ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Mừng Giáng Sinh - Seasons' Greetings


Quế Anh (oil pastel on paper)

Chúc mừng Giáng sinh - The Seasons’ Greetings


Orphan-girl


Nothing but a sunbeam, a ray of light

In rags and tatters, she is in tears

Her small hands clinging a bowl of dust

In the world she wanders like a flower


Like a flower, she is an orphan-girl

To whom it is given a dash of happiness

For a piece of alms, for a touch of love

She’ll give back a smile to open our hearts .....


25 December 2009


Le sonnet original

Enfant-orpheline


Rien qu’un petit rayon, un rayon de soleil

Vêtue de guenilles et le visage en pleurs

A la petite main un grand bol de poussières

Dans le monde elle va pareille à une fleur


Pareille à une fleur, elle est une orpheline

A qui est-il donné un soupçon de bonheur

Pour une aumône, une caresse elle illumine

De son sourire d’ange à vous ouvrir le coeur


Dans le monde elle va solitaire et en pleurs

La misère est son dû, comme la solitude

Et il nous restera un pincement de coeur


Un pincement de coeur, un peu de gratitude

A l’ange sans ailes, à la fragile fleur

Qui de la terre a pris son fardeau de bonheur

16.2.1994


Mồ Côi


Bé mồ côi, bé hài nhi

Chỉ riêng một chút nhu mì dương quang

Em đi thất thểu bên đường

Mặt mày ủ dột lệ dàn trăm năm

Tay em tôi nắm tôi cầm

Em đi như một vô ngần đóa hoa

Em về như thiết như tha

Mồ côi tim máu hương hoa cuối cùng

Người ta lơ đễnh tình chung

Tặng em một chút chào mừng qua loa

Em đi cô độc đã là

Tàn niên thế giới ta bà tử sinh

Thiên niên tính mệnh bất bình

Máu tim giá buốt cuộc tình vẩn vơ

Trái tim từng phút từng giờ

Cậy em – em có bất ngờ chi không

Thiên thần mất cánh phiêu bồng

Về sau mai một vân mồng còn ghi

17.2.1994

Bùi Giáng

(trích từ tập thơ: Vào Chung cục thơ- La commune poétique aventure.

Bùi Giáng-Ngô Văn Tao, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Việt Nam 2000)

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009

Thời Gian - Time


Quế Anh (oil pastel on paper) Hạt đậu xưa – A seed of remembrance

Time

Time is River of No-Return
In vale of remembrance with no water-source
Life’s slowly fading in meanders
And days flowing away on the waves of Time

A slight jug-jug of skylark to be waiting for
Flowers of spring to remind our despair
Remote bygones and sorrows of failure
In the ultimate hour of our deliverance

Given hands but nothing to retain
Continual noria of missed rendezvous
But you -my dear, my love- the forgotten image

Of washed out colours in a school book’s pages
A splendid smile driving back in Time
In search of sunshine, the dawns of our life
12.2009

Le sonnet original
Le Temps

Le temps est un départ sans espoir de retour
A la vallée du souvenir que rien n’abreuve
La lente vie se perd à de brusques détours
Aussi s’en vont les jours comme les flots du fleuve

Tout faible chant d’oiseau est une longue attente
Et la fleur du printemps, une désespérance
La jeunesse envolée, notre perte est latente
Déjà sonne l’heure de notre délivrance

Une main est donnée et rien n’est retenu
Continue noria de rencontres perdues
Toi aussi -mon amour- une image oubliée

Dans les feuilles d’école aux couleurs délavées
Le sourire jalon pour remonter le temps
Retrouver un éclair de notre ancien printemps
24 Février 1994


Thời Gian

Thời gian là trận ra đi
Không về thung lũng bài thơ ban đầu
Non ngàn vắng vẻ tình si
Đời đi chậm chạp mất đi từ đầu
Khúc quanh thứ nhất chìm sâu
Tháng ngày vùn vụt mang sầu Cửu Long
…..”Ấy ai dặn ngọc thề vàng” …
Chim non hót nhẹ như nàng mất đi
Đợi chờ bao xiết lâm ly
Đóa hoa xuân mộng vĩnh ly từng giờ
Tuổi xuân bay mất tờ thơ
Ngàn năm ở lại bất ngờ vể không
Bàn tay tặng vật mông lung
Ôi tình! Ôi mộng! Ôi không ôi ờ
Em người yêu dấu tuyệt vời
Cũng là hình ảnh quên rồi, ấy em
Trong trang giấy cũ nhà trường
Sắc màu nhòe nhoẹt còn vương vấn gì
Nụ cười khôn xiết từ bi
Ngước thời gian để chớp lòe xuân xưa
24.12.1994
Bùi Giáng
(trích từ tập thơ: Vào Chung Cục Thơ – La commune poétique aventure. Bùi Giáng-Ngô Văn Tao
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn – Việt Nam 2000)

