my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002)
Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)
Quế Anh (oil pastel on paper) Phong Lan – Orchid perennial
ORCHID
At the end of our life, there’ll be silence As under the sun our unfulfilled desires Orchid perennial, our vow of permanence But of the bygones only the lost memories
In the morning, we are waiting for the sun Opening lights in the dull cycle of the days You come and present us with an orchid branch Golden petals, the autumn dreams
Over the living and over our sorrows You want to tell us about the waves of time And our boats adrift in the eddy of its flows
Looking for the port, with no way to get home And orchid flowers, our very passions Hanging over the pond of forgotten dreams 26.11.09
ORCHIDÉE
A la fin de la vie, il viendra le silence Comme sous le soleil resteront nos désirs La branche d’orchidée, le voeu de permanence Mais de notre jeunesse il n’est que souvenir
A l’aube attendons-nous le lever du soleil Continuer le cycle de nos jours monotones Et tu viens nous offrir des pétales vermeils La branche d’orchidée, le rêve de l’automne
Au-delà de la vie, au-delà du regret Tu voudrais nous parler du temps qui ne s’arrête Le temps, une barque sur le courant des jours
Chercher un port d’attache, un espoir de retour Et la fleur d’orchidée, le symbole chétif Du rêve suspendu sur l’étang de l’oubli 22.2.1994
PHONG LAN
Trong cuộc phá vỡ tận cùng Tử sinh còn một ngại ngùng lặng im Từ trong vô tận nghìn nghìn Ngành lan hé nụ cười tình kính dâng Rằng từ ngẫu nhĩ mà ra Chết từ sơ ngộ tố nga cuối cùng Đóa hoa thu muộn lẫy lừng Ai từng nhắc chốn ai từng nhớ nơi Ai từng đã đến với ai Ngành hoa xuân sắc đầu này yêu thương Ngành lan huệ đóa hải đường Bên kia thể dựng môi trường tái sinh Phong lan sực nức một mình Từng cay đắng lại tự tình hơn xưa Thời gian dừng sững giữa trưa Hoang mang tháng chạp thượng thừa ra giêng Chúng ta – người ngợm ô duyên Tình cờ tao ngộ thiêng liêng một giờ Ai từ quốc sắc bơ vơ Gặp ai như một bất ngờ nhìn nhau Cậy ai tính mệnh yêu đào Mỹ nhân như thể hoàng mao đọa đầy Cậy ai chút cỏn con này Niềm đau tơ tóc thánh ngày thâm sâu Bấy chầy chưa tỏ âm hao Ai về trong một đêm nào muội mê Không đính ước chẳng định kỳ Hương trời vô tận bóng dài phôi pha Ấy trong ngọc ấy ngoài ngà Tình như mộng tưởng ấy là quên nhau 22.2.1994 Bùi Giáng (trích từ tập thơ: Vào chung cục thơ-La commune poétique aventure Bùi Giáng-Ngô Văn Tao, nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn-Việt Nam 2000)
In Hegel’s “Dialectics of History”, government is the embodiment of the nation’s collective spirit. All apparent contingent events of history are stages of the logical unfolding of the sovereign reason which is embodied in the State. The key to historical fulfilment is the rational realisation of unity, a unity that can in time come to connect individuals with each other and with the world in which they live. Universal social human history is the product of reason leading to reconciled humanity, at one with itself, living according to shared morality and rules of laws.
For Marx with his materialist philosophy, the labor of historical development should be in materialist terms. The first step is to get out of the state of “master and slave”, but also by the proletarian revolution, which liberates the society from the unhumane capitalism, leading towards communist society, of human brotherhood in justice and in common life with all means of material productionsto bein sole possession of the community. In the A.Kojève’s stance, this processual movement in which division is subjected to reconciliation and unity culminates in the “End of History”.
