my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002)
Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)
Quế Anh (oil pastel sur papier) Bước chân trong công viên – Dans un parc
Ngô Quế Anh, la jeune fille artiste-peintre, née le 21 Septembre 2002, a eu déjà en Août 2008 une exhibition personnelle, une cinquantaine de peintures en acrylic sur toile (de grandeur 60x80cm, 50x70cm et 40x50cm) et sur papier A4. La directrice de la Gallerie Lotus, Madame Xuan Phuong, qui organisait l’exhibition, était impressionnée par la composition, harmonie de dessins et de couleurs, des peintures de QA. Depuis un an, QA trouvait plutôt plaisir et aisance dans l’élaboration des pastels sur papier A4; avec des “nègres” pour colorer, elle était capable de produire en une heure 5 ou 6 pastels. Avec presque une centaine de peintures en acrylic, et de l’ordre de 300 patels, QA réalisait déjà dans un certain sens une vraie “Oeuvre”. Ses peintures abstraites font même penser à des maîtres, particulièrement aux abstraits composés avec des blocs de Braque. Les peintures de QA sont cependant essentiellement figuratives, avec le concept de l’art moderne: “L’art n’est pas dans la reproduction des réalités mais dans leur représentation”.
Les peintures dénotent évidemment le talent de QA, les dessins faits avec la sureté du pinceau ou du fusain, sans jamais se reprendre, la composition instinctive de perspective, d’harmonie de couleurs et de dessins, dans un goût artistique inné qui impressionne. Elles sont aussi d’une certaine profondeur étrangement suggestive. Les peintures de QA sont sereinnement innocentes; devant elles, nous sommes cependant amenés à avoir des réflexions de maturité: amour et solitude, aspirations et regrets, nostalgie et tristesse…C’est exactement ce qui m’amène à donner des titres à des peintures de QA, des titres qui n’ont rien à avoir avec QA et qui expriment seulement mes impressions personnelles. Prenant connaissance, QA en est amusée et m’en demande parfois la raison. Je prenais peine à lui expliquer mes idées; elle semblait les comprendre et m’en montrait de la sympathie.
ngo van tao
Họa sĩ nhí Ngô Quế Anh
Ngô Quế Anh, sinh ngày 21tháng 9 năm 2002, đã có triển lãm cá nhân với hơn 50 bức tranh acrylic trên bố (có cỡ lớn như 60-80cm và 50-70 cm) và trên giấy A4 trung tuần tháng tám năm 2008 ở Gallery Lotus, có thể nói gallery lớn nhất của Sài Gòn. QA hiện có cả một khối tác phẩm hội họa, đặc biệt mới đây khoảng 300 bức “sáp màu trên giấy A4”.
Trên blog: “ngovantao.blogspot”, đã có ảnh chụp tranh của QA, gần hai trăm bức minh họa cho mạng thơ của Ngô Văn tao.
Với số lượng và sự đa dạng, bút pháp đơn thuần, Bác sĩ Trương Thìn thật tình nghĩ QA đương lập hẳn một trường phái.
Trong tất cả những nghệ thuật, hội họa là nghệ thuật trực tuyến nhất, hồn nhiên và vô tư không đòi hỏi kỹ thuật hay học thuyết. Chúng ta hãy nghĩ tới những họa màu trên đá của những người tiền sử, những sáng tác tạo hình đầy màu sắc của những bộ lạc văn minh sơ khai Phi Châu, đưa đến trường phái “Art Nègre” của Âu Châu đầu thế kỷ thứ 20 (người tiên phong: Picasso). Những triển lãm “tranh vẽ thiếu nhi” thường để lại cho người xem những cảm tưởng ngỡ ngàng lạc quan và thích thú, theo nhà thơ Huy Tưởng còn hơn nữa là cho ta “thêm tích cực với cuộc đời”.
Trào lưu nghệ thuật hiện đại là “từ bỏ thuyết lý”, cốt yếu là vô tư, nếu phải nói ra gì thì là những ẩn dụ kín đáo tự nhiên của cảm thức. Trong cái trào lưu đó, nghệ thuật tạo hình là thích hợp nhất. Nên không ngạc nhiên gì, những họa sĩ bậc thầy tìm sáng tác những tác phẩm vô tư, ngôn ngữ mạch lạc nhưng trong suốt. Tôi nghĩ đến những bức chân dung lập thể của Picasso; tôi nghĩ đến danh họa bậc thầy Nguyễn Tư Nghiêm, đặc biệt trong những tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm, chúng ta không cảm nhận thấy “cái tôi” (ego), với những suy tư nào ngoài sự tiến triển của nét vẽ, lập hình với màu sắc.
Với quan điểm đó, “tranh thiếu nhi” một khi thành tựu thì là tuyệt vời. Vì sự vô tư của thiếu nhi mới thật là hồn nhiên; cái hồn nhiên trong trắng mà chúng ta làm sao có thể có một khi đã mang trên vai những năm tháng dầy dạn của cuộc sống. Chính có lẽ vì vậy, dưới con mắt tôi, những bức họa của Miró dù nên thơ vô tư vẫn cho ta cảm thấy sự hiện thành của ý chí.
