ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Bui Giáng (luận): Gabriel Marcel

Quế Anh – Oil pastel on paper – 7. 2010

Crois-moi, Abel: la connaissance exile à l’infini tout ce qu’elle croit étreindre. Peut-être est-ce le mystère seul qui réunit. Sans le mystère, la vie sera irrespirable.

La reconnaisance du mystère est un acte essentiellement positif de l’esprit, l’acte positif par excellence et en fonction duquel il se peut que toute positivité se définisse rigoureusement.

Toute perte de communication est pour moi-même une perte d’être. La communication ne s’ajoute pas à mon existence propre, elle est une dimension intime comme d’être en situation et comme d’être libre.

(Pour tout le mystère d’Être) Être humain, c’est être “un espoir”.

Gabriel Marcel (tel quel cité par Bui Giang)

Gabriel Marcel - Bùi Giáng

Gabriel Marcel (1889-1973), triết gia người Pháp, soạn kịch và cũng là nhạc sĩ dương cầm sáng tác. Triết học xác nhận qua G.Marcel những ý niệm sau đây.

Lý tính con người có bản chất hướng về siêu thoát (transcendence). Trong đời sống chúng ta có những vấn đề cần tìm giải đáp (le problematique), nhưng mỗi khi ta suy tư, thì luôn luôn đối diện với lẽ huyền vi (từ của Bùi Giáng = le msytère), tức là hoài bão siêu thoát, cảm nhận bằng linh cảm tới một cõi nằm ngoài sự diễn giải của lý tính.

Con người trước hết là tự do. Ta tự do thật sự là khi mọi đối tượng (tha nhân, hiện tượng bất tất) không còn là trở ngại mà là thuộc về vũ trụ hiện sinh của ta, vì ta diễn giải và thông cảm hòa đồng (la fusion d’horizons en Hermeneutique) như chính ta tự diễn giãi và tự nguyện hòa đồng (notre disponibilité).

Sau cùng hết, chúng ta mỗi người là một niềm hy vọng (un espoir). Trong cuộc sống thường ngày, trong tình yêu…chúng ta luôn luôn hy vọng. Hy vọng chứ không phải là tham muốn, dục vọng (được giàu có, được yêu, được làm tình…). Chúng ta hy vọng một cái gì ta không biết, một cái gì thăng hoa, siêu phàm. Dưới khía cạnh này, G.Marcel thật là thần linh triết gia (với lòng tin ở Thượng Đế), nhưng tuyệt đối trọng thị Nghệ Thuật.

Đó chỉ là những lời chân phương giới thiệu G.Marcel.

Bùi Giáng khi bàn tới triết thì là hoàn toàn một cách khác:

“Ta vốn là kẻ chỉ thích mơ màng cỏ lau bên cồn lá…nên phải bàn chuyện triết học lai rai.

Ý riêng ta thích ngủ vùi

Mà trong thiên hạ lắm người ngợm du

Lòng riêng sống với sa mù

Mà trong nhân gian lắm chuột chù đười ươi”

Bùi Giáng

Dưới đây là những lời bàn của Bùi Giáng nói tới G.Marcel, mà tôi đã trích dẫn từ tập triết luận “Tư Tưởng Hiện Đại” (Bùi Giáng, mà từ những khúc nào, những trang nào, những quyển nào lâu rồi tôi đã chót không bận tâm ghi rõ). Những lời bàn bay bổng thi ca, mà những lời chân phương trên của tôi có thể một phần nào giúp bạn đọc bớt nổi trôi vô hướng.

Gabriel Marcel

Cái hiểu biết của trí thức không níu giữ được gì. Tưởng ghì siết được sự việc, thâu tóm được gò đống ngổn ngang, an bài được lá cồn cỏ nội, mà thật ra làm tiêu tán hết hương màu, đuổi xô mật nhụy của hoa trái tản mát hết ra ở bên ngoài khu vườn óng ả tồn sinh, rời rã ra một mảnh hoen ố quần hồng.

Lấy chi mà uống rượu? Lấy chi mà ngâm thơ?.

Một tập thơ sầu sang sảng

Vài nai rượu kếch tì tì

Tất cả đều mất hết.