Taking the word from Kojève, the popular essay ofFrancis Fukuyama has as title “The End of History” . That was in 1989, at the fall of the Berlin Wall, the disgrace of communism in Eastern Europe and in Russia and the end of cold war, Fukuyama argued that Liberal Democracy ( of the Western Europe and of The United States of America), conquering rival ideologies like monarchic conservatism, fascism and communism, may constitute “the end point of mankind’s ideological evolution” and “the final form of human government” and as such constituted“the end of history”.
It is in fact a “conservative and populist” thesis. Albeit pleasing the Right and the conservative crowds in Europe, and particularly in U.S.A. of which Fukuyama is a citizen, this celebration of liberal democracy hegemony, Judeo-Christian civilisation of The West, is commonly criticized.
J.Derrida pointed out:
“For it must be pointed out, at the time when some (as Fukuyama) have the audacity to neo-evangelize in the name of liberal democracy that has finally realized itself as the ideal of human history: never have violence, inequality, exclusion, famine, and thus economic oppression affected as many human beings…”
Liberal democracy is by essence capitalism, “the free market” but also “the perennial imperalism of financial trust”. The capitalism being unable to regulate itself in its drive for profit, the actual economic world crisis had its cause in this fundamental internal contradiction. The existence of Israël is not the problem, but Israël as imperalist and racist power, sustained by the Jewish Financial world lobby, is also the internal contradiction of liberal democracy of the west; the Sionist state could not stop its expanding colonisation in the middle-east, crushing the Palestinian people, a second class nation to be forsaken in sufferings and in exile. Muslim Fundamentalism, Jihad terrorism are not fights against civilisation, against life, against the West but struggles for recognition, assertions of peoples’ own dignity, rights and ways of living.
Morevoer, liberal democracy-capitalism implies for pure profit unbridled scientific and technicaldevelopments for consumer demands, detrimental to the ecology, to the natural world of the very human living. Fukuyama seemed to concede himself so that his thesis was incomplete: “There can be no end of history without an end of modern science and technology” (quoted from “Our Posthuman Future” 2002 ). As a matter of fact, he contradicted his own thesis for the possibility of an “end of history” - which means the termination of human socialevolution! - when he wrote in the last paragraph of his essay:
“The end of history will be a very sad time. The truggle for recognition, the willingness to risk one’s life for a purely abstract goal, the worldwide ideological struggle that called forth daring, courage, imagination and idealism, will be replaced by economic calculation, the endless solving of technical problems, environmental concerns, and the satisfaction of sophisticated consumer demands. In the post-historical period , there will be neither art nor philosophy..”
22.11.09
Cáo chung của lịch sử?
(Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày xụp đổ Bức Tường Berlin)
Lịch sử nhân loại nhìn chung, theo triết gia Hegel, là sự chuyển biến thăng hoa của tinh thần nhân loại đi tới xã hội thế giới tôn trọng ước vọng chính đáng của từng người, trong sự tự nhận thức chính mình và cảm thông nhân loại như một cộng đồng chia sẻ phận nhân sinh trên vị hành tinh này. Chuyển biến là chuyển biến lý tính theo biện chứng pháp, tân tiến bất tận từ quy định này sang quy định khác của xã hội con người. Với cái nhân sinh quan xã hội của đầu thế kỷ thứ mười chín, sau cuộc cách mạng dân chủ 1789 Pháp Quốc và tuyên ngôn nhân quyền của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, thoát khỏi ách thống trị của Đế Quốc Anh, Hegel nhìn nhận sự biến chuyển xã hội nhân loại cốt yếu trước hết làtừ bỏ thể chế xã hội“có Thầy và có Tớ” ( Maître et Valet) để đến xã hội mà con người ai cũng bằng ai, mọi người đều đóng góp xây dựng những quy luật cho đời sống xã hội. K.Marx đồng ý với Hegel, nhưng vào giữa thế kỷ thứ mười chín với sự bành trướng của kỹ nghệ cùng sự tăng trưởng của giai cấp công nhân lao động, Marx nhấn mạnh động cơ vật chất của lịch sử, sự chiếm đoạt tài sản và quyền thống trị bởi một số người, một giai cấp (gia cấp tư bản). Theo Marx, biến chuyển lịch sử xã hội không chỉ là từ bỏ thể chế “có Thầy và có Tớ” mà bắt buộc phải là sự quật khởi nổi loạn của giai cấp vô sản lao động mà lịch sử là sự bị đàn áp và bóc lột. Nên theo Marx, cái xã hội lý tưởng cứu cánh của sự biến chuyển thăng hoa của xã hội con người, không chỉ là dân chủ theo cái ý của Hegel mà còn phải là xã hội cộng sản, xã hội mà guồng máy sản xuất vật chất phải là của chung, con người ai cũng như ai không sở hữu tư sản, đóng góp lao động theo khả năng, đồng đều hưởng thụ những điều vật chất cần thiết chính đáng trong cuộc sống. Cái xã hội lý tưởng cứu cánh đó, Alexandre Kojève gọi là “chung cục của lịch sử” (the End of History), viễn tượng trong hoài bão không cùng của nhân loại.
