ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Bóng ma của Marx















Quế Anh oil pastel on paper 11/2011

Những bóng ma của Marx - I*

Something is rotten in the state of Danmark

The time is out of joint. O cursed spite

That ever I was born to set it right

Shakespeare “Hamlet”

Vương quốc này có gì thối nát

Thời bất ổn. Ôi! nghiệt ngã và oan trái

Tôi phải sống và lập chính đạo

Tháng 4 năm 1993, ở một đại học Hoa Kỳ có cuộc hội thảo với đề tài: Chủ nghĩa Marxit đi về đâu? (Whither Marxism?). Jacques Derrida (1930-2004) trình bày trong hai buổi một thuyết trình: Những bóng ma của Marx (Spectres de Marx, edit. Galilée-Paris 1993).

Những bóng ma của Marx” là một thảo luận chứ không phải là một văn bản luận đề học thuyết có hệ thống chặt chẽ. Mà thật, J.Derrida là triết gia nhưng là triết gia theo truyền thống Heidegger. Vấn đề của tư tưởng gia, theo Heidegger, không phải là đưa ra một thuyết lý hay một giáo điều mà xác định nhân sinh là “thử tại” (Dasein=Being), “trong cõi hiện hữu với bốn chân trời luôn luôn di động”. Tỉ như đối với nhà thơ Bùi Giáng, cái cõi đó là vũ trụ thi ca và ngôn từ. Còn đối với J.Derrida, nổi danh với ý niệm giải cấu (déconstruction), trong thế giới hiện hữu mà ở đó ta thử tại, không có gì là một tổng thể cố định, chúng ta phải biết cảm nhận tất cả là những tổng thể bản chất hỗn hợp (brownien) mà chúng ta luôn luôn giải thể và với ý thức tái cấu tạo. Và như thế ngay khi ta suy tư trên một vấn đề hiện sinh nào đó, nên những văn bản của J.Derrida đều là những ý tưởng tạp hợp đột phá, buộc người đọc phải tự tạo một hệ thống suy luận để không rơi vào mê đồ, cái mê đồ của thế giới tư duy nhân sinh thực tại.

Những bóng ma? Bóng ma Liễu Trai, bóng ma linh hồn người đã chết? Cuộc hội thảo nói trên với đề tài: Chủ nghĩa Marxit đi về đâu?, thật hàm ý, sau cuộc đổ vỡ ở Đông Âu, sự cáo chung của Xã Hội Chủ Nghĩa; J.Derrida thấy cần phải nói tới bản Tuyên Ngôn Của Cộng Sản (le manifeste du communisme), Cộng Sản Đệ Nhất Quốc Tế, mà Friedrich Engels và Karl Marx soạn năm 1848, trong đó có câu: “Trên Lục Địa Âu Châu này, một bóng ma đã tới phủ đầy, bóng ma Cộng Sản!” ( Ein Gespent geht um in Europa – das Gespent des Kommunismus!). Vậy bóng ma đây là một sự ám ảnh, một linh tính khắc khoải chờ đợi, dù rằng mỗi khi ta nói tới bóng ma là ta nghĩ tới một cái gì quá cố trở về vật vờ trước nhãn quan, trong tiềm thức.

J.Derrida nói đến bóng ma, không phải để bàn luận về “những ám ảnh áp chế”, như trong phân tâm học freudian, mà trước hết nhìn lại khái niệm thời gian, sự liên tục quá khứ, hiện tại, tương lai. Đặc biệt hiện tại đang sống (le présent vivant), sự liên đới giữa quá khứ và tương lai, hàm chứa trong cái bây giờ những gì đã qua, bóng ma của những hiện tượng, cùng với những gì sẽ đến, không biết nội dung ra sao nhưng hiện đấy.