Cái bất-khả-tri chỉ là giới hạn biên thùy của cái khả nghi, nếu đem biến làm hiện thực thì ta sẽ rơi vào mâu thuẫn. Trái lại sự chấp nhận lẽ huyền vi là một động tác tích cực của tinh thần, thật sự tích cực, tích cực từ trong bản chất, một động tác tích cực đến độ viên mãn phong nhiêu, và có lẽ mọi tính chất tích cực của tồn sinh đều phải xác định một cách nghiêm mật tùy thuộc theo cái động tác tích cực nguyên sơ thăm thẳm ấy.

Từ phen đá biết tuổi vàng

Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ

Sông Tương một dải nông sờ

Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia…

Niềm tương giao thông cảm không phải cái gì ở ngoài tôi và tôi gắn vô cho thân thế mình; thông cảm là một kích thước nội tại, một mạch nguồn hằng hữu giữa xương máu luân lưu, làm nên bản chất của tồn sinh, thực thể của tồn hữu, cũng như sống là dấn thân vào trong từng cảnh huống, là nhìn bốn phía mà chọn lựa từng nhịp bước tới lui, là ý thức mỗi tới lui, là một lần đem tự do ra thử thách….

Phải nhìn nhận rằng (đã từ lâu) tâm hồn mất thích thảng ung dung. Bị chia cắt ra làm hai ba mảnh. Một mặt muốn đưa hai tay ôm cả vũ trụ vào mình, một mặt thấy đời mình là lếu láo, nghe chừng như đời hào hoa cũng là đời bỏ đi.

Chẳng có gì tồn tại lâu bền. Mọi vật mọi đồ, đồ nọ hoang liêu, đồ kia hiu hắt.

Ngày nay đi giữa phố thị hè thành, ngồi lại quán Kim Sơn những chiều thứ bảy, những sáng thứ nhật, nhìn triệu triệu cái nhan sắc tha thướt ở trước hai con mắt của mình, mà cảm thấy lệ dồn mãi lên mi đỏ hoe. Tại sao? Tại ai?

Vì ai đưa đẩy gió đông

Thật lòng khi ở đau lòng khi đi

Rời quán Kim Sơn lảo đảo bước về, cảm thấy lòng rỗng không như mang đủ ngàn sương sa mạc.

Thôi hết rồi còn chi nữa, đâu em…

Đường về nơi đâu không bờ bến đợi

Lộ trình tăm tối xiết bao. Cọ xát mà xa xôi, mười quan san về trong lún phún rêu in; một gang tấc, một buổi chiều chưa đủ, sầu vạn cổ, tồn sinh là thất bại. Đâu bóng hình hứa hẹn của mộng ngàn siêu việt đầu non. Mọi sự xác xơ như lá rừng phong hút gió.

Bóng trắng xa bay anh về chẳng thấy

Cuối chân trời rừng núi mộng trong sương

Giòng sông đục dòng xưa sông sóng giậy

Nghe triền miên nức nở lệ lên đường.

Tư tưởng của ông (Gabriel Marcel) thường được phô diễn theo thể thức trồi sụt của văn chương: những vở kịch, những trang nhật ký, những tập nhận định gom góp nhiều bài diễn thuyết, những trang tiểu luận v.v….tất cả đều bày tỏ cái ý chí đi sát với tồn sinh, lựa theo nhịp tồn sinh cụ thể, hòa theo từng tiết điệu của lớp lớp Xuân Thu Đông Hạ, thăng trằm trong cái vòng di chuyển của thời đại đi nhanh ngó lại quanh quất bốn bề để quay lại giữa linh hồn mình quờ quạng, kiểm lại cái nẻo đường thích hợp cho từng giai đoạn trên lộ trình tư tưởng người lữ hành xao xuyến đặt bàn chân.

Rồi những khi cảm thấy linh hồn thanh thoát và tư tưởng như chìm tan hết trong vòng mộng thơ ngây, thì triết gia chối bỏ cái triết lý triết luân của mình, đến bên dương cầm ngồi xuống gởi mộng vào cung thương.