Francis Fukuyama dựa trên từ của Kojève viết tiểu luận với đề tài: “Sự Cáo Chung của Lịch Sử” ( The End of History – từ dịch của mạng Talawas), năm 1989. Một tiểu luận tương đối được nói tới nhiều, có lẽ theo tôi nghĩ vì khía cạnh “bảo thủ và bình dân túy” ( conservateur et populiste), tôn vinh văn hóa Tây Phương, đặc biệt phù hợp ý thức bá chủ của đế quốc Mỹ. Vào năm 1989, trước sự tan rã của khối Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết- Đông Âu đưa đến sự xụp đổ của bức tường Berlin, chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh, tiểu luận Fukuyama tuyên dương Xã Hội Dân Chủ Phóng Khoáng (Démocratie libérale – Talawas dịch) Âu Mỹ; nếu tất cả các quốc gia trên hoàn cầu hòa đồng đi đến cơ chế chính trị xã hội đó, thì có lẽ chúng ta có thể “cáo chung cho lịch sử”. Thật là một xác định phi lý, trái ngược với lý thuyết biện chứng pháp của Hegel trong sự “hiện thành” (le devenir) biến chuyển bất tận của (khái niệm) xã hội với những quy định hữu hạn và tự phủ định, hướng về chân lý. Rất nhiều học giả đã phản bác Fukuyama.
Tuy nhiên thật khó phản bác được Fukuyama rằng Xã Hội Dân Chủ Phóng Khoáng tây phương hiện đại là xã hội quốc gia tân tiến nhất trên trái đất, một nhận định hoàn toàn phù hợp với tâm tư bảo thủ Tây Phương và “bình dân túy” trong quần chúng tây phương, đặc biệt nhất ở Mỹ Quốc, mà Fukuyama là một công dân, với sự tự hào cố thủ của xã hội nước giàu cấp tiến trước sự trỗi dậy của những xã hội nước nghèo đang thoát ly tối tăm và lạc hậu. Nhưng nếu nhìn theo quan điểm lịch sử phổ quát nhân loại (l’histoire universelle du monde) của Hegel, xã hội dân chủ phóng khoáng Tây phương chỉ có thể là một quy định hữu hạn, tự nó tiềm ẩn mâu thuẫn.
Theo quan niệm hiện đại, Dân Chủ là toàn thể người dân có quyền tham gia định đoạt quy luật xã hội đời sống của cộng đồng bằng những lá phiếu. Nhưng ở những nước “độc tài đảng trị”, chúng ta thấy luôn luôn là những trường hợp khống chế “hơn 90%” người dân bỏ phiếu theo chỉ thị cũa đảng (hay của lãnh tụ). Ở Âu Mỹ, cũng không hoàn toàn là chân thật công lý, những quyền lực có tiền tài, nắm được phương tiện tân tiến truyền thông áp đảo quần chúng bỏ phiếu theo mưu đồ đen tối nào đó. Đó là sự kiện tổng tuyển cử bầu G.W.Bush làm tổng thống Hoa Kỳ (2000-2008), để rồi mở cuộc chiến tranh không chính nghĩa, chiếm đóng Irak theo mưu đồ của tập đoàn tài phiệt dầu khí, hàng trăm ngàn người dân Irak bị giết hại trong chiến tranh, đất nước Irak lầm than nội chiến và chống đối ngoại bang, mà đế quốc Mỹ cũng phải sa lầy trả giá ở đó cho đến bây giờ.
