Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009

Vincent Van Gogh


Quế Anh (oil pastel on paper)
Nghệ sĩ nơi đây và nơi khác – The artist and his shadow

Look again at Vincent Van Gogh (an extracted)

In 1889, two weeks after voluntarily admitting himself to Saint-Rémy’s psychiatric hospital in southern France, Vicent van Gogh wrote to his brother Theo from his asylum room: “Through the iron-barred window I see a square field of wheat in an enclosure..above which I see the morning sun rising in all its glory”. He remained in Saint-Rémy-de-Provence for a year producing more than 140 paintings.

…..From this bedroom cell or studio room with only an iron-barred window to view the outside world. From his bedroom window facing southeast, he could see the sun rise over a vast expanse of wheat fields and the ondulating shape of the Alpines mountain range beyond. At night or in the very morning before sunrise, he could see this countryside with
nothing but the morning star, which looked very big!

…Van Gogh captured the very essence of his surroundings. His acute sensitivity to the land enabled him to distill the physiognomy of this landscape. Here place and character commingled. Taken together, the place of Saint-Rémy and the character of Van Gogh yielded a highly concentrated and inspired vision.

…To reinvigorate himself, he asked his brother to send reproductions of works by artists he admired – Rembrandt, Delacroix, Millet among others. He made copies – translations he would call them – of their works that he hung on his bedroom wall. Because these reproductions contained figures, they served as the studio models he could not have. But they were more than surrogates. He compared his translations to a violinist’s interpretation of Beethoven. “I let the black and white by Delacroix or Millet or something made after their work pose for me as a subject. And then I improvise color on it, not, you understand, altogether myself, but searching for memories of their pictures – but the memory, the vague consonance of colors which are at least right in feeling – that is my own interpretation….I find that it teach me things, and above all it sometimes gives me consolation. And then my brush goes between my fingers as a bow would on the violin, and absolutely for my own pleasure” (quotation from a Sept.19, 1889 letter to Theo)
May 11,2009
Jeanne Colette Collester, professor of art history
http://www.csmonitor.com/2009/0511/p09s03-coop.htm

Một chuyện đời của họa sĩ Van Gogh (trích)

Năm 1889, hai tuần sau khi Vincent Van Gogh đã tình nguyện xin vào nhà thương dưỡng bệnh tâm thần ở Saint Rémy miền nam nước Pháp, họa sĩ Van Gogh từ nhà thương viết cho người em trai Theo: “ Ở phòng bệnh của anh, có cửa sổ với chấn song sắt, anh có thể nhìn thấy một khoảnh đồng lúa mì, mặt trời mỗi buổi sáng lên cao huy hoàng rực rỡ…” Chỉ trong một năm ở nhà thương dưỡng bệnh tâm thần Saint Rémy, hoa sĩ vẽ hơn 140 bức tranh sơn dầu.

….Từ phòng bệnh hay từ một căn hộ nhỏ bé với cửa sổ có chấn song sắt! Qua khung cửa sổ, họa sĩ chắc phải tưởng nhìn ra thấy mặt trời mọc trên những thảm đồng lúa mì, trên bóng chập chùng xa xôi của dãy núi Alpines. Và trong đêm hay trong mờ sáng khi mặt trời chưa mọc, họa sĩ chắc như tưởng vẫn thấy riêng chỉ có sao mai thật lớn lao lấp lánh!

….Họa sĩ thu gọn trong tâm trí tất cả những vùng đất mà ông đã sống. Với sự nhạy cảm tuyệt vời của tâm trí, họa sĩ tiềm lưu cái chất của khung cảnh đất trời, với sự hài hòa cảnh và người. Sự hài hòa cảnh trời Saint Rémi với tâm trí của Van Gogh đã để lại cho chúng ta một nhãn quan trời đất sắc bén và sâu xa gợi hứng.

….Rồi để cường điệu phấn khởi chính mình, Van Gogh viết thư nhờ người em trai gửi cho mình ảnh chụp trắng đen những tác phẩm của danh họa sĩ mà ông thán phục như Rembrandt, Delacroix, Millet và nhiều người khác…Van Gogh làm những sao chép, nhưng thật như ông nói “những bản sao diễn giải” những tác phảm trên, những bản sao mà họa sĩ treo lên tường của căn phòng. Trên những bản sao, có những hình dáng thay thế cho những người mẫu trong hội họa. Nhưng thật không phải chỉ là thế chân cho người mẫu; Van Gogh nói đấy là sự diễn giải, như công cuộc trình diễn nhạc Beethoven bởi một nhạc sĩ vĩ cầm. “ Anh đắm nhìn những bức ảnh trắng đen tác phẩm của Delacroix, của Millet hay của ai khác như một mẫu hình đề tài. Rồi anh nghĩ pha trộn trên đó màu sắc, chắc em cũng biết, không phải một cách thuần thục mà tùy theo trí nhớ mà anh có từ chính bản, trí nhớ mơ hồ những màu sắc gì hòa nhịp để diễn tả thật sự cảm nhận của chính anh…Như thế anh học hỏi mở rộng tầm nhìn, và hơn nữa như tiếp nhận một sự thông cảm thâm trầm kín đáo. Những khi đó, cây cọ trong tay anh trở nên cây cung lướt trên đàn vĩ cầm, vô cùng sảng khoái” (trích từ thư gửi cho người em trai Theo ngày 19 tháng 9 năm 1889)
11 tháng 5, 2009
Jeanne Colette Colester, giáo sư về lịch sử nghệ thuật
(bản dịch của Ngô Văn Tao)

Tản mạn:
Hồi ức trên về họa sĩ Van Gogh nhắc nhở mấy nhân định về nghệ thuật:
1) Nghệ sĩ có thể sáng tác bất cứ trong trường hợp nào. Từ giường bệnh. Trong ngục tù đàn áp chính trị, trong trại khổ sai cải tạo. Không có điều kiện vật chất, nghệ sĩ vẫn có thể viêt văn làm thơ, vẽ những bức tranh, hòa âm nhạc khúc, để tất cả rồi lặng lẽ hiển hiện hay vang lên trong tâm trí vào những đêm cùng cô lánh.
2) “Thế giới hiện sinh” (die Lebenswelt) của nghệ sĩ chính là ký ức. Những sự kiện, những cảnh giới trở về trong ký ức với màu sắc, nhạc điệu, cảm hứng siêu hình nhưng lại vô cùng hiện thực và sắc bén trong nhãn quan của tâm linh.
3) Người nghệ sĩ phải có trong ký ức những tác phẩm của những người mà mình kính phục. Không ngại “sao chép” những tác phẩm đó, nhưng sao chép đây có nghĩa là sống lại hành trình sáng tạo của nguyên tác giả, với sự thông cảm, hòa đồng chân trời ( la fusion d’horizons – theo cái ý của “Thông diễn học”- http://www.gio-o.com/ngovantao )

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