Bùi Giáng (1926-1998)

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Haiku-Vãng sự

Quế Anh (oil pastel on paper)


Furtive dreams memory

Loves fall’ apart

Lost in flutter winds


Vãng

sự

diêu

mang

cựu

mộng

trung





Tương

tri

thùy

tương

biệt





Hạ

tuyền

nhân

lạc

khứ











































Chuyện xưa mộng cũ hợp rồi tan

Buồn vui theo gió đi

Còn ai trên cõi tạm


Chuyện xưa hỗn độn mơ hồ

Mông lung chuyện cũ vu vơ đi về

Ngàn năm ngọn suối hư không bóng người

Bùi Giáng

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Xuân Diệu

Quế Anh (oil pastel on paper)


A la mémoire de Xuân Diệu (1916-1985)

Xuân Diệu était sans doute un des plus grands poètes de sa génération. D’un romantisme profond et délicat, scintillement de mots et d’images. Il était vraiment à la pointe de la “nouvelle poésie”, mouvement né à la découverte de la poésie française (Verlaine-Rimbaud…).

Comme toute sa génération, il n’a pas survécu à la pression idéologique, marxiste révolutionnaire; engagé dans la révolution, révolution dans toute la dureté de la lutte pour le pouvoir au nom d’un idéalisme incertain mais aveugle, sa poésie n’a plus cet élan, cet épanchement du coeur, qui le caractérisait si bien; elle est devenue prosaique et artificielle.

A sa mort le 18.12.1985, j’ai écrit son eulogie, présentée ci-bas, sachant pourtant que je l’ai déjà pleuré depuis longtemps me mémorisant sans cesse ses premiers poèmes, ceux d’une période révolue où nous avons encore l’innocence et la foi dans la fraternité populaire et nationale.


Kỷ niệm ngày mất 18.12.1985 của nhà thơ Xuân Diệu.

Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào “thơ mới”, sâu xa lãng mạn, tràn đầy sức sống, mở rộng tâm hồn say sưa trong tình yêu và mơ mộng. Với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa marxit, với cuộc chiến tranh kháng chiến chống ngoại bang càng ngày càng trở nên khốc liệt bè phái, Xuân Diệu như hầu hết thế hệ của ông, không thoát khỏi áp lực của chủ nghĩa duy vật. Thơ của Xuân Diệu từ đó không còn sự chân thành bay bổng, say sưa cảm thức mà trở nên thô thiển, giả tạo.

Chính vào những tháng sau ngày mất của Xuân Diệu (18.12.1985), tôi đã viết bài thơ dưới đây để khóc nhà thơ của chúng ta. Tôi khóc đấy, nhưng thật nghĩ lại tôi đã khóc từ lâu rồi, khóc sự mất đi của Xuân Diêu cùng với sự lãng mạn của tất cả mọi người dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, khi phải đối diện với ý thức hệ áp chế một chiều của bè đảng và bạo lực chuyên chế.

Tôi đã khóc như tự khóc, hồi niệm những vần thơ lãng mạn “thơ mới” để đời của thi sĩ.

12. 2010

Ngô Văn Tao


Xuân Diệu

Nào ai đã biết cái mâu thuẫn của tâm tình, nào ai đã biết cái khắc khoải thanh tao của sự sống và nào ai đã biết cái hoài vọng không cùng tàn phế của thi nhân.

Anh Xuân Diệu! Đã lâu rồi tôi đã mất anh như tôi đã mất tuổi trẻ như tôi đã mất mối tình đầu. Đành để ai đến sau này vẫn còn đòi tìm thấy trong thơ anh một ý nghĩa trầm tư triết lý. Và cũng có thể -dẫu như thế, cũng đành- có những ai già nua câu nệ buộc phải có trong thơ anh những đáp ứng tầm thường của cuộc đời xã hội, của cuộc sống mỗi ngày.

Hôm nay, tôi muốn quên tất cả, những chắt chiu của phận người, những hệ lụy của ý thức và tôi khóc anh, vì anh đã đi vào lịch sử văn học với những bài thơ, những bài thơ của tất cả mọi người, của tôi những ngày xa xưa trên đường đôi Hà Nội, hoa gạo rơi phủ phất, vương vít trên mái tóc của Mai Phương.

Để rồi đây, tóc đã bạc, tay đã run, khi tôi lên thuyền ra đảo vắng, tôi sẽ đọc lên những câu thơ của anh, hòa nhịp với nhịp sóng mênh mông của biển cả.

……..

Trái tim ngừng trong một lúc vô biên

Thời gian hết đất trời không có nữa

……..

Vừa nắng mai sao đã đến sương chiều

Em hờ hững để cho lòng anh lạnh

……..