Xã Hội Dân Chủ Phóng KhoángTây Phương căn bản là Tư Bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường và tự do đầu tư lợi nhuận. Tư Bản tự do chủ nghĩa trong mấy trăm năm qua cho đến nay là động cơ cho sự tiến triển kinh tế khoa học kỹ thuật của nhân loại. Nhưng chính nó đưa đến “Nghệ thuật phổ quát kỹ nghệ lợi nhuận” (Adorno), con người mất nhân tính, chìm đắm với những nhu cầu tiểu xảo thừa thãi. Tư bản tự do chủ nghĩa mang sẵn cái mâu thuẫn hiển nhiên là vì với tư bản chủ nghĩa, kinh tế sản xuất phải luôn luôn tăng tốc phát triển, để rồi một ngày nào đó xã hội loài người sẽ sa đọa trong một thế giới thiên nhiên ô nhiễm nguy hại cho chính sự sinh thái của con người. Chính nó không biết tự điều tiết, cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới hiện nay chính là hậu quả của sự đầu tư thái quá vụ lợi của những “ngân hàng cho vay lãi”.
Tư bản kinh tế thị trường chủ nghĩa phản ảnh bản chất tranh đấu tư lợi của con người; nên xã hội Dân Chủ Phóng Khoáng Âu Mỹ không giải quyết cho xã hội thật được đồng đều phồn vinh. Không “có thầy và có tớ”, nhưng vẫn còn những người đói khát, những tầng lớp người thiếu thốn khốn khổ ngay trong những xã hội quốc gia cấp tiến (như chính Mỹ Quốc). Hơn nữa, bắt nguồn từ văn minh Đế Quốc La Mã, văn minh Cơ Đốc giáo, Dân chủ Tư Bản Tây phương có cả mấy trăm năm quá khứ của thực dân đế quốc, cái khía cạnh chiếm đoạt bá chủ thế giới nay thể hiện với những công ty, những tập đoàn tài phiệt quốc tế, cùng lúc tuyên dương nền văn hóa duy nhất, văn hóa Tây phương. Điển hình là cái u nhọt, theo chính triết gia Jacques Derrida cái u nhọt không phải là sự thành lập nhà nước Do thái (Israel) mà là sự duy trì, nhờ tập đoàn tài phiệt Do Thái thế giới, nhà nước Do Thái, tuy là dân chủ phóng khoáng Tây phương, như một thực thể kỳ thị chủng tộc, theo đạo Do Thái (Sionisme) , chủ nghĩa của “dân tộc được chọn” (le peuple élu!), một đế quốc giữa khoảng trời đất của những người Hồi Giáo, không ngừng chiếm đoạt bành trướng xây dựngtrên tang thương lưu đày người dân Palestine. Cho nên nhìn theo “lịch sử phổ quát nhân loại” chúng ta chỉ thấy sự mờ ám hầu như bất tận, chiến tranh không kết thúc hiện tại. Chủ nghĩa Hồi Giáo Bảo Căn Đế (Fondamentalisme Islamique), “chủ nghĩa khủng bố” đều không phải là chủ nghĩa phủ nhận văn minh và “đời sống” nhân loại, mà là sự phản kháng của những giáo hội, những quốc gia, những con người đòi “quyền thể trọng” (the recognition). Sự phản kháng đòi hỏi đó, theo Hegel, chính Fukuyama cũng nhắc lại, là một trong những động cơ làm biến chuyển lịch sử.