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Trái tim - The hardened heart


Quế Anh (acrylic on canvas 40x50cm) Trái tim – A hardened heart

….The days were flowing away

the flow of my life with joys and sorrows

it should be decanting in my soul a profound sadness

As one used to be full of hate

I did not know how to love

As one had to beg to survive

I could not receive and accept

You who will come along on my ancient roads

have a moment of silence by my graveyard

there might be a rock in the land

striving for a better world

my sadly hardened heart….


17.12.09

(extracted from a long vietnamese poem 1980)


Một đoạn thơ (trích)


…Thịt xương tan trái tim còn nguyên khối

cuộc đời xưa đã qua rồi

mà tôi còn đắm đuối

vẫn hằng mong trở lại đất trần gian

nơi chim về lá đẹp mái nhà tranh

khi trăng rụng thu vàng thành phố mến

và nắng chiều mở rộng lòng tôi như song cửa

khi tuyết rơi dịu nhẹ hồn tôi nhánh thông gầy


Tôi đến cuộc đời nằm gọn trong lòng mẹ

đất miền Nam thấm nhựa chiếc thân tôi

những người da vàng tóc thẳng

mắt đen nghiêng

dìu thương tôi ủ nồng trong tiếng hát


Ngày mộng mị dài như bất tận

mây bay đi in hình bao ấn tượng

nắng trưa hè nặng trĩu mái đình cong

người mẹ bàn tay hiền như suối mát

trán con đây xoa nhẹ giấc ngủ chiều

Đời đẹp vậy và lòng người rộng lớn

có phải chỉ vì ngày vui ngắn ngủi

và hy vọng mới chứa đầy trái tim non


Tôi đã lớn áo khoác ngoài làn ngô chín

mắt hé mở bừng tỉnh trước cuộc đời

vai sánh bước với vạn người chung sống

Em yêu xưa

… ..bên vườn hoa xóm học

im hơi nghe sao lùa trên mái ngói cây che

đêm xuống lạnh cũng mang màu tìm biếc

gió buông màn thơm ngát vị hoa ngâu

Ôi! tình yêu của lòng anh hẹn ước

không phai màu khi nắng chiếu phương đông


Trôi đi mãi phút buồn vui hẹn gặp

của ba vạn sáu nghìn ngày

lắng trong hồn tôi cũng có những mảng sầu hối tiếc

người ta còn thù nên tôi đã không biết yêu

và bên đường còn kẻ xin nên tôi đã không biết nhận

Những bạn đến đi trên đường tôi đã bước

đây nấm mồ hoang của lòng tôi ớn lạnh

tim sắt đá vi tình đời không hoàn mỹ…..

1970 (trích từ : “Một Ngàn Năm Nữa” trong tập thơ “Nuages-Mây”- ngô văn tao. Montréal 1988)

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Hồi tưởng - The leaves of memory


Quế Anh (acrylic on canvas 40x50cm) Hồi tưởng - The leaves of memory

Memory

It was as a leaf blown away by the wind
A keen regret for a bygone story
It was a shiver going back in Time
On a tenuous path of memory

You came back from the fields
Beautiful and smiling in the sun of May
Figure half-hidden in a posy of flowers
So young and so childish to be embraced with love

It was as in yersterday – the tender story
A crystalline dream but with my silly heart
Not knowing how to love you
. . . . .. . and to shield your innocence

From the turmoil of un-kept promises
Dripping tears along my bony cheeks
For the hazy story-image of Memory
13.10.09


Le sonnet original
Mémoire

Ce n’était qu’une feuille emportée par le vent
Rien qu’un amer regret de l’ancienne histoire
Ce n’était qu’un frisson à remonter le temps
Au fil ténu, au fil ténu de la mémoire

Tu revenais des champs belle et radieuse
Mois de Mai, la lumière était à en pleurer
Ton visage caché parmi les fleurs, rieuse
Les lèvres de l’enfant qui serait à aimer

Ce n’était que d’hier – Oh! histoire d’hier
Du rêve cristallin, de mon coeur trop fier
Pour avoir pu t’aimer et garder ta jeunesse