Nhưng có thể nói trong nhân sinh văn hóa của con người hiện đại, cái “bây giờ” chỉ là “ngày mai”, ngày mai của đồng tiền, của tiện nghi, ngày mai triển khai cơ giới, súng đạn tân tiến…ngày mai của những cái biết. Con người hiện đại không cần đến quá khứ, chỉ cần đến trí nhớ của những bộ óc điện tử (computers). Chúng ta không nghĩ về quá khứ, chúng ta biết rất nhiều, ghi nhớ tất cả với bộ óc điện tử, tưởng lúc nào cần cũng có thể lôi ra những tư liệu để thiết kế tối ưu những công trình cho ngày mai, ngày mai này con người sống lâu hơn, điều kiện vật chất luôn luôn cải tiến, không ưu phiền thiếu thốn…Với sự khống chế của khoa học và kỹ thuật, con người hầu như chỉ biết sống với siêu hình học, siêu hình học của cái biết khoa học, của khả năng kỹ thuật. Tâm thức toàn khối là hướng về ngày mai, ngày mai huy hoàng mà loài người sẽ đi chinh phục những vì sao, chúa tể cả vũ trụ…

Siêu hình học “ngày mai huy hoàng” thâm nhập vào tư duy của đại chúng, trong chính trị cũng như trong cuộc sống mỗi ngày. Nhưng đó chỉ có thể là sự phiến diện của tâm linh trí tuệ, một sự kiện của “thời gian trật bản lề”(the time is out of joint), với cái “bây giờ” là một cánh cửa gẫy chỉ cho phép đi về tương lai. Thời gian thật phải là giòng sông, con người trôi theo giòng nhưng luôn luôn bồng bềnh giữa xoáy lốc, long đong xuôi ngược giữa tương lai và ý niệm của những gì minh đã sống. Tất cả những gì mà người ta làm được cho sự hiện thành của con người, phải là những nhớ nhung, những hồi tưởng quá khứ, cùng một lúc hướng về tương lai phủ đầy bởi những khắc khoải, những nghi vấn và mang mang những hứa hẹn, những hoài bão không cùng vô định.

J.Derrida nghĩ làm người phải là con người tổng thể trong giòng thời gian, tổng thể như người trí thức Âu Châu”, người trí thức mà Paul Valéry xác định: “người trí thức Âu Châu có Kant đến trước Hegel, có Hegel đến trước Marx, có Marx đến trước bản thân”. Vậy con người tổng thể phải là con người lịch sử, lịch sử của một dân tộc, của một nền văn học, của một giòng tư tưởng. “Người trí thức Âu Châu” , giòng văn học tư tưởng Âu Châu, mang mãi gia tài thừa kế, những suy tư của Kant, ý niệm “vật tự thân, Tự do, Đạo đức”, những luận trình của Hegel, phạm trù khái niệm và biện chứng pháp, “sự thật chỉ là một cuộc truy hoan mà các tân khách đều say mềm không đứng vững”…Còn Karl Marx? Đó là đề tài J.Derrida thấy cần phải thuyết trình.

Tuy nhiên, J.Derrida không luận trình theo kiểu kinh viện trường quy rằng ta phải thừa hưởng thế nào gia tài để lại của Karl Marx. Bản thuyết trình của J.Derrida là gồm những ý tưởng phức tạp đột phá, rối ren đan kết. Đặc biệt nói tới những bóng ma của Marx, bản thuyết trình của J.Derrida trước hết là một cái nhìn lịch sử, thời gian hiện tại và tương lai đang sống, và cả tương lai xa xôi với những lời hứa và mệnh lệnh. Một phần nào là cái nhìn luận chiến vào thời cuộc thế giới, đưa ra một lập trường chính trị nhân sinh.