Mấy ý trình bầy trên đủ chứng minh Xã Hội Dân Chủ Phóng Khoáng Tây Phương không thể đưa đến “sự cáo chung của lịch sử”, dù A.Kojève có bạo ngôn nói rằng chính xã hội Hoa Kỳ đã là một “xã hội cộng sản”. Theo J.Derrida (trong triết luận “Những Bóng Ma của Marx”), nếu tiểu luận “Sự Cáo Chung của Lịch Sử” của Fukuyama được Tây Phương rộn ràng bàn cãi tới, chính là vì nhân loại đang khắc khoải tự hỏi về “xã hội ngày mai của con người”. Lịch sử sẽ đi về đâu? Đến Xã Hội Pháp Quyền phổ quát nhân loại? Đến Chiến Tranh thế giới thứ ba, cho những người đòi quyền thể trọng, đòi phần sống? Còn Fukuyama cũng như tự phản bác chính mình viết câu kết luận dưới đây cho tiểu luận của mình; Fukuyama thầm nghĩ chăng là “không thể nào có Sự Cáo Chung Của Lịch Sử”?
“Chung cục của lịch sử” sẽ là vô cùng ảm đạm. Sự tranh đấu “đòi hỏi quyền thể trọng”, sự nhất trí quyên sinhvì lý tưởng siêu thực, thế giới đối lập những tư tưởng chủ nghĩa, thế giới của nhũng kẻ xung phong, can đảm, đầy tưởng tượng và lý tưởng sẽ không còn nữa chỉ còn lại là những tính toán kinh tế, không ngừng giải mã những vấn đề kỹ thuật, những vấn nan môi trường sinh thái, và sựđáp ứng nhu cầu tiểu xảo của con ngưới. Còn đâu nghệ thuật và triết lý?”
Quế Anh (oil pastel on paper) . . . .Trầm lặng – The silence of pains
Plaintive ballad
Silence Silence of music dying on the waves of Time Silence Silence of footsteps that Life has taken apart
Memory of instants to undo and to reconstruct for a new image of the images the renewal of melody
The note’s drawn out from the depth when the echo was dead the wind chased away the rain silence – the voice’s mute
The youth-seasons being lost will you come back in the night? I keep the broken heart for the pains which are fading away
Silence Silence of our love that nothing could restore 20.11.2009
La complainte originale Peine
Silence Silence de la musique que le temps efface Silence Silence des pas que la vie sépare
Souvenir des instants à défaire et à reconstruire nouvelle image de l’image le regain de mélodie
La note est tirée de l’oubli quand l’écho ne résonne plus le vent a détourné la pluie silence – toute voix s’est tue
Notre jeunesse a été perdue ton regard revient dans la nuit j’ai encore le coeur ému de notre peine qui s’enfuit
Silence Silence de notre amour que plus rien ne répare 11.2.94
Đau thương
Tình yêu im lặng từ đầu Từ đau thương tới dãi dầu lặng im Im-im im vắng chìm chìm Bước chân lặng lẽ kiếm tìm chia xa Phút giây xưa cũ đậm đà Về trong vô tận đầu hoa cuối cùng Phá đi rồi lại hoàn thành Một hình ảnh một bóng hình xưa xa Lẫy lừng cung bậc cầm ca Ngấm ngầm như thể từ ta quên người Mỗi phen gió giậy hoa cười Gió đi đổi hướng mưa bùi ngùi tim Lặng im – mọi tiếng im lìm Tình yêu – tuổi trẻ nổi chìm mất đi Mắt người mãi mãi trở về Trong đêm nhắc lại lời thề trăm năm Niềm vui gượng, nỗi đau ngầm Đi đi tình mộng chín tầng còn lưa Lặng im nắng sớm mưa trưa Tình yêu vô tận từ xưa mất rồi 12.2.1994 Bùi Giáng (trích từ tập: “Vào chung cục thơ – La commune poétique aventure. Bùi Giáng-Ngô Văn Tao. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, TP HCM 2000)
Quế Anh (oil pastel on paper) Một ngày mới – A new dawn
Manifesto
We have our strolls under the palms’shadows and in the sun our hearts full of wonders