Des douleurs de la vie et des vaines promesses
Les larmes sur les joues à jamais essuyées
Au fond de ma mémoire une image embuée
22.2.1994

Ký Ức

Chỉ là chiếc lá gió lay
Một niềm lưu luyến đắng cay sinh bình
Chỉ duy rung động tâm tình
Ngược thời gian gặp tơ tình vu vơ
Em về từ ruộng từ đồng
Đẹp và lừng lẫy tưng bừng niềm vui
Tháng Năm, ánh sáng ngậm ngùi
Khóc trời khóc đất khóc người người ta
Mặt em vùi ngập ngọc ngà
Trong tình mộng tưởng trong hoa đầu mùa
Hài nhi môi miệng cười đùa
Chỉ là câu chuyện hôm qua
Ồ! Câu chuyện chỉ hôm qua tới giờ
Trong veo tinh thể giấc mơ
Trái tim kiêu hãnh ai ngờ biết yêu
Yêu nhau sương sớm nắng chiều
Yêu nhau bảo vệ diễm kiều xuân xanh
Tồn sinh khốc liệt đã đành
Xin em cứ bước thập thành vi vu
Thưa em, đôi má tuyệt trù
Từ đâu ngấn lệ pha mù mắt em
Tài hoa anh biết nghiêng mày
Soi em gương vỡ một ngày thâu đêm
24.2.1994
Bùi Giáng (trích từ tập thơ “Vào Chung Cục Thơ-La commune poétique abventure” Bùi Giáng-Ngô Văn Tao. Nhà Xuất Bản Hội nhà Văn – Việt nam 2000)

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Cõi nhân sinh - The human world



Quế Anh (acrylic on canvas 40x50cm)

Vũ trụ mênh mông - The immense universe


That the humanity’s monument could just one day collapse and we to disappear in the Nihil! While wondering at the human spirit’s great adventure, H.Poincaré could not help thinking about the end, the dreadful fate of mankind.

The world seems to be created for human beings, the universe to be apprehended by the human mind. This anthropocentric vision is full of anguish, the anguish in front of the death and the Nihil.

Why is that something really exists, but not just Nothingness?” (Leibniz)

The religions let the answer to the Mighty God.

Buddhism takes the question with serenity.

We are not going to follow the positivism of A.Comte, overtaking the question by the cult of Human Spirit, as an entity with its permanency until the end of time. This cult, Pagan and rigidly doctrinal, a breeding soil for Fascism (J.P.Sartre), is away in fact from the philosophy of Modern Science, which is open to scepticism and supposes the nature’s incompleteness (Godel’s theorem)

For not to fall in Nihilism, we advocate the embrace of Life, the transient stay on earth, material and immaterial existence in our weaknesses, our sorrows, our pains…As long as the house to be constructed, as long as the human epopy to be pursued, we have our own future, the humanity’s future to live, always to strive for a better world.


Vũ trụ con người rồi đây sẽ tan tành và sụp đổ, chúng ta tất cả tan biến vào hư vô. H. Poincaré, toán gia lừng danh, trước những thành tựu không cùng của trí óc con người, vẫn thầm tự hỏi về cái ngày tận thế đó.

Trái đất như là có để thuộc về sở hữu loài người; vũ trụ mênh mông kỳ ảo, con người rồi đây sẽ tìm ra những ẩn lý. Cái vũ trụ quan đó, coi con người là trọng tâm chủ thể, thật ra không thoát khỏi sự khắc khoải vô biên, khắc khoải của mỗi người chúng ta trước thần chết và hư vô.

“Tại sao Có, mà không tuyệt đối là Hư Vô?” ( câu hỏi của Leibniz)

Người tín đạo chờ ngày Thượng Đế trả lời.

Kẻ theo đạo Phật tâm hồn thanh tĩnh không quan ngại.

Chúng ta không theo thuyết Chứng Thực của A.Comte, chỉ biết sùng bái “lý tính con người như vĩnh hằng và tuyệt đối”. Một ý thức hệ vô thần và khô cứng, mang sẵn mầm mống cho phát xít chủ nghĩa (theo J.P. Sartre); triết lý khoa học đương đại phủ nhận và nhìn vũ trụ con người tiềm ẩn những nghi vấn và những lệch lạc vô khả giải định.

Chúng tôi tin ở phận người, những chiếc bóng phù du trên trái đất, mang trên vai sử tính của nhân loại. Đi tìm cải tiến để truyền đạt cho nhau ngôi nhà để thể hiện, hoài bão không cùng một thế giới hoàn mỹ cho cõi hữu hạn nhân sinh.