Ngô Văn Tao

(trích từ tập thơ Nuages-Mây, Ngô Văn Tao – 1988)

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Gedanken

Quế Anh oil pastel on paper – 10.2010


Hommage à Bùi Giáng

Gedanken

Entrerons-nous dans le monde de la pensée?

Pour notre amour, pour nos peines et joies passées

Nous les avons vécus sans savoir su le vivre

Nos paroles n’étaient dites qu’au bout des lèvres


Y a-t-il dans le monde de notre mémoire

Le problème de penser sur notre histoire?

Brûlante question sur le sens de la vie

De l’ étant, auquel nous n’avons pas réfléchi


Pourtant le poète était déjà parmi nous

Il éclairait le monde entier de sa lumière

Montrait à notre esprit le chemin non-battu


De sortir une fois du fin fond des ténèbres

Imbus de sciences, entendions-nous sa voix

Pauvres nous qui sommes perdus dans le sous-bois?

15. 11. 1998


Gedanken

Did we ever think about the world?

Our love with pains and happy moments

We lived but did not know how to live it

We could not speak out our feelings


Is there in our memory an instant to wonder?

Aspiration for a new beginning of history

To be or not to be the perennial question

We did not try to have a sense of “becoming”


The poet has been long with us

Lightened the world with his verb

He showed us the unknown way to wisdom


The way out from the depth of tenebrea

But absurdly appraising the meaning

We kept on being lost in the dark underwood

12.12.2010


Tưởng nhó Bùi Giáng

Thông điệp

Ta đi vào thế giới của suy tư?

Tình yêu nỗi buồn chuyện vui ta biết

Sống hay chỉ hời hợt mộng mơ

Ta nói vội vàng những lời vô nghĩa


Trong thế giới vô tình của ký ức

Hoài bảo vu vơ sống lại ngày xưa

Nhưng là hiện sinh mà sao sống

Và sao trọn nghiệp để mà hiện thành


Thi sĩ một lần đến với chúng ta

Chiếu sáng đời bằng tình thương nỗi nhớ

Dẫn ta đi ước mộng chân trời xa

Một cõi không bụi trần và tục lụy

Ta đắn đo chần chừ và ái ngại

Mất dấu chân người mất cả hồn thơ

12.12.2010

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Nghệ Thuật - Art

Quế Anh - acrylic on canvas 50x70cm - 2009


Les trois pôles de l’esprit humain: Science, Philosophie, Art. Art est la faculté transcendantale de sensibilité, de compréhension, de représentation de toute chose, de tout phénomène dans l’Espace et le Temps…Nous le trouvons, à l’exception de la science et de la philosophie, déjà dans les premiers balbutiements de l’enfance. C’est l’éveil à la vie: Être et Devenir. C’est le pouvoir de saisir et d’assimiler de l’enfant, pour pouvoir parler à l’âge de trois ou quatre ans, avoir la parole chargée de symboles et de sentiments. Donner à tout phénomène une présence, une substance dans une représentation de l’amour, de la beauté,de l’harmonie…La faculté transcendantale que l’être humain cultive et développe long de son existence pour en devenir peut-être un artiste avec des chefs-d’oeuvre. Mais c’est la faculté transcendantale qu’a tout être humain en tout moment de son existence, comme embrassement de la Vie. “Nous avons l’art pour ne pas périr de vérités” (F.Nietzsche). Dans les moments de désespoir, de pauvreté, d’oppression, de la perte de tout ce qui fait la valeur existentiale de l’homme libre, l’homme reste lui-même avec l’attachement à la vie, niant le nihilisme, gardant le plaisir d’être vivant sous le soleil au chant d’un oiseau, la douceur de la mémoire d’un amour, d’une présence amicale…Pour devenir un artiste, il faut sans doute avoir du talent, ce qui n’est pas donné à tout le monde. Mais chacun de nous peut être artiste de sa vie: chanter, peindre, avoir de la poésie. Le monde sera certainement meilleur, se libérant de la domination de la science et de la technologie, avec ce danger imminent que la terre se perde dans un désastre écologique, si nous tous sommes des artistes avec l’attachement à la beauté, à l’harmonie et au sublime, trouvant le sens le notre vie non parmi les choses mais parmi les êtres( i.e. nous libérer du matérialisme effronté moderne)


NGHỆ THUẬT (tiểu luận)

Cái gì “hợp lý tính” thì là hiện thực

và cái gì là “hiện thực” thì là hợp lý tính.