We have many dreams and a design to remind to the crowds in the city’s alleys we talk and give the choice of life’s meanings
Oh! beauties without any make-up we are poets bearing the Cross of Love
We are dispossessed but have humble visions to overcome damnations and find back the Nation’s legends
We come and implore the People for the memory of our first yearnings the souvenir of the lullaby which has cradled us in yersteryears
We do need no more words old men in rags and tatters in the name of history and our hope we’ll toast in a banquet the Genii of our Land
Bui Giang-Ngo Van Tao ( english translation by ngo van tao)
Manifeste
Nous nous promenons sur les sentiers ombragés et au soleil le coeur empli de merveilles nous avons de rêves multiples tout un dessein à redire dans la foule et dans les ruelles nous avons la parole pour donner et pour choisir oh! beautés simples et sans fard nous sommes des poètes chargés de la croix d’Amour nous sommes démunis humbles de notre vision pour défier les perditions et retrouver la légende du Pays nous sommes là pour prédire au peuple le retour à la première aspiration aux mémoires de la berceuse que nous avons su entendre à la sortie de notre enfance nous sommes sans le mot et comme le peuple vêtus de haillons mais ne leur nom at au nom de l’espoir nous allons dans un banquet parler aux Génies du terroir
manifeste de “Vào trong cục thơ-La commune poétique aventure Bùi Giang-Ngô Văn Tao. 2000)
Xứ Sở Này(Tuyên ngôn của chúng tôi)
Chúng tôi dong duổi dạo chơi Quang co lối cũ bóng mai dịu dàng Co quanh lối dọc đường ngang Rạng ngời nắng ngọc vạn ngàn tâm tư Trái tim huyền tuyết bất ngờ Tìm trong mộng tưởng đợi chờ tin yêu Nói đi nói nữa nói nhiều Toàn nhiên sáng sớm xế chiều nói thêm Giữa người kẻ giữa chị em Dập dìu phố tịnh ngó xem lối mòn Để cho để chọn để còn Ồ vâng! Em ạ, chon von em ồ Ngây thơ thuần phác Lồ Gồ Chào em như thể tình đầu thiên thu Chúng tôi – người ngợm tuyệt trù Hai vai gánh thập giá kỳ vĩ yêu? Tuy nhiên viễn tượng dập dìu Bình minh đứng giữa ngọn triều hỗn mang Giấn thân tìm lại muôn vàn Nước non sự tích đá vàng đuổi đeo Chúng tôi đánh giậy bọt bèo Tâm tình trao đổi ngặt nghèo mai sau Niềm ước vọng thuở ban đầu Trùng lai tưởng niệm nhiệm màu mẫu thân Đơn sơ ru ngủ bao lần Điệu ru vô tận vô ngần dư vang Tuổi thơ thoát xác lên đường Chúng tôi xin phận lầm than bần cùng Áo quần rách rưới vô chừng Mà tim máu cứ không ngừng trào tuôn Nhân danh thôn dã phố phường Chúng tôi biết điệu buông tuồng chịu chơi Với thần thánh đất tiên đời Với thần mộng mị với đời thần tiên 1994-Bùi Giáng (trích từ tập thơ “Vào chung cục thơ-La commune poétique aventure” Bùi Giáng-Ngô Văn Tao Nhà xuất bản hội Nhà Văn , TPHCM 2004)
Quế Anh(oil pastel on paper)Hồn Du Mục – The Soul of a Nomad
You come home from far-away.
The country, with its leaves and its flowers, with its mountains and its rivers, is ready to keep you forever under the spring sky.
Would you take me along in an unfathomable dream
That we are poets giving colours to life.
That we are poets with our souls of nomad but keep on being the being in the house of Verb and Melody
Nous voulons être les poètes de notre vie (Nietzsche)
Nous voulons être poètes pour colorer la trame de notre vie.