9.12.09

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Cô hàng bán cá - Push-cart lady


Quế Anh (acrylic on paper) Cô hàng bán cá - Fishmonger


Push-cart fishmonger!

We are vagrant we are lost
In the very life, we are homeless
Kites without retaining strings
But how to accept our condition?

Fishmonger roving by the streets
Could you sell us any of the dreams?
Lady, you will be the muse that we elected
Adrift though we are in this winter morning

Of all your fishes, which one is delusion?
We could make an exchange with our presents
Our present sorrows and bygone memories

We present you with our broken whims
Push-cart lady, smiling open heart
Here is your crown made with far-away stars
8.11.09

Le sonnet original
A la marchande de poissons

Nous sommes vagabonds et nous sommes perdus
Et dans la vie aussi, nous sommes vagabonds
Des cerfs volants par des ficelles retenus
Mais comment refuser notre condition?

Marchande qui s’en va, errante dans les rues
Revends-nous, si tu peux, un peu de tous ces rêves
Tu seras la muse que nous avons élue
Ce matin de l’hiver qui se trouve en dérive

De tes poissons, lequel est fait d’illusion?
Nous en ferons l’échange avec nos petits dons
Les peines du présent et les joies du passé

Le don tout incertain de notre coeur blessé
Marchande de poissons, au visage sans voile
Voici ta couronne de milliers d’étoiles
6.2.94

Kính dâng
Thiếu phụ-dịu dàng-bán cá-cô nương

Phiêu bồng vô tận chúng tôi
Chết từ vô xứ đứng ngồi không yên
Chỉn e rất mực mà rằng
Từ đâu tới đó thăng bằng máu tim
Kể từ dâu biển thênh thênh
Bất ngờ tao ngộ còn nên nói gì
Ồ em! Em ạ, bước đi
Thuyền quyên số dzách nhu mì một cây
Dầu như từ tháng đến ngày
Trên đầu tang hải vấn dài thở than
“…tình xưa đã lỗi muôn vàn…”
Về đây bán một đá vàng cá tôm
Ôi! em vô tận chiều hôm
Có bao giờ biết mưa nguồn từ đâu
Nhìn em gió gác trăng lầu
Với bầu tiên với hương màu bán khai
Hồi sinh non biển dặm dài
Uy quyền thục nữ thiên tài tái sinh
Cho anh bất chợt thình lình
Một giờ ấm áp kết tinh nụ cười
10.2.94
Bùi Giáng
(trích từ tập thơ: “Vào Chung Cục Thơ-La commune poétique aventure” Bùi Giáng-Ngô Văn Tao
Nhà xuất bản Hội nhà Văn -Việt Nam 2000)

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

Môi trường - Ecology

Quế Anh (oil pastel on paper) Môi trường – Ecology



A propos de la conférence de Copenhague sur le climat du monde


“…..Pier Paolo Pasolini (1922-1975), le cinéaste et poète italien n’a cessé de s’en prendre au “génocide culturel” perpétré par le monde contemporain contre l’expérience humaine. Ainsi de l’anéantissement des pratiques populaires de l’Italie industrialisée des années 1960 et 1970. Une belle image représente cette perte: la disparition des lucioles de la nuit italienne, dont la pollution a éteint le scintillement lumineux, déplore Pasolini dans des écrits d’une rare intensité. La luciole symbolise ici l’innocence perdue, le désir qui irradie et illumine amis et amants au coeur de la nuit. Mais elle est aussi la métaphore d’une humanité en voie d’extinction. Pire dans une société qui déifie les gloires clignotantes de la TÉLÉ et qui “stéréotype” les regards, “il n’existe plus d’êtres humains”, assure Pasolini, mais seulement “des singuliers engins qui se lancent les uns contre les autres”. Ainsi le Fascisme ne serait pas mort, il bougerait encore, il se réaliserait encore beaucoup mieux à travers une modernité qui troque les bruits de bottes contre le cliquetis des caisses enregistreuses”

(extrait de l’article “Lueurs d’espoirs face aux lumières aveuglantes du pouvoir”Nicolas Truong, dans le journal Le Monde, Paris le 4 Décembre 2009)