Khi đưa ra câu này, Hegel có nói những người tôn giáo, tin ở Thượng Đế thì sẽ hoàn toàn cảm nhận, tức là nói một cách khác chúng ta có thể nghĩ “lý tính” như là toàn năng Thượng Đế. Nhưng triết học Hegel không phải là tôn giáo, “lý tính” mà Hegel đặt ra, chính là toàn năng của nhân loại, với cái nghĩa là khả năng hiểu biết, suy tư, lý luận, triển khai…của con người. “Lý tính” là văn học, nghệ thuật, khoa học…là tất cả những sách văn học đã từng in ra, những thành tựu khoa học tự nhiên, những tác phẩm nghệ thuật…Nhưng câu này cũng chỉ là sự quy định “hiện thực hóa” của “lý tính”, một khái niệm tự nó và cho chính nó, ngụ ý như “Thượng Đế”, “lý tính” đối với nhân loại cũng là cái bản năng mà chúng ta mỗi người phải tự “ngộ” cho chính mình.( http://www.gio-o.com/NgoVanTaoTrietHocPhapQuyen.htm ).

Thuộc về lý tính, có ba khái niệm căn bản: khoa học, triết lý, nghệ thuật. Ba đỉnh của hình tam giác ba cạnh, nhắc nhở sự liên đới của ba khái niệm. Nói về khoa học, là nói tới trí tuệ bản năng khảo sát, lý luận, tìm ra những căn cơ hiện trình của sự vật. Triết lý là tôn giáo, đạo đức, triết học pháp quyền, mỗi người chúng ta tự lý giải ý nghĩa của chính đời mình, của cuộc sống xã hội…Nghệ thuật là “cảm thức hồn nhiên bẩm sinh của ý chí tự do”. Đó là những quy định sơ lược và hữu hạn của ba khái niệm.


Cảm thức của ý chí tự do

Bàn tới nghệ thuật, tất nhiên phải nghĩ tới “Aesthetics”, những bài giảng triết học cuả Hegel. “Aesthetics” của Hegel thường được dịch là “Mỹ học”, một giáo trình lý luận, suy tư diễn giải “Nghệ Thuật” và tiêu chí tác phẩm phản ảnh tư duy, văn học, kiến thức của nghệ sĩ trong sự “thẩm mỹ” phổ quát của chúng ta.

Nhưng luận đề “Aesthetics” của Kant về Nghệ Thuật là xác định quy định tiên thiên “cảm năng siêu nghiệm” cuả lý tính; Bùi Văn Nam Sơn dịch “Aesthetics” của Kant là “Cảm năng học”. Chính với ý niệm này, tôi muốn nói “Nghệ thuật trước hết là cảm thức hồn nhiên bẩm sinh của ý chí tự do”; “cảm thức” bao gồm bản năng của lý tinh cảm nhận những hiện tượng với sự nhận thức của lý tính qua “giác tính” cùng ý thức thành biểu tượng và đối xứng tự ý thức chủ thể bản thân ý chí tự do.

Để hiểu sao là “hồn nhiên bẩm sinh” ( hay siêu nghiệm theo Kant), ta nên nghĩ đến sự hiện thành (becoming) của đứa bé bảy tám tháng nhận thức được không gian và thời gian, cho đến khi lên bốn năm tuổi đi học mẫu giáo, ăn nói rõ ràng, biết biểu lộ tình ý bằng lời nói. Một sự triển khai thiên phú, bắt đầu từ “ý thể tính siêu nghiệm: không gian và thời gian” (Kant, theo bản dịch của Bùi Văn nam Sơn), của lý tính trong sáng, không một tỳ vết của đời, quá khứ và học hỏi, chỉ riêng với những cảm thức hồn nhiên, vô tư không ý đồ, tự do và tự tại tuyệt đối ngây thơ, mà thức tỉnh cảm nhận tình yêu, tình yêu của người mẹ, tình thân đối với con chó của gia đình như “đối với một người anh em chia sẻ vui chơi, giận hờn”. Thức tỉnh biết biểu tượng những hiện tượng, như nhìn đồ chơi nào đó (một búp bê, một con hổ bông…) sinh động, thân thuộc, đáp ứng một khát khao bí ẩn cảm thông tương đồng. Thức tỉnh tự thao tác với bản năng siêu nghiệm thu nhận mà chỉ sau vài năm đã biết nói ngôn ngữ mẹ đẻ, biểu lộ tình ý bằng lời nói. Thật là một sự triển khai nghệ thuật, ba bốn tuổi biết lắng nghe hát, biết vẽ những bức tranh linh động, có chiều sâu và chiều rộng, thể hiện trên trang giấy vũ trụ hiện sinh bốn chiều.