Nous voulons recouvrer la source de la Pensée profonde – qu’un idéal insondable se lève dans notre rêve de l’immensité…
….Revenir à des fins matérielles et de notre for intérieur, mais garder du ciel bleuté l’horizon d’or et d’écarlate.
Un parfum lointain irréel dans notre âme de nomade, et nous - les Étants - fixés dans notre demeure: la demeure de Langage et de Mélodie.
Que l’Etant humain reste dans cette demeure pour tout le temps de sa vie.
Nous prions les Poètes et les Sages de la conserver et y faire résonner la Parole.
Avoir la Parole et garder la grâce de la Vie.
1994 - Bui Giang
(traductionfrançaise d’un d’écrit de Bui Giang, extrait de l’avant-propos en vietnamien pour le recueil de poésie: “ La commune poétique aventure-Vào chung cục thơ” Bui Giang-Ngô Van Tao, 1994)
A vous accueillir
Les feuilles scintillantes et les fleurs épanouies sous un ciel de Printemps.
le vieux pays, avec les fleuves et les monts, est à vous attendre.
Vous revenez de pays lointains
pour des nuits irrélles de dialogue infini.
Et mon âme s’envole avec vous au-dessus du monde
qui est révélé sans frontières
dans le souvenir bleuté de peines et de souffrances qui s’effacent.
1994-Bui Giang(traduitpar Ngo Van Tao)
Mấy lời mở đầu của Bùi Giáng cho tập thơ :
Vào chung cục thơ-La commune poétique aventure. Bùi Giáng-Ngô Văn TaoNhà xuất Bản Văn Nghệ - TP Ho Chi Minh 2004
Thay lời tựa
Nous voulons être les poètes de notre vie (Nietzsche)
Chúng tôi muốn làm thơ để dệt mộng cho đời tôi. Chúng tôi sáng lập nguồn tư tưởng nghiêm mật trầm trọng nhất, giờ đây hãy cùng nhau sáng lập thực thể mộng ngàn để tư tưởng nọ tới gùn ghè chấp cánh bay.
Hãy ca ngợi trùng khơi mây trắng chân trời rạng rỡ ngày mai bình minh nguyên nhụy sương hồng.
Hãy quên đi tủi nhục của quá khứ:
Em thêu đời hồng anh nói ít lời hoa
Em ca lừng cho bốn phía sinh ca
Đem dâng tặng mặt trời muôn thuở mới
Xin nàng Thần-Thoại hôm sau của Hy-Vọng-Vĩnh-Phúc-Ngày-Mai về trong giờ Hiện-Tại! Rồi rũ bóng xiêm lên Bích-Ngạn chiêu hoa, bảo tồn Tư-Duy vững chãi, rồi can đảm trở về bên chấp thuậnBụi-Gió-Tồn-Sinh hân hoan hướng dẫn tâm hồn thiết thực, những mục đích gần gũi chim phụng ở bên mình, rũ phượng mơ màng là lá cỏ mọc bờ tư lự giữa ngại ngùng là dìu gió phím sương bay.
Quay về với những mục đích thiết thân, nhưng không quên vòng trời hồng vàng cõi xa miền Bích-Ngạn. Hương màu xa vắng vẫn bay về bên mộng hồn Mục-Tử-Chăn-Trâu. Hữu-Thể bước vào trong ngôn ngữ. Lời ca điệu hát là ngôi nhà của Hữu-Thể.
Con người xin cư trú ở đó suốt đời.
Cầu xin thi sĩ và triết gia hãy gắng bảo vệ ngôi nhà chở che cho Hữu-Thể, đùm bọc điệu xoang.
