Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Xuân Diệu

Quế Anh (oil pastel on paper)


A la mémoire de Xuân Diệu (1916-1985)

Xuân Diệu était sans doute un des plus grands poètes de sa génération. D’un romantisme profond et délicat, scintillement de mots et d’images. Il était vraiment à la pointe de la “nouvelle poésie”, mouvement né à la découverte de la poésie française (Verlaine-Rimbaud…).

Comme toute sa génération, il n’a pas survécu à la pression idéologique, marxiste révolutionnaire; engagé dans la révolution, révolution dans toute la dureté de la lutte pour le pouvoir au nom d’un idéalisme incertain mais aveugle, sa poésie n’a plus cet élan, cet épanchement du coeur, qui le caractérisait si bien; elle est devenue prosaique et artificielle.

A sa mort le 18.12.1985, j’ai écrit son eulogie, présentée ci-bas, sachant pourtant que je l’ai déjà pleuré depuis longtemps me mémorisant sans cesse ses premiers poèmes, ceux d’une période révolue où nous avons encore l’innocence et la foi dans la fraternité populaire et nationale.


Kỷ niệm ngày mất 18.12.1985 của nhà thơ Xuân Diệu.

Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào “thơ mới”, sâu xa lãng mạn, tràn đầy sức sống, mở rộng tâm hồn say sưa trong tình yêu và mơ mộng. Với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa marxit, với cuộc chiến tranh kháng chiến chống ngoại bang càng ngày càng trở nên khốc liệt bè phái, Xuân Diệu như hầu hết thế hệ của ông, không thoát khỏi áp lực của chủ nghĩa duy vật. Thơ của Xuân Diệu từ đó không còn sự chân thành bay bổng, say sưa cảm thức mà trở nên thô thiển, giả tạo.

Chính vào những tháng sau ngày mất của Xuân Diệu (18.12.1985), tôi đã viết bài thơ dưới đây để khóc nhà thơ của chúng ta. Tôi khóc đấy, nhưng thật nghĩ lại tôi đã khóc từ lâu rồi, khóc sự mất đi của Xuân Diêu cùng với sự lãng mạn của tất cả mọi người dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, khi phải đối diện với ý thức hệ áp chế một chiều của bè đảng và bạo lực chuyên chế.

Tôi đã khóc như tự khóc, hồi niệm những vần thơ lãng mạn “thơ mới” để đời của thi sĩ.

12. 2010

Ngô Văn Tao


Xuân Diệu

Nào ai đã biết cái mâu thuẫn của tâm tình, nào ai đã biết cái khắc khoải thanh tao của sự sống và nào ai đã biết cái hoài vọng không cùng tàn phế của thi nhân.

Anh Xuân Diệu! Đã lâu rồi tôi đã mất anh như tôi đã mất tuổi trẻ như tôi đã mất mối tình đầu. Đành để ai đến sau này vẫn còn đòi tìm thấy trong thơ anh một ý nghĩa trầm tư triết lý. Và cũng có thể -dẫu như thế, cũng đành- có những ai già nua câu nệ buộc phải có trong thơ anh những đáp ứng tầm thường của cuộc đời xã hội, của cuộc sống mỗi ngày.

Hôm nay, tôi muốn quên tất cả, những chắt chiu của phận người, những hệ lụy của ý thức và tôi khóc anh, vì anh đã đi vào lịch sử văn học với những bài thơ, những bài thơ của tất cả mọi người, của tôi những ngày xa xưa trên đường đôi Hà Nội, hoa gạo rơi phủ phất, vương vít trên mái tóc của Mai Phương.

Để rồi đây, tóc đã bạc, tay đã run, khi tôi lên thuyền ra đảo vắng, tôi sẽ đọc lên những câu thơ của anh, hòa nhịp với nhịp sóng mênh mông của biển cả.

……..

Trái tim ngừng trong một lúc vô biên

Thời gian hết đất trời không có nữa

……..

Vừa nắng mai sao đã đến sương chiều

Em hờ hững để cho lòng anh lạnh

……..

Ngô Văn Tao

(trích từ tập thơ Nuages-Mây, Ngô Văn Tao – 1988)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