my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002)
Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)
Quế Anh(oil pastel on paper)NgọnCây đời – The tree of life
Chữ Nôm và Quốc Ngữ
Truyện Kiều còn, tiếng ta còn
Tiếng ta còn, nước Nam còn
Phạm Quỳnh (1892-1945)
.*Theo Việt Sử Lược, thì thời xưa ông cha chúng ta, người Việt Nam, ghi nhớ bằng lối thắt gút, tức là chưa có văn tự dù có thể ông cha đã tìm cách ghi âm.Tuy nhiên năm 1903, Vương Duy Trinh, tổng đốc Thanh-hóa, ghi chép những bài ca dao ở Thanh Hóa trong Thanh-Hóa Quan Phong, đã tìm ra một hệ thống chữ cái và một bài ca dao viết bằng thứ chữ ấy ở huyện Quan Phong, Thanh-Hóa, nơi nhiều người Mường, người Thái cư ngụ. Có lẽ đây là dấu tích chữ Việt cổ, thông dụng thời Hai Bà Trưng, rồi bị chính sách đồng hóa của Trung Quốc hủy diệt? *( TS. Nguyễn Thị Chân Quỳnh)
Lịch sử Việt Nam là ngàn năm anh dũng thoát ly Bắc Thuộc, duy trì văn hóa và ngôn ngữ của người Việt. Tuy bị ảnh hưởng sâu đậm nền văn minh Hoa Hạ (Trung Quốc), lý luận chữ viết và ngữ pháp bằng Hán tự, người Việt nam vẫn duy trì thổ ngữ, đồng hóa ngay cả Hán tự, tức nguyên là những Hán tự (chữ vuông tượng hình) nhưng với nghiã không bắt buộc phải hoàn toàn tuy rất gần với nguyên nghĩa và đọc lên với âm tiết Việt nam (theo học giả Maspero thì rất gần với tiếng Tràng An thời Đường), để có cả một cơ sở Hán Việt cho sự trưởng thành của ngôn ngữ Việt nam. Từ thời Nguyễn Trãi (1380-1442) với Quốc Âm Thi Tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1515) Bạch Vân Thi Tập, Lê Thánh Tông (1442-1479) Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, tới Đoàn Thị Điểm (1705-1748), Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), Nguyễn Du (1765-1820) và Hồ Xuân Hương (cùng thời với Nguyễn Du?), tức là tới Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương, là cả một lịch trình tiến triển rạng rỡ của ngôn ngữ Việt Nam trong thi ca, trong suy tư xã hội, đạo đức, nhân tình…
Sự cản trở cho sự truyền bá ngôn ngữ Việt Nam cho đến tận quần chúng, cho sự sáng lập một nền văn học có sách giáo khoa, có văn bản chính trị và luật pháp căn cơ,là chúng ta trong tất cả thời đại đó ( đến tận đầu thế kỷ thứ hai mươi) không có một chữ viết phổ thông phiên âm thích đáng (chắc chắn không thể là chữ tượng hình như chữ vuông Hán tự, vì ngôn ngữ Việt nam cốt yếu là khẩu ngữ). Dĩ nhiên vẫn cho được như vậy, là các ông cha đã biết tự tạo một thứ chữ để phiên âm: “Chữ Nôm”.
Tuy nhiên “Chữ Nôm” là gì? TS. Nguyễn Thị Chân Quỳnh cho ta biết, đó là những chữ vuông như Hán tự:
1)Chính là những chữ Hán Việt đã phổ thông đại chúng : như thành thị, an nhàn…
2)Một chữ Hán Việt nhưng dễ dàng đọc chệch đi thành âm Việt mà ta muốn ghi: tỉ dụ chữ “ni” 尼, của Hán Việt thêm dấu nháy “<” để đọc thành “này”.
3)Những Hán Tự khi đọc theo Hán Việt, khi thì đọc theo âm Việt tùy văn cảnh, như chữ 歲, theo Hán Việt thì đọc là “tuế”, theo âm Việt thì đọc là “tuổi”.