Ces quelques lignes me rappellent de façon lumineuse la mémoire emplie d’admiration, que j’avais pour le cinéaste et poète Pier Paolo Pasolini (*). Cet “homme révolté”, de cette humanité en voie d’extinction, de ceux qui ont vécu le temps d’après-guerre et d’avant l’arrivée du “monde moderne”, le monde de l’industrie et de la technologie pour le profit et pour le pouvoir. Ceux qui ont encore la nostalgie de la campagne ondulante des champs de blé, de rizières, de mûriers…, aux petits sentiers sinueux à l’infini, reliant les hameaux silencieux et perdus, tôt endormis et sans aucune lumière dans la nuit, des nuits au clair de lune, au scintillement des lucioles, au chant des cigales, au bruissement non-interrompu des grillons…Cette nostalgie nous rappelle que le Fascisme ne serait pas mort, qu’il est toujours là dans les pays à l’absolutisme idéologique mais de fait aussi sous une forme insinueuse latente même dans les démocraties dites libérales (**), et qu’il se réaliserait encore surtout “avec le cliquetis des caisses enregistreuses”, avec l’appel des besoins de consommation effrénée de bruits, d’images et de nouvelles…. à nous désespérer et à nous faire perdre tout espoir d’une vraie existence digne de l’humanité.

7.12.09

* Pasolini-theorem - ngovantao.blogspot.com 25.5.09

** The end of history - ngovantao.blogspot.com 24.11.09


Nhân dịp Hội nghị Copenhague về khí hậu hoàn cầu

Có một thời xưa, xưa nhưng không xa lắm, cô nông dân hai mươi tuổi đẩy sào cho chiếc thuyền tre băng qua hai ba cây số ruộng chiêm trong mùa nước, chở bác tôi và tôi - tôi khi còn bé - từ làng Đồng Bào, huyện Kim Liên đến làng Lam Cầu bên bờ sông Nhuệ cạnh tỉnh lỵ Phủ Lý. Khởi hành chắc đã xế chiều, nên khi đến Lam Cầu, nơi bác tôi làm ông giáo lớp nhất trường tiểu học, thì trời đã vào đầu đêm. Cả làng Lam Cầu ngủ yên trong đêm tối. Nhưng đêm đó là đêm sáng trăng, những bụi cây đầy đom đóm, trời đất vang dội tiếng ve sầu và tiếng dế mèn…

Cái thời xưa đấy, khi văn minh khoa học kỹ thuật chưa đến tàn phá nông thôn, tàn phá những vườn hoa vườn trái ngoại ô Hà Nội, để không còn những chuyến tầu điện lạch cạch đi từ Thanh Xuân-Hà Đông đến hồ Hoàn Kiếm, và tôi đi học về, nhảy xuống tầu điện ở Khâm Thiên đi dọc theo bờ hồ Thuyền Quang về nhà ở phố Robert (với tên Trương Hán Siêu bây giờ). Con phố nhỏ, mà đêm xuống gần như không đèn, có đóm đóm lấp lánh, có tiếng ve sầu kêu; những con ve sầu mà tôi thường bắt mang về để trong mùng và mộng mơ trước khi ngủ…

Nicolas Truong, trong một bài tản văn bình luận, nhắc nhở nhà thơ đạo diễn phim ảnh Pier Paolo Pasolini đã than thở rằng không còn đâu những con đom đóm lập lòe cho những người yêu tình tự, cho những người bạn hàn huyên trong sự yên lặng không đèn của đêm cùng… Thế giới văn minh hiện đại đã giết chết những con đom đóm những con ve sầu, ẩn dụ làm mất đi một cái gì thật sâu xa, thâm trầm của đời sống con người. Chúng ta tưởng không còn nữa cái khống chế tàn bạo của Quốc Xã Phát Xít, nhưng thật nó vẫn còn đây dưới một hình thức khác với những chế độ độc tài , ý thức hệ đen tối một chiều, mà ngay cả trong những chế độ Dân chủ Tự do phóng khoáng Tây phương (*). Sự khống chế tàn bạo của tư bản chủ nghĩa, khoa học kỹ thuật vì lợi nhuận, chìm đắm con người với những nhu cầu tiểu xảo thừa thãi (tàn phá môi sinh, rối loạn khí hậu hoàn cầu).

Rồi đây, những nhà thơ, những nghệ sĩ đã từng biết cái thời xưa mà tôi nhắc nhở trên, sẽ không còn ai. Thế giới con người đi vào tuyệt vọng, có còn biết phảng phất luyến tiếc không một cái gì thật trong trắng đã mất đi rồi ( l’innocence perdue)?

7.12.2009

(*) Chung Cục của lịch sử - ngovantao.blogspot ngày 24.11.09