Cuộc hội thảo: “Chủ nghĩa Marxit đi về đâu?”, tháng 4/1993, là để cùng nhận định sự xụp đổ của những chính thể chuyên chế xã hội chủ nghĩa Liên Xô và ở Đông Âu, sự cáo chung của xã hội chủ nghĩa Marxit, nền móng của những chính thể đó, và rằng nếu xã hội chủ nghĩa Marxit còn độc tôn ở những nước như Trung Hoa hay Việt Nam thì chỉ là một thứ xã hội chủ nghĩa Marxit đã bị “giải tỏa” (perestoika) hay đã bị tha hóa trong “đổi mới”. Nhưng không phải vì thế, J.Derrida vội nhấn mạnh, mà chúng ta có thể theo Francis Fukuyama (tác giả của quyển xã luận văn: The end of history and the last man”) kết luận rằng chúng ta đương đi đến sự cáo chung của lịch sử, trong cái nghĩa nhân loại, con người xã hội chung cục, chỉ còn biết đi tới “xã hội tự do dân chủ”(?); tiến tới xã hội tự do dân chủ âu tây, như tiến tới “miền đất hứa của thời hậu thế của chúa Cứu Thế”.

Tự do dân chủ, ngọn cờ chiêu bài của những nước tư bản Âu Mỹ, người dân phải có quyền bằng lá phiếu tự chọn những người thay mặt mình điều khiển đời sống xã hội, tổng thống, thủ tướng, quốc hội, hội đồng nhân dân xã và huyện…Nhưng cái quyền tự do có thật được thực hành trên thế gian? Không nói gì ở Trung Quốc hay ở Việt nam, có quốc hội, có hội đồng nhân dân, nhưng công khai dưới độc tài đảng trị cộng với những hỏa đầu bè phái, mà ngay ở Mỹ Quốc, mệnh danh tiền phong dân chủ, chúng ta không thể quên sức mạnh đen tối của hệ thống máy móc truyền thông, những guồng máy nằm trong tay những tập đoàn tài phiệt, công ty sản xuất vũ khí, những chủ dầu mỏ ở Trung Đông…Những bè phái, những guồng máy nhũng loạn, gian lận méo mó ước vọng chân chính của người dân. Nguyên nhân bất tận hung triệu của thời bất ổn trong những cái tương lai hiện tại.

J.Derrida luận chứng lời phản biện trên. J.Derrida thấy cần phải xác định chúng ta đã thừa hưởng gì, những bóng ma của Marx để chúng ta có thể trung trực phê phán và giải cấu thực tại xã hội, thế giới và lịch sử. Năm 1993, có sự cáo chung của Xã hội Chủ nghĩa Marxit, thì là sự cáo chung của chủ nghĩa giáo điều tập đoàn bè phái đảng trị chuyên chế đã xụp đổ ở Đông Âu. Cái chủ nghĩa khô cứng phi nhân tính, mà chắc chắn Marx phủ nhận, mang thảm họa cho nhân loại với Staline tàn bạo, với Pol Pot điên rồ giết hại dân tộc của chính mình, với Mao Trạch Đông thần thánh hóa hung bạo của phong trào “quyển sách đỏ”. Karl Marx không phải là Marx của chủ nghĩa đó. Karl Marx là nền tảng triết lý đưa chúng ta nhìn ra cái “hố thẳm của xã hội con người” (cf. Michel Henry, triết gia người Pháp). J.Derrida nói lên những bóng ma, những bóng ma mà theo Marx nằm ngay cả trong xã hội dân chủ tư bản: bóng ma của đồng tiền, bóng ma của hàng hóa thị trường, bóng ma của những nhu cầu nhân gian càng ngày càng lớn phủ đầy xã hội tư bản và làm điên đảo lịch sử.