4)Phép hình thanh: Hai chữ Hán Việt ghép thành một, chữ bên tả chỉ nghĩa, chữ bên hữu chỉ âm (đọc theo Hán Việt). Tỉ dụ bên tả là chữ 石, Hán Việt là thạch (nghĩa là đá), bên hữu là chữ 多, Hán Việt là đa, ghép lại thành “đá” của tiếng Việt.
Một hệ thống không chính xác và không đồng tình nhất chí từ Bắc vào Nam (ngay như chính trong cách đọc Hán Việt). Chắc chính vì vậy. qua bao nhiêu thế kỷ, qua nhiều triều đại trước, không một thời nào có học giả hay cơ quan chính quyền nào đề xướng một tổ chức (một hàn lâm viện!) đứng ra chính thức sưu tập tổng kết những “chữ nôm” cho nền văn học của nước nhà.Chữ Nôm chỉ là dân gian tự lưu truyền ứng dụng, như khi viết tên người, tên làng tên đất bắt buộc phải trong thổ ngữ người Việt. Khi cần thiết, những nhà văn, những nhà thơ (tầng lớp trí thức sáng lập ra Chữ Nôm, không phải để truyền bá ra quần chúng mà nhất là để biết nhớ lại những tác phẩm của mình đã sáng tác trong thổ ngữ Việt nam) tự tạo những chữ viết thích ứng cần thiết. Nên không ngạc nhiên gì, chính Truyện Kiều của Nguyễn Du, dựa trên nguyên bản cổ chữ Nôm, còn những từ mà các học giả ngày nay vẫn tranh luận về cách đọc và về cách hiểu cho chính xác nguyên văn. Khi nhà Hồ, nhà Nguyễn Tây Sơn muốn dùng Chữ Nôm trong văn bản hành chính thì chỉ mang lại sự hoang mang, thất nhân tâm, chống đốicủa sĩ phu. Mà thật muốn đọc và viết được chữ Nôm, học sinh trước hết phải học nhiều năm Hán Việt!
Như những bộ lạc Âu Châu, trước Công Nguyên, qua sự thống trị của Đế Quốc La Mã, đã tiếp thu được văn minh La Mã, qua tiếng Latin, tiếp nhận “a,b,c” la mã (alphabet romain) để phiên âm và viết tiếng thổ ngữ của mình. Đó là một hành trình tiến triển của văn minh nhân loại. Người Việt Nam chúng ta, theo sự suy nghĩ của rất nhiều học giả, cũng đã may mắn nhờ sự tiên phong của những nhà tu giảng đạo giòng Tên, trước tiên là những người Bồ Đào Nha (portuguais), sau là Alexandre Rhodes (1591-1660), nhà tu giảng đạo người Pháp, người đã viết và in ra bài giảng đạo “Phép giảng 8 ngày”: bản Latin, đối chiếu với bản dịch ra Việt ngữ viết bằng “a,b,c” la mã, manh nha của chữ “Quốc Ngữ” của chúng ta hiện nay và đặc biệt nữa một Tự điển: Việt Nam (chữ Quốc ngữ) - Bồ đào nha - Latin(Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum -Rome1651). Dĩ nhiên về sau còn có những nhà tu hành giảng đạo Việt nam vô danh tiếp tục âm thầmđóng góp cải tiến Quốc Ngữ.