“Nghệ thuật là cảm thức bẩm sinh của ý chí tự do”, ta có thể nói một cách khác rằng: “tâm hồn nghệ sĩ là bản năng của lý tính”. Những người hoang sơ tiền sử đã biết điêu khắc trên đá, bích họa trên vách núi. Bà mẹ mù chữ cũng biết trình bày bữa cơm nghèo nàn thanh bạch sao cho người chồng mệt mỏi đi làm về vẫn cảm thấy sự quan tâm tha thiết (chén đũa tươm tất, đĩa cá tô điểm một ngọn rau xanh…), Những nông phu, không từng đọc qua một quyển sách, chiều về với ly rươu nhạt cùng nhau ngâm nga những câu vè. Đó là “tâm hồn nghệ sĩ” thiên phú của mọi người, con người lý tính, con người hơn thú vật là biết suy tư.


Tâm hồn nghệ sĩ

Tâm hồn nghệ sĩ” chủ yếu là cảm nhận và đáp ứng trong thế giới hiện sinh của bản thân. Khi cha mẹ ồn ào cãi nhau, đứa con ba bốn tuổi khóc thét lên phản kháng. Khi người cha say rượu bệ rạc về ồn ào, người con bé nhỏ ấm ức buồn bã để lòng. Hiển nhiên trong cái cảm thức bẩm sinh của mỗi người, có sự khát khao yên hòa, lễ độ. Có sự khát khao tình yêu, tình bạn. Như khi hai đứa bé chửi thề tục tằn riêng với nhau, đó chính là chúng muốn chân thành tỏ cho nhau tình thân. Có khi chúng ta đóng cửa lại để riêng tư một mình tìm hiểu chính mình hay để thoát ly sự có mặt áp chế của tha nhân, theo ý tôi đó là những khi chính những nghệ sĩ, nhà thơ nhà văn, bắt buộc cần phải có để đối diện chính mình và tự hỏi về những vấn nan của cuộc đời.

Với những khát khao đó, và vô cùng những khát khao khác, “tâm hồn nghệ sĩ” cũng là “bản năng thẩm mỹ” của lý tính. “Thẩm mỹ” là cảm nhận những hiện tượng dù có thể ngẫu nhiên và bất tất, khích động tư duy, giải cấu ra những biểu tượng của “quy luật thiên nhiên hay nhân sinh bản chất”, của “hòa điệu âm thanh, nhịp nhàng màu sắc”, của “tình ý tâm tư”…, những biểu tượng của “cái đẹp”, theo cái nghĩa chính thống của Hegel. Tìm ra những biểu tượng của sự siêu thoát, trong một thời khắc quên đi những nhỏ nhen vật chất, những ham muốn hệ lụy trần gian.

Như vậy, “tâm hồn nghệ sĩ” chính là “ý chí tự do chọn sống”. Sống có lý lẽ là từ chối tuyệt vọng. Ngay trong khi biểu lộ sự giận dữ, sự phản kháng, sự nổi loạn trước bất công hay đen tối mù quáng của sự đời, bằng những lời nguyền rủa mà vẫn âm thầm ẩn dụ lòng tha thiết độ lượng với đối tượng và đối với chính mình. Chọn sống là dù cuộc đời mình có sa cơ nhục nhằn đến bao nhiêu, dù có bị giam hãm trong nhà tù khổ sai cải tạo, vẫn từ chối làm kẻ vô hồn vô linh cảm, chọn làm người để có những phút an nhiên hưởng thụ một tia sáng mặt trời, một tiếng chim hót, đôi mắt liếc nhìn nhân hậu…Chính vì những phút an nhiên tự tại đó, mà chúng ta thường nói những thiền sư đắc đạo là nghệ sĩ của đời. Cái thành công của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng chính là chân phương tả những cuộc đời tối tăm, bần cùng cho đến đâu (như kẻ cả đời ăn xin, ngủ đất ngoài chợ làng trong truyện ngắn: “Quét lá đa”), nhưng cho ta biết cảm nhận thấy bản chất làm người vẫn còn nguyên đó, lung linh sống không tiêu tán với những niềm vui nhỏ nhoi siêu thoát.