Karl Marx (1818-1883) đã không sống để thấy cái hưng thịnh của xã hội tư bản, cùng những thành tựu hầu như bất tận của khoa học kỹ thuật. Chắc chắn K.Marx có những nhận định lỗi thời về xã hội và thế giới – sự đấu tranh giai cấp trong bối cảnh kinh tế hiện tại không còn là động cơ lịch sử. Nhưng J.Derrida nhấn mạnh, tinh thần của Marx –“cái hồn ma triết lý”- vẫn ở bên chúng ta để cùng biết triệt để giải cấu hay phản biện. Đi theo bóng của K.Marx, ta luôn luôn có ý niệm hiển nhiên, mọi sự đều mang sẵn mầm ung độc, tha hóa và suy đồi, không bao giờ có sự cáo chung của lịch sử, con ma cách mạng tuyệt nhiên ẩn chìm đâu đó sẵn sàng đột phát giải tỏa những mâu thuẫn của thực tại (cơn xoay lốc của Hegel trong phạm trù của khái niệm và biện chứng pháp). Và ta nên ghi nhớ rằng K.Marx không ngừng tuyên dương tinh thần khoa học của khoa học, can đảm phản biện đến tận cùng, không dùng những sáo ngữ nhàm chán, những mặt nạ, những bóng che vĩ nhân giấy bồi, để che đậy những sai lầm, những phản bội, những mâu thuẫn, đẩy tất cả vào tủ kín đồ thải dù vẫn biết rằng những tội lỗi, những phản bội, những tội ác sẽ không tan biến, rồi sẽ trở về cho sự diệt vong (lịch sử) của chính mình và của bè đảng mình.

J.Derrida xác định phải là một tín đồ của một Phúc âm mới, che dấu một siêu hình học thần bí Do-Thái-Cơ-Đốc đạo kín nào để tin rằng trong thế kỷ thứ 21 này, thế giới sẽ hòa đồng đi tới xã hội tư bản toàn thịnh, hội nhập tự do kinh tế toàn cầu, chia chung một dân chủ chủ nghĩa, một nhân bản chủ nghĩa khoa học kỹ thuật máy móc cơ giới.. Đó là sự mù quáng phủ nhận “những bóng ma của Marx” và điên loạn chìm trong những áp chế của tiềm thức, không nhìn nhận ra sự tao loạn của lịch sử hiện tại (“Chủ nghĩa khủng bố” . Chiến tranh tôn giáo. Nhà nước Do Thái ở Palestine và Đế quốc kỳ thị chủng tộc…) Phải làm sao, có thể nghĩ rằng chúng ta tới sự cáo chung của lịch sử, tới thời con người chung cục với những nhu cầu tăng tiến và đồng đều thỏa mãn?

J.Derrida nghĩ rằng cuộc hội thảo tháng 4 năm 1993 đúng ra phải có đề tài: “Thế giới đi về đâu?” , “Nhân loại đi về đâu?”. Thế giới đang đi tới thời xao động, cục diện địa lý đổi thay, xác nhận lại thế nào là nhân quyền và thế nào là chính nghĩa. Hay là chúng ta tất cả cùng đi vào thế giới hư vô của những người Anh Cả (the Big Brothers), đầu óc máy móc điện tử nắm trong tay hệ thống tuyên truyền thông tin đại chúng chỉ đạo từng giây từng phút tư duy của mỗi người. Đặt câu hỏi và suy luận, cũng là trở về suy ngẫm trên gia tài mà chúng ta thừa kế từ Karl Marx: những bóng ma của Marx! Vấn đề không phải là sự cáo chung của chủ nghĩa Marxit, mà là bây giờ hơn bao giờ hết trước sự phá sản của giáo điều chính trị mệnh danh Marxit, những triết gia, những nhà nghiên cứu học giả phải đọc lại Marx, đúng theo ý niệm praxis của Marx , giải cấu với ngôn ngữ thích ứng với thời hiện đại…”Triết gia tìm hiểu xã hội, vấn đề chính yếu cũng là vạch ra những lệch lạc bất tất của xã hội xung quanh…Thuốc phiện làm ngu muội người dân, chính là những giáo điều khô cứng, đường lối chinh trị độc tài phiến diện một chiều”

Tháng 3/2012

Ngô Văn Tao

(*) Bài thảo luận của J.Derrida :Spectres de Marx, Nhà xuât bản Chinh Trị Quốc Gia, Tổng Cục II Bộ Quốc Phòng-Việt Nam đã phát hành bản dịch ra tiếng Việt, năm 1994. Tiện dịp, cũng có những cuộc hội thảo (của đảng Cộng Sản Việt Nam) dưới nhan đề: Chống diễn biến hòa binh!, tiếp thu từ J.Derrida duy nhất một câu: “Không có tương lai nếu không có Marx, không có di sản của Marx” .