Nói như vậy, không phải là “thiếu nhi” hoàn toàn vô tình, không thu nhận và phản chiếu bất cứ một cái gì hiển hiện trong thế giới hiện sinh của chính mình. Tôi biết QA, họa sĩ nhí, rất thích “Đôrêmon” (truyện tranh và phim hoạt hình thiếu nhi của họa sĩ Fujiko F Fujio, người nhật), và cũng hay lấy in ra từ mạng những bích họa biểu tượng nhân vật hoạt hình thiếu nhi (Disney World); nên không ngạc nhiên gì, trên những bức tranh của QA, có những nét vẽ nhắc nhở những ký họa đã được thấy. Nhưng cái hay, đặc biệt ở QA, tất cả đều là những ký nhận thản nhiên vô thức.
Bà Xuân Phượng, giám đốc Lotus Gallery tổ chức triển lãm cá nhân cho họa sĩ nhí QA (tháng 8 năm 2008), nói: “Cái lạ nhất ở QA là sự bố cục, tranh trình bày bao quát thật khác thường.” Nhà báo Diễm Chi, của báo “Phụ Nữ” ( Hội Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh), nhân dịp triển lãm trên, thì nghĩ tranh của QA có một chiều sâu tiềm ẩn. Người ta thường nhận định rằng bất cứ văn nghệ sĩ nào có tác phẩm giá trị phải có trước tiên một sở trường tài nghệ thiên phú. Trịnh Công Sơn có thể diễn tả bất cứ một tình ý nào bằng một ca khúc; Bùi Giáng thì có thể biến mọi ý tưởng sâu xa hay hời hợt ra thành ý thơ…QA ngay khi vừa lên bốn đã biết cầm bút vẽ, cứng tay và không một lần xóa bỏ, như vào tuổi đó với một nét vẽ thôi mà thể hiện ra chiếc lá, trong cái mảnh khảnh lả lướt thanh khiết thiên nhiên.
Vẽ acrylic trên bố (nhỏ nhất là 40x50cm) đòi hỏi phải rửa cọ, đợi màu khô, nên QA hiện rất ít khi chịu ngồi lâu tập trung vẽ. QA tìm ra lối vẽ, vừa hợp với bản thân bé nhỏ, mải chơi và phải học “cửu chương” cùng “tiếng Việt” …, là vẽ sáp màu trên giấy A4. Vẽ sáp màu trên giấy, cùng thêm có “mọi” tô màu hộ (nhưng tuyệt đối phải theo quy định của QA), QA có thể trong một giờ vẽ xong năm sáu bức. Với số tranh gần 300 bức trong một năm qua, có thể nói như bác sĩ Trương Thìn, QA đã có rồi một sự nghiệp. Một trường phái sáp màu trên giấy:vui tươi đưa tay vẽ, lập khối đặt màu tùy tiện mang sẵn trong đầu một nhịp điệu, cái hòa điệu sắc màu và hình khối tự nhiên mỹ cảm. Tôi liên tưởng tới Pollock, một họa sĩ có tiếng người Mỹ, vẽ những tranh trên bố thật to, màu sắc vứt lên bằng cọ hay bắn ra ngay từ những ống màu một cách táo bạo ngẫu nhiên, tuy nhiên với ý đồ tổng quát, đột phá rạo rực mỹ thuật.
Nhiều lần tôi hỏi QA vẽ gì, QA có thể trả lời đơn giản: trừu tượng. Có một số tranh của QA đơn thuần với khối màu làm tôi nhớ tới tranh trừu tượng của Braque. Nhưng theo tôi hiểu và được biết, tranh của QA cốt yếu là hình tượng (figuratif). Một cách gì đó, qua những hoạt hình thiếu nhi, QA đạt được khái niệm trong nghệ thuật hội họa cận đại, tạo hình không phải là chân phương hiện thực mà phải là biểu tượng (représentation). Bức sáp màu “Bước chân trong công viên” in trên, gốc cây như chiếc giầy đàn bà kiểu cách, đôi chân tung tăng cậu bé, chiếc áo tay dài đỏ cô bé biểu tượng sự thư thả, sự vui trẻ trong công viên mà những mảng màu đơn sơ gợi ý tới thảm hoa, thảm cỏ,cây cao cùng bóng mát.
Tranh của QA như có chiều sâu tiềm thức không thông diễn được. Điều lạ dù tranh chính thật là ngây thơ, vô tư bình thản, người xem liên cảm tư duy thật đời như tình yêu và cô đơn, khát vọng và nuối tiếc…Những cảm nghĩ có một cái gì nghịch lý. Tuy nhiên với những cảm nghĩ như vậy, tôi tự ý đặt tên cho những bức tranh của QA (dù rất vô tư nhưng rất giàu gợi ý), những tên phảng phất ý niệm cuộc sống suy tư của chính mình. QA đọc thấy những tự đề như vậy, thường hỏi tôi lý lẽ. Khi tôi tìm ra được lý thuyết nhẹ nhàng trả lời, QA đồng tình thông cảm.