Người ta nghĩ con người sống là phải có khoa học và triết lý. Nhưng theo những điều trình bày qua trên, thì rằng trong “thế giới hiện sinh” của mỗi người chúng ta điều cốt yếu nhất là “tâm hồn nghệ sĩ”. “Bản năng hồn nhiên chọn sống” của mọi người từ lúc sơ sinh cho đến cuối đời. Cái chọn lựa tuyệt vời là chỉ một bông hoa, chỉ một lời nói nhẹ, một quan tâm gọn gàng thu xếp căn phòng cô lánh tỏa ra cho chủ thể sự thư thái, sự ôn hòa cùng xã hội và cùng trời đất. Còn hơn nữa, cho con người chủ thể, trong bể khổ trần gian, tìm ra lý nghĩa thăng hoa ngay qua sự mất mát, đau khổ hay tang thương. Cái trạng thái mà triết gia cũng thường gọi là thi ca! Với cái giá trị nhân sinh mà F.Nietzsche đã từng nói: “Chúng ta có nghệ thuật để khỏi chết chìm trong sự thật”, sự thật của bản thân trong cái phận làm người, mệnh đời nặng những oan trái và dục vọng, những mất mát và nuối tiếc.


Nhân sinh và tác phẩm nghệ thuật

Sự thật thời hiện đại, thống trị tuyệt đối của khoa học và kỹ thuật, từng qua sự phá sản của đại ngôn lý thuyết triết lý, xã hội và nhân sinh, chúng ta chứng kiến sự phản kháng ‘hậu hiện đại”, đòi hỏi con người và xã hội duy trì và triển khai “bản năng nghệ thuật của mỗi người”. Ta có ước mộng “hoang tưởng” một “vương quốc trí tuệ” trưởng giả và đài các, chú trọng thẩm mỹ, kiểu cách phủ nhận những nhu cầu xô bồ bình dân, biết thưởng thức cao sang với tư duy từng nắm xôi, từng ly rượu nhạt…Hoang tưởng nhưng sự thật là vô cùng cần thiết thể hiện trước nguy cơ trái đất đắm chìm dưới những đồ phế thải, trước nguy cơ tàn phá môi trường vì kinh tế bội thu bội dụng của nhân loại, cùng lúc nhân số càng ngày càng tăng trưởng tràn lan. Phải! chúng ta hãy tưởng tượng đi một thành phố không có chen đua, mọi người đều từ tốn ôn hòa, kiểu cách sống như thi nhân, như nghệ sĩ (đầu óc viển vông), ai cũng làm tròn bổn phận vật chất sinh hoạt nhưng lo vun xới một cây hoa, trang trí giản dị thôi khoảng trời hiện sinh của bản thân, duy trì thế giới tự do nội tâm trong một vương quốc trí tuệ với pháp quyền triết lý (http://www.gio-o.com/NgoVanTaoTrietHocPhapQuyen.htm )!

Đó chính là địa đàng vương quốc của Lão Tử. Minh triết của Không Tử cũng không nói gì hơn sự lập thân của kẻ sĩ là duy trì và triển khai tinh thần siêu thoát qua lời văn, di ngôn của thánh hiền, câu ca và nhạc điệu của dân tộc và của chính mình. Minh triết thông diễn học của Heidegger-Gadamer cũng rất hậu hiện đại đặt nhân sinh quan vào viễn cảnh của nghệ thuật và ngôn ngữ (thi ca).