Bài tản văn trên côt yếu trích lược từ bài tản văn “Những bóng ma của Marx” ký tên Cao Tôn đã đưa lên mạng Talawas.org vào năm 2005.

Bài tản văn này mong có phần II, tương đối trường quy hơn, chủ trương nêu được rõ thêm nên tìm hiểu Marx sao trong hiện thành lịch sử xã hội hiện tại.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Le tourbillon de la vie















Quế Anh oil pastel on paper 12/2011

Tourbillon de la vie

à Serge Rezvani*

Me voilà dans la vie! D’énigmes à mourir

Mourir sans rien pouvoir de l’ivresse et l’extase

Du doute immanent jusqu’au dernier soupir

Mais en garder le coeur, celui qui s’en embrase


Qu’est-ce que l’Être? Un point d’ombre dans le ciel bleu

La question, la même pour la soif de vivre

Sur la toile blanche que mettre de couleurs

Ta présence à chercher pour à jamais me perdre


Ta voix sur le fond du silence de l’oubli

Lueur fugitive au recoin de l’espérance

Rien qu’un moment, tout de ce rien qui nous relie


Mémoire qui revient, le flux d’ondes mouvantes

Le tourbillon de la vie à nous enlever

Et nous de tournoyer sans cesser de rêver

7 Mars 2012

Ngô Văn Tao

*inspiré par les reflexions personnelles (Ultime Amour-edit. Les Belles lettres) de Serge Rezvani, auteur de la chanson “Le Tourbillon”, chanté par Jeanne Moreau dans le film “Jules et Jim” de F.Truffaut.

Extract

To hear your voice in the silence of my heart

Fleeting light in the recess of my hope

For just a moment to have your presence

To be caught together in the life whirlwind

For the tender memory in yersteryears flow

With the sound of rolling love melody

Trích

Tiếng em vang trong im lặng tâm hồn

Sáng mong manh một buổi chiều ảo tưởng

Phút qua nhanh như tất cả những gì

……………..ôm giữ bước chân em

Chuyện luân hồi hư vô trong nhịp sống

Cùng bay bổng lên tới vầng trăng

Đắm chìm khúc nhạc tình cơn gió lốc

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Triết gia - Philosopher's apology















Quế Anh oil pastel on paper 12/2011

Abstract: Human being is spiritual being of science, arts and philosophy. In the modern society of electronics, one seems to be lost in the technocratic surroundings of computers and smart robots, in the scientific trance of knowledges. Philosopher’s apology is to remind each one of us that we are by ourself a very philosopher, a transcendantal ego (Husserl). Away from all theories and metanarratives, but in some sense existentialist, our purpose is to realize the meaning of human being, through the arts and through hermeneutic interpretations of phenomena, of our own and alter ego’s strivings. We overcome the perennial human condition, the abyss of contingencies, of pains and solitude….We open up our living world in a transcendent spirit. We open up to the unbounded and unknown horizon of human life, surperman’s will as Nietszche could name it.

Biện thuyết cho triết gia

Văn minh hiện đại hoàn vũ nhân loại từ những năm 1960 có sự đột phá sâu và rộng của khoa học-kỹ thuật điện tử. Với những bộ óc điện tử (computer), cùng với bao nhiêu thiết bị điện tử khác, khoa học- kỹ thuật điện tử (và nguyên tử) dẫn theo sự phát triển toàn diện của mọi ngành khoa học và kỹ thuật. Phát triển sâu xa, tuyệt xảo đến nỗi, con người phải tự cảm thấy lạc lõng trong cái nền văn minh hiện đại. Một nhà bác học uyên bác đến đâu cũng không thể thấu hiểu được khả năng tuyệt xảo khoa học kỹ thuật ở những ngành khoa học ngoài môn sở trường của chính mình.