Quế Anh (oil pastel on paper) Tuyết giăng đầu núi - Mountain view in November
November
In Novenber we have the last dream to be silent to be alone to be lost amid the mountains covered by the early snow Did we not write down the deeds and the will? Have we not been almost anything or something the rock the flying bird the unheard tune a strange flower to bloom in the November sun? But the trees have lost all the leaves Just late one morning we have to wake up without wings under a sky of silence and in our heart only the fragrance of the earth Yes! By what a fading memory to be hurtéd the impossible desire to stay alive to love to give and to be excused
You and I ! are we ever to meet the dispersive cloud the sensitive cry the sound of running water in a dried creek It is wonderful it is infinitely sad to have you in my mind blown away … …. …. … by the November wind 1989
Tháng mười một
Con đường đưa tiễn người đi Đôi hàng liễu rủ tóc thề để tang Con đường lá úa phủ vàng Dấu xưa tiêu tán cỏ hoang ngậm ngùi Tuyết giăng đầu núi chân trời Không gian khoảng trống dặm dài mù sương Chim đêm vỗ cánh tìm trăng Chập chùng hồi mõ vô thường nỉ non Ngựa đi - gió cuốn bụi trần Cô liêu bến cũ thu tàn lá bay Mang mang trời đất hao gầy Lẻ loi chiếc bóng – áng mây hững hờ Đường dài lên núi mộng mơ Xa lìa trần thế - mịt mù rừng phong Tháng Mười Một – lạnh lùng vào đông Vô biên cố quận hư không cõi về Tiễn người thăm thẳm chia ly Dư hoài tiếng nước trong khe cạn dòng Tình xưa u uất bông hồng Lời xưa bia đá muôn trùng tạc ghi “Đoạn trường thay lúc phân kỳ Vó câu khấp khểnh bánh xe gập gềnh” Người đi áo trắng lung linh Bao nhiêu ước mộng thâu canh ngỡ ngàng 1996
Quế Anh (oil pastel on paper) Diễn viên - An act of poetry
The joint adventure of poetry
Having in our mind the open universe An waste land and a sky to offer To realize in a flash the whole reality Human cry and hearty appeal for love
We will tell out the unsaid speeches Absurd desires and the lost innocence Live again and again this dying century In mourning and dreadful sufferings
We stand up to the end this joint adventure Over the years and beyond our bondage With our strength build a sky-scraper tower
Sole with the rocks and the stones of our dreams And in the night stick the morning star The poetry scheme, our shining destiny 1.11.2009
Le sonnet original La commune poétique aventure
Porter en soi l’espace infini disponible Comme un vide gratuit un ciel pour donner Saisir dans un éclair tout le réel impossible Le cri d’homme l’immense coeur prêt à aimer
Je vais me reprendre les paroles non-dites Le désir de vivre l’enfance qui s’envole Pour remonter au bout de ce siècle sans mythes Parsemé de nos deuils – tristesses bénévoles
Car nous avons vécu une étrange aventure Au-delà du temps et de la vie qui s’emmure Car nous voulons construire ensemble mainte tour
Avec les rocs et les pierres de notre amour Et dans le ciel planter l’étoile de demain Poursuivre le rêve, notre commun destin 14.3.1994
Vào Chung Cục Thơ
Mang trong mình một không gian Vô biên vô tận cưu mang đi về Còn tuồng còn tỉnh còn mê Luôn luôn ôm lấy ngón nghề thả buông Rằng trong cuộc chết như không Trái tim lăn lóc sẵn dâng trao người Bấy chầy mạo hiểm ăn chơi Cuồng điên vô tận cõi đời dở dang Tập thành thể lệ lang thang Lời thơ có mất vô thường còn lưa Chúng ta người ngợm không ngừa Trải bao buổi sớm buổi trưa bơ thờ Không bờ trọ - kiếp bơ vơ Vô thời vô thể không thơ không thần Khi xưa vàng đá sông Ngân Một lời vâng tạc vô ngần nhớ nhung Khối tình chung bóng mông lung Quan san tái lập nghìn trùng biển dâu Vì nhau ở chỗ ngày sau Cùng nhau sống mãi tuổi đầu tuổi thơ Núi cao sông rộng miết mờ Đoạn trường đi hết mộng mơ âm thầm Mai rồi còn lại dư âm Trần gian sẽ biết khối tâm tặng người 21-3-1994 Bùi Giáng – Ngô Văn Tao