bỏ hết trong tôi những khía cạnh
nhẹ nhàng và ích kỷ
hờn ghen cùng hiếu thắng
để toàn vẹn mình tôi là những ý đẹp những tình hiền
tỏa ấm trên loài người ánh sáng
…. …. …. …. của lòng tôi khép lại

Giữa đám người tôi vẫn riêng tôi
và lòng tôi là tất cả
1960 ( trong tập thơ : Nuages-Mây, ngô văn tao Montréal 1988)

Hồi ức : Năm 1974 tôi gặp Trịnh Công Sơn, năm 1978 tôi gặp Văn Cao. Chia sẻ đôi lời về nghệ thuật, tôi đã đọc cho TCS và VC bài thơ trên; tôi có cảm tưởng như là tôi đã biết mở cửa để được tiếp nhận như một người bạn cùng đường!

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Tháng Chín - September


Quế Anh (acrylic on paper) Tháng Chín - September


September


The dead leaves will make again our bed

I might as well call you by September name

Or as a child in his most secret dream

And see you appear in the flying light

Of Autumn days which are going short

With my eyes closed to the dreadful night

Oh! I had you all in my arms

And my head put in your shoulder-cove

The sun was there in the out-reached sky

The fugitive clouds seen through the trees’roofs

I could read in your heart – your sensual fragrance

In the lone hour of the mid-day break


The dead leaves will make again our bed

I might as well call you by September name

And keep on wondering of the lasting memory

Of the moment when with a motherly tenderness

As if to let me realize more life and death

You kissed my hand and suddenly put it

On your then denuded girly breasts

1980


Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn

............. Nguyễn Du


Tháng Chín


Võ vàng trời đất vào thu

Mịt mù tháng Chín – ngẩn ngơ cõi về

Lối mòn sương đọng lưu li

Nỗi niềm nhắc nhở sinh ly đoạn trường


Xa vời một thảm nắng vàng

Áng mây bảng lảng vấn vương ngọn đồi

Vai mềm áo mỏng lả lơi

Ngực thon e ấp giữa đời phù vân


Mai gầy vò võ đường trần

Bông hoa mùa hạ đã tàn sắc hương

Bâng khuâng chiếc lá trở vàng

Trăm năm còn đó cuối đường về đâu


Mùa thu tháng Chín tìm nhau

Đêm dài ngày ngắn hơi hao đợi chờ

Nhạn bay rã cánh sương mờ

Gửi theo luồng gió giấc mơ ngậm ngùi


Ngỡ ngàng nước chảy hoa trôi

Thương nhau một kiếp – luân hồi ngàn thu

Tiếng xưa lá bủa mặt cầu

Tay ngà úp mặt – “lệ sầu thấm khăn”

1982

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Đồi cát - The dunes


Quế Anh (oil pastel on paper)....... Hoa cát - The sand flower

The Dunes

Even then the sun stopped warming our bodies
Out of the way to live and to strive
We followed the clouds and were impeled with desires

You do not need to tell me about unknown dreams
And about the other side of the mountains
Let us listen to the winds
And to the whisper of the ocean’s waves
Like the trees, bent over the dunes
We could catch the sky
With our extended arms

And with our fingers, directed to where the stars were born
We might have a hazy drawing
Curvy lines of the immaterial world
8-2009


Đồi cát

Mặt trời không còn đốt cháy thân ta
Trên con đường khắc khoải của cuộc sống
Tràn đầy dục vọng ta chạy theo mây

Em không cần nói ta những giấc mộng không thành
Và những ước muốn nằm bên kia ngọn núi
Hãy cùng nghe tiếng gió
Và lời thì thầm của biển cả
Như những thân cây ngả trên đồi cát
Chúng ta sẽ với tới trời
Bằng những cành khô khúc khuỷu

Và với ngón tay dài đến tận chân trời
Nơi có những vì sao đang hiển hiện
Nhẹ vẽ những đường cong
Óng ả chập chùng và hư ảo
8-2009

Le poème original
Les dunes

Déjà le soleil ne brûlait plus notre corps
nous qui vivions en suivant les détours de la vie
guidés par les nuages et guidés par les désirs

Ne me dis pas des choses inconnues
ne me parle pas de l’autre côté de la montagne
Laissons-nous écouter le vent
Laissons nous bercer par le murmure des vagues
Arbres penchés à la courbe des dunes
nous pourrions peut-être atteindre le ciel
de nos bras tendus

Et de nos doigts prolongés à la naissance des étoiles
Nous pourrions esquisser un geste léger
sur les lignes mouvantes de la multiple pesanteur
Cabo Frio – Brésil 1987
(tiré du recueil de poésie Nuages-Mây , Ngo Van Tao Montréal 1988)