Chúng ta có thể gọi thời đại của chúng ta ngày nay là thời Hiện Đại Điện Tử. Không phủ nhận con người hôm nay sống với rất nhiều tiện nghi tuyệt xảo. Nhưng với lý do trên, khoa học kỹ thuật phát triển ngoài tầm thu giữ và thông hiểu của mọi cá nhân, chúng ta mỗi người còn lại hoang mang trước sự thống trị của kỹ thuật trong cuộc sống mỗi ngày, con mắt điện tử có thể theo dõi cử chỉ của chúng ta từng giờ từng phút, hệ thống máy móc robotic chi phối rập khuân cuộc sống, những hoả tiễn kẻ thù không đâu có thể chợt dội trên đầu chúng ta những viên đạn chính xác từng ly…

Vừa hoang mang, vừa sống tiện nghi thừa thãi, đại chúng hầu như chỉ còn biết chìm đắm trong kỹ thuật truyền bá thông tin giải trí. Văn hóa thể thao, văn hóa nghệ thuật cốt yếu là trình diễn trên màn hình điện tử, cho hàng triệu triệu người hồn nhiên vô tư đập nhịp xu thời, những thời thượng bất tất của thị trường lợi nhuận. Theo như Heidegger đã nghĩ, ở thời hiện đại điện tử, đại chúng càng ngày càng quên suy tư. Họ lạc dần vào Hư Vô Chủ nghĩa? Không còn một chút gì gọi là “sinh phận làm người”?

******

Lạc vào hư vô chủ nghĩa, mất nhân tính? Câu hỏi của Heidegger, cũng là nhận định của Nietzsche, một lần đã nói :”Chúng ta đã giết chúa!”, mất nhân tính siêu việt tức là ta giết hiện thân của Chúa (theo đạo Thiên Chúa Gia Tô) trong mỗi người chúng ta!

Tuy nhiên chỉ có thể là một suy ngẫm bi quan; ở mỗi nhân vật dù tầm thương nhất, lạc lõng trong đám đông xô bồ, ta vẫn nhận ra một con người, kiêu hùng tự khẳng định (Alain: L’être humain est un fier animal.) Mọi người đều tự khẳng định không phải là một robot điện tử, dù sự sống có thể tái tạo với kỹ xảo khoa học – những phiên bản sinh động clone từ tế bào của con cừu, con chó…và rồi đây nữa chắc cả con người nữa : một anh Tư đã chết rồi, mà vẫn sẽ có một phiên bản anh Tư sống hiển diện hiện thành với bộ mặt và dáng đi nguyên bản…Tự khẳng định không phải là một con vật chỉ biết duy trì sự sống mà là một sự linh thiêng (Gabriel Marcel: Tout être humain est un mystère)! Một “chủ thể siêu nghiệm” (un ego transcendantal - Husserl). Tôi thì nói theo Hegel và Kant, cái gì khẳng định nhân bản, chính là lý tinh (l’esprit et la conscience), mà lý tính là cái gì huyền bí và vô cùng tất cả tiềm ẩn của bản thể nhân sinh. Lý tính là đạo lý, là tình yêu, là lý luận, là khảo xát, là trí tuệ… Ở lý tính có ba ngọn đèn của một hình tam giác ba cạnh, khoa học, nghệ thuật, triết lý. Với bản năng khoa học, những khoa học gia của nhân loại đã tạo dựng thời hiện đại điện tử. Còn nghệ thuật, chúng ta có những nghệ sĩ và chính chúng ta mỗi người nữa đều là nghệ sĩ để không ngừng tiếp thụ và với nghệ thuật thích ứng những trào lưu tới tấp của thị trường văn nghệ giải trí đại quần chúng (những truyện dài trên màn ảnh, những show ca nhạc, những trình diễn xếp đặt…). Nhưng triết lý là gì? Quên suy tư, ta sẽ không còn ý thức bản năng lý tính này. Triết lý thể hiện là triết gia tiềm ẩn ở mỗi con người. Vậy triết gia là gì, là ai? Tại sao ta phải biện thuyết cho triết gia? Phải chăng biện thuyết cho triết gia, là vì triết gia mở rộng thế giới hiện sinh của chúng ta mỗi người, tới một chân trời thênh thang bản ngã siêu nhân, như Nietzsche đã từng nói?

