Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

Môi trường - Ecology

Quế Anh (oil pastel on paper) Môi trường – Ecology



A propos de la conférence de Copenhague sur le climat du monde


“…..Pier Paolo Pasolini (1922-1975), le cinéaste et poète italien n’a cessé de s’en prendre au “génocide culturel” perpétré par le monde contemporain contre l’expérience humaine. Ainsi de l’anéantissement des pratiques populaires de l’Italie industrialisée des années 1960 et 1970. Une belle image représente cette perte: la disparition des lucioles de la nuit italienne, dont la pollution a éteint le scintillement lumineux, déplore Pasolini dans des écrits d’une rare intensité. La luciole symbolise ici l’innocence perdue, le désir qui irradie et illumine amis et amants au coeur de la nuit. Mais elle est aussi la métaphore d’une humanité en voie d’extinction. Pire dans une société qui déifie les gloires clignotantes de la TÉLÉ et qui “stéréotype” les regards, “il n’existe plus d’êtres humains”, assure Pasolini, mais seulement “des singuliers engins qui se lancent les uns contre les autres”. Ainsi le Fascisme ne serait pas mort, il bougerait encore, il se réaliserait encore beaucoup mieux à travers une modernité qui troque les bruits de bottes contre le cliquetis des caisses enregistreuses”

(extrait de l’article “Lueurs d’espoirs face aux lumières aveuglantes du pouvoir”Nicolas Truong, dans le journal Le Monde, Paris le 4 Décembre 2009)


Ces quelques lignes me rappellent de façon lumineuse la mémoire emplie d’admiration, que j’avais pour le cinéaste et poète Pier Paolo Pasolini (*). Cet “homme révolté”, de cette humanité en voie d’extinction, de ceux qui ont vécu le temps d’après-guerre et d’avant l’arrivée du “monde moderne”, le monde de l’industrie et de la technologie pour le profit et pour le pouvoir. Ceux qui ont encore la nostalgie de la campagne ondulante des champs de blé, de rizières, de mûriers…, aux petits sentiers sinueux à l’infini, reliant les hameaux silencieux et perdus, tôt endormis et sans aucune lumière dans la nuit, des nuits au clair de lune, au scintillement des lucioles, au chant des cigales, au bruissement non-interrompu des grillons…Cette nostalgie nous rappelle que le Fascisme ne serait pas mort, qu’il est toujours là dans les pays à l’absolutisme idéologique mais de fait aussi sous une forme insinueuse latente même dans les démocraties dites libérales (**), et qu’il se réaliserait encore surtout “avec le cliquetis des caisses enregistreuses”, avec l’appel des besoins de consommation effrénée de bruits, d’images et de nouvelles…. à nous désespérer et à nous faire perdre tout espoir d’une vraie existence digne de l’humanité.

7.12.09

* Pasolini-theorem - ngovantao.blogspot.com 25.5.09

** The end of history - ngovantao.blogspot.com 24.11.09


Nhân dịp Hội nghị Copenhague về khí hậu hoàn cầu

Có một thời xưa, xưa nhưng không xa lắm, cô nông dân hai mươi tuổi đẩy sào cho chiếc thuyền tre băng qua hai ba cây số ruộng chiêm trong mùa nước, chở bác tôi và tôi - tôi khi còn bé - từ làng Đồng Bào, huyện Kim Liên đến làng Lam Cầu bên bờ sông Nhuệ cạnh tỉnh lỵ Phủ Lý. Khởi hành chắc đã xế chiều, nên khi đến Lam Cầu, nơi bác tôi làm ông giáo lớp nhất trường tiểu học, thì trời đã vào đầu đêm. Cả làng Lam Cầu ngủ yên trong đêm tối. Nhưng đêm đó là đêm sáng trăng, những bụi cây đầy đom đóm, trời đất vang dội tiếng ve sầu và tiếng dế mèn…

Cái thời xưa đấy, khi văn minh khoa học kỹ thuật chưa đến tàn phá nông thôn, tàn phá những vườn hoa vườn trái ngoại ô Hà Nội, để không còn những chuyến tầu điện lạch cạch đi từ Thanh Xuân-Hà Đông đến hồ Hoàn Kiếm, và tôi đi học về, nhảy xuống tầu điện ở Khâm Thiên đi dọc theo bờ hồ Thuyền Quang về nhà ở phố Robert (với tên Trương Hán Siêu bây giờ). Con phố nhỏ, mà đêm xuống gần như không đèn, có đóm đóm lấp lánh, có tiếng ve sầu kêu; những con ve sầu mà tôi thường bắt mang về để trong mùng và mộng mơ trước khi ngủ…

Nicolas Truong, trong một bài tản văn bình luận, nhắc nhở nhà thơ đạo diễn phim ảnh Pier Paolo Pasolini đã than thở rằng không còn đâu những con đom đóm lập lòe cho những người yêu tình tự, cho những người bạn hàn huyên trong sự yên lặng không đèn của đêm cùng… Thế giới văn minh hiện đại đã giết chết những con đom đóm những con ve sầu, ẩn dụ làm mất đi một cái gì thật sâu xa, thâm trầm của đời sống con người. Chúng ta tưởng không còn nữa cái khống chế tàn bạo của Quốc Xã Phát Xít, nhưng thật nó vẫn còn đây dưới một hình thức khác với những chế độ độc tài , ý thức hệ đen tối một chiều, mà ngay cả trong những chế độ Dân chủ Tự do phóng khoáng Tây phương (*). Sự khống chế tàn bạo của tư bản chủ nghĩa, khoa học kỹ thuật vì lợi nhuận, chìm đắm con người với những nhu cầu tiểu xảo thừa thãi (tàn phá môi sinh, rối loạn khí hậu hoàn cầu).

Rồi đây, những nhà thơ, những nghệ sĩ đã từng biết cái thời xưa mà tôi nhắc nhở trên, sẽ không còn ai. Thế giới con người đi vào tuyệt vọng, có còn biết phảng phất luyến tiếc không một cái gì thật trong trắng đã mất đi rồi ( l’innocence perdue)?

7.12.2009

(*) Chung Cục của lịch sử - ngovantao.blogspot ngày 24.11.09

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