Nhưng ngoài khái niệm bản năng cảm thức của lý tính, nghệ thuật cũng là sự sáng tạo của lý tính, trong sự tự do tuyệt đối ý chí bộc lộ tư duy, mỹ cảm, tâm tình nghệ sĩ. Hegel nhấn mạnh, sự sáng tạo đó đòi hỏi nghệ sĩ một tài năng thiên phú mà ta thường chỉ thấy ở những người như Nguyễn Du, Shakespear, Beethoven, Picasso hay Lê Phổ, Bùi Xuân Phái…Tuy nhiên dù có tài hay không, con người với tâm hồn nghệ sĩ thường vẫn ôm mang hoài vọng hay khích động bộc lộ nhân sinh quan và thế giới quan của chính mình như một sự cần thiết khẳng định bản thân hay thoát ly một ám ảnh nội tâm…Chúng ta đều là nghệ sĩ nghiệp dư. Chúng ta đều muốn vẽ, muốn hát, muốn làm vè, muốn viết văn….Nhà văn Linda Lê rất khiêm tốn nói “mỗi khi tôi ngồi xuống tả tác, tức là tôi tự khích động ảo tưởng rằng tôi có điều mà riêng tôi phải nói ra”. Đó là cái khiêm tốn tự ý thức, mà những nghệ sĩ nghiệp dư cần phải có. Trong bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, dù tầm thường đến đâu, có dấu ấn con người tức là lung linh đâu đó một tia sáng. Nhưng nghệ sĩ nghiệp dư hay không cũng thường mang một khía cạnh tự kỷ, phản bội minh triết là luôn luôn cởi mở, tâm hồn thanh thoát, để thu nhận và cảm thức những đóng góp của đối tượng, của tha nhân. Trong một xã hội ai ai cũng bận tâm làm vè, thì chắc chắn là tiếng thơ trong cái nghĩa sâu xa của nó không vang dội và sẽ chìm đắm trong cô lánh.

Hegel có đặt tiêu chí cho tác phẩm nghệ thuật, một tiêu chí là tác phẩm phải khích động sự suy tư thâm trầm sâu xa về cuộc đời, về xã hội, về bản thân, nghĩa là như những bức tranh của Raphaël, như những kịch bản của Shakespear… Nhưng gần đây, bức tranh “Coca-cola” cua A.Warhol, không cần bút pháp, không cần bố cục, không cần cả “chuyện đời”, chân phương trong nghĩa bóng và nghĩa đen, duy nhất một ý là “bông lơi trước văn minh xã hội hiện đại, không kêu gọi con người phải suy tư, phải bận lòng với những đại ngôn mà hãy trắng trợn vô tư, vô cảm hưởng thụ những vật liệu mà kỹ nghệ máy móc thực dụng cống hiến.” Bức tranh của A.Warhol đã âm vang, đại phú gia tranh mua hầu như coi giá trị trọng hơn cả bức “Thiên đàng đã mất” cuả Gaugin, cả những bức đầy phận đời của Toulouse-Lautrec. Một tỉ dụ chứng tỏ trong tự do tuyệt đối thẩm mỹ của lý tính, không có một tiêu chí gì về tác phẩm nghệ thuật là quy định tất yếu.

Ngay tài năng của nghệ sĩ là điều tất yếu, nhưng không cần quá bộc lộ để không rơi vào cảnh tài hoa khéo tay của nghệ nhân. Điều chắc chắn là tác phẩm nghệ thuật được người đời suy tưởng tới, thường là những tác phẩm phản ảnh tư duy của thời đại. Tranh của A. Warhol có giá trị chính là phản ảnh tư duy “hậu hiện đại” của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, tôi vẫn tự hỏi một khi thời thượng đó qua rồi, còn ai tìm lại A.Warhol. Tranh “Phố Phái” của Bùi Xuân Phái, tôi nhớ đã âm vang trong lòng của những thế hệ người Hà Nội sống thời “bao cấp”, phủ định tình người, áp chế tư tưởng, kinh tế nghèo nàn ngăn sông cấm chợ; tranh “Phố Phái” thể hiện sự buồn thảm lạnh lẽo, bằng những cảnh phố cổ không một bóng người. Tranh Bùi Xuân Phái nặng bối cảnh lịch sử của thời đại. Nay cái thời đó đã xa xưa, thế hệ sau này còn ai biết tới cái thời qua ấy, với Hà Nội đang thành đô thị sầm uất, nhà cao trọc trời, nhưng tranh “Phố Phái” vẫn còn nguyên vẹn giá trị nhân bản, vì những bức tường cổ loang lổ siêu vẹo được phác vẽ bằng bút pháp, bằng màu sắc tỏa ra cả một hoài niệm, nhớ nhung cái gì đó đang mất dần đi mang theo bản chất cô đơn trầm lắng của con người. Nhắc nhở như vậy, cũng là là một cách gián tiếp nói lên chính tôi chờ đợi gì ở những nghệ sĩ với những tác phẩm để đời của họ.

8.12.2010

Ngô Văn tao