******

Khẳng định bản thể nhân sinh ở thượng tầng cao trên sự sống của mọi sinh vật khác, chính là con người hơn mọi sinh vật khác biết tự ý thức mình sống, cảm nhận sự hiện thành của mình trong thế giới hiện sinh bản ngã không ngừng biến đổi và triển khai.

Thế giới hiện sinh, nôm na mà nói, chính là cuộc đời của mỗi người, môi trường của những hiện tượng bất tất và vô thường, có âu lo, có hoài bão, có mất mát, có khổ đau… Khoa học gia chọn không vướng vít với những hiện tượng của cuộc sống ngày thường mà để tâm trí lý luận diễn giải một sự thật khoa học, như trái đất đi vòng quanh mặt trời, như một tế bào có thể ẩn chứa tất cả những yếu tố hệ thống sinh nở của một sinh vật (hệ thống hiện thành cấu tạo của một bào thai)….

Nghệ sĩ và triết gia thì trực tiếp khẳng định và cảm thức chính mình đang sống, hiện thành với những hiện tượng, những chuyện đời. Những chuyện đến ta không chờ đợi, mà có chờ đợi cũng thường tới không như ta nghĩ trước; tuy nhiên nghệ sĩ, triết gia vẫn tức thì cảm nhận, nghiệm thức, trong trạng thái siêu thoát, không thành kiến, không ý đồ, không vấn vương âu lo, trong sáng vô hệ lụy.

Nghệ sĩ sống từng giây từng phút, cảm nhận những hiện tượng không diễn giải nhưng siêu nghiệm với trái tim, với cảm giác để sáng tạo lại dù cũng có thể một cách thầm kín riệng tư nội tâm sự vang vọng từ đấy một điệu nhạc, một ý thơ, một tình yêu, một nỗi buồn, một hình tượng mỹ cảm. Tuy nhiên với lý tính, ở ngay sau nghệ sĩ có một triết gia, triết gia tiềm ẩn trong lý tính của mỗi người. Triết gia là bản thể hiện sinh với quyền uy “chú thể” (ego, bản ngã) khẳng định mình sống trong thế giới hiện sinh của riêng mình. Triết gia là chủ thể siêu nghiệm hiện tượng trong cuộc đời mình, nên tức khắc phản biện “lên khung” (mở những dấu ngoặch, nghĩa của chữ epoché trong hiện tượng học Husserl). Một tỷ dụ điển hình là họa sĩ khi bắt đầu vẽ một chân dung, việc đầu tiên họa sĩ cũng đều làm là với lý tính lên khung, đặc biệt thầm ghi rõ một vài nét như chiều sâu của ánh mắt, nét nhăn già từng trải với thời gian, rồi dù hồn nhiên trọng thị làm nổi những nét đó cho bức tranh sẽ không chỉ là một tấm ảnh chụp chân phương mà là chân dung của một nhân vật, một con người sinh động trong dòng trôi chảy của thời gian. Triết gia phản biện lên khung, dựa trên đó bình thản trầm lặng suy tư, tự hỏi và đặt vấn đề (Comme je ne doute pas que je doute, j’existe-Husserl dixit ; Introduction à la phéménologie/Jean Toussaint