Đó là cơ sở giúp người Việt chúng ta tiếp nhận văn minh Tây phương. Văn học gia Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) đã tình nguyện từ bỏ trường tu đạo, mà ở đó ông đã học Pháp Văn, Hán Văn, chữ Nôm và Quốc ngữ, để giảng dạy chữ Quốc ngữ ( trong trường Thông Ngôn, 1862 – trường thông ngôn đầu tiên của chính quyền Pháp ở Nam Việt Nam ), và viết những bài văn Quốc ngữ trên tờ báoGia Định Báo (1865), tờ báo đầu tiên với ba thứ tiếng Quốc Ngữ, Pháp Văn và Hán Việt. Trương Vĩnh Ký cũng là người đầu tiên truyền bá Kim Vân Kiều, bản mà ông đã phiên âm từ chữ Nôm ra Quốc ngữ! Công lao lớn lao trong thời sơ khai đó, phải nói tới Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), người đã tra cứu thiết lập Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (khiêm tốn không phải là Tự Điển, nhưng đến ngày nay vẫn còn có giá trị như Tự điển tiếng Việt Nam Quốc ngữ). Thế hệ ngay sau là Phan Châu Trinh, của phong trào Duy Tân, sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (1904) trường truyền bá Quốc Ngữ, là Nguyễn Văn Vĩnh, chủ nhiệm báo Đại Nam Đăng Cổ tùng báo (1906), tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở ngoài bắc, tận tụy tâm trí truyền bá Quốc ngữ. Có lẽ hai người đánh dấu nhất trong sự phổ thông Quốc ngữ trên toàn quốc đầu thế kỷ thứ hai mươi , sau Trương Vĩnh Ký ở trong Nam thế kỷ thứ mười chín, là Phạm Quỳnh (1892-1945), 17 năm làm chủ nhiệm tờ báo Nam Phong ( circa1917-1937), xứng danh là tờ báo mở kỷ nguyên Quốc ngữ của văn học Việt Nam; người thứ hai là Phan Khôi (1887-1959), nhà báo nhà biện luận, tác giả bài thơ mới lãng mạn đầu tiên của văn học Việt Nam : Tinh Già (1932), những bài báo với lời văn tân tiến sắc bén ngay từ những năm 1930 cho tận cuối đời ( thời kỳ vụ án Nhân Văn 1956 ở Hà Nội).
Nhìn lại đó là những đợt sóng tiến triển chập chùng, mà toàn quốc toàn dân chờ đợi, chỉ trong nửa thế kỷ đưa văn học Việt nam đến đỉnh cao hiện đại, với sự hoàn chỉnh Quốc Ngữ trong xuyết tả ( orthographe), trong ngữ pháp, trong hành văn của văn học Tiền Chiến (1930-1945): Thơ mới, tiểu thuyết nhân bản xã hội Tự Lực Văn đoàn, nhà văn Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, dịch giả Phan Khôi, Đặng Thái Mai… .. Điều đáng nói là Quốc ngữ qua tất cả thời gian đó thể hiện là ngôn từ chính đáng, thích hợp với tiếng nói (âm tiết) Việt Nam. Với Quốc ngữ, chúng ta có thể mất một số âm tiết nguyên thủy (vì không một hệ thống phiên âm nào có thể đáp ứng toàn khối âm tiết của một dân tộc). Nhưng Quốc ngữ đã thống nhất tiếng nói Việt nam từ Nam chí Bắc: người Trung uốn giọng nói cho ra dấu “ngã”, người Bắc cho ra phân biệt “trời với giời”, dân quê Hà Nam mất dần giọng “ngọng” “lờ thành nờ” “nờ thành lờ”…Đặc biệt nữa với Quốc ngữ, tiếng Việt nam dễ dàng thâu nhập những từ ngoại quốc viết ra nguyên thủy, hay đã viết ra trong cái phiên âm phổ quát (tiếng Anh!) với“a, b, c” la mã: như café, pizza vv, cốt yếu nữa những tên người, tên xứ: Putin, Clinton, New York, Paris…, không còn nạn đọc tên người tên đất qua Trung văn, Hán tự đọc theo Hán Việt: Paris thành Ba lê, Washington thành Hoa Thịnh Đốn….Ở điểm này, theo ý tôi, trong bản thống kê “a, b, c” Việt nam, chúng ta không nên ngần ngại tiếp nhận thêm những chữ “f” , “j”, “w” và “z” (đặc biệt để thu nhập những từ ngoại quốc).
Một điều nên nhấn mạnh là với Quốc ngữ, người Việt nam đi dần đến chỗ hoàn toàn không còn nạn mù chữ: khi một đưá bé sáu tuổi chỉ cần học năm đầu tiểu học, không hết năm đã biết đánh vần đọc Quốc ngữ. Vậy chúng ta có còn nên tiếc việc người Việt không còn dùng chữ Nôm nữa? Không còn dùng chữ Nôm nữa, chúng ta mất gì? Theo tôi nghĩ, chúng ta thật không mất gì, một khi đã đưa chữ Nôm vào “Bảo tàng khảo cổ”; với nghĩa là chúng ta vẫn tạo điều kiện cho những chuyên gia ngôn ngữ học, những học giả tiếp tục thâu lượm những chữ Nôm mới cho bản thống kê những chữ Nôm của ông cha, tiếp tục diễn giải ra Quốc ngữ những di tích còn có thể tìm ra được ( bia đá, trống đồng, trang giấy, ca dao…), có mang chữ Nôm. Như thế, cốt là người Việt nam chúng ta không quên rằng từ xưa, văn hóa Việt nam chúng ta đã có một nền văn học sống động trong đời sống thường ngày,gần gũi dân gian.
Tuy nhiên, chúng ta không thể quên dân tộc Việt Nam là một dân tộc có hàng ngàn năm “Văn hiến” (chữ của Bình Ngô Đại Cáo). Một nền Văn hiến, cá tính riêng biệt, nằm trong lãnh vực của văn minh Hoa Hạ. Chúng ta có từ xưa chữ viết “Hán tự”, nhưng đã đồng hóa thành “Hán Việt”. Đó là cơ sở, như trên tôi đã nhấn mạnh, cho sự hiện thành củavăn học Việt Nam, văn học Hán Việt và văn học tiếng Nôm. Tỷ như người Nhật, người Cao Ly, họ đều có một sự tiến triển văn học tương tự như chúng ta, nằm trong lãnh vực của văn minh Hoa Hạ. Họ rồi cũng có ngôn từ phiên âm thổ ngữ, cũng như những nền văn học cá tính riêng biệt, và họ không quên cái cơ sở nguồn gốc Hoa hạ của văn học mình. Đặc biệt người Nhật –người Cao Ly chắc cũng vậy – muốn thông hiểu văn học Nhật Bản với ngôn từ Nhật Bản, người ta phải biết đọc ít nhất hai nghìn hán tự (với âm tiết Nhật bản). Chính đây là vấn đề tôi muốn nêu lên. Trong trường hợp Việt Nam, chúng ta phải biết một phần chính yếu của ngôn từ chúng ta là Hán Việt! Một nhà văn, nhà báo Việt nam không biết nhận định từ Việt nam nào là Hán Việt, với ý sâu xa từng chữ (v.d. gia đình, từ Hán Việt: gia là nhà, đình, cái sân; gia đình: nơi cha mẹ con cái đoàn tụ - theo Tự Điển Hán Việt - Đào Duy Anh); thì lời văn của họ rồi chắc chắn sẽ thiếu sự thâm thúy. Quốc ngữ cho phép người Việt nam mở rộng đón nhận văn học Tây phương, người Việt nam thường quên lãng điều trên. Quên rằng những chí sĩ văn hào chúng ta thường có một gia tài Hán Việt sâu động. Ngay khi mở đầu truyền bá Quốc ngữ ở các trường học, các ông cha không quên nhấn mạnh ở mọi lớp học phải có những tiết Hán học ( ý là Hán Việt học). Như bây giờ chúng ta có nhiều Tự Điển Hán Việt giá trị ( Đào Duy Anh, Thồi Chiểu, Linh Mục Anthony Trần Văn Kiệm giúp đọc Nôm và Hán Việt vv..), dẫn giải Hán Việt bằng Quốc ngữ, tôi chỉ mong một học sinh muốn tốt ngiệp Trung Học Phổ Thông phải học ít nhất mấy chục giờ Hán Việt, không cần phải học mặt chữ vuông mà học truy khảo bằng Tự Điển Hán Việt hiểu sâu xa từng chữ những câu thông thường như: Tiên học lễ hậu học văn, Nhân chi sơ tính bản thiện,…., đọc một bài thơ Đường, những tác phẩm Hán Việt của cha ông đã phiên âm ra Quốc ngữ, đặc biệt như hai “ tứ tuyệt cú” sau, phản ảnh lịch sử tranh đấu độc lập tự trị của quốc dân Việt nam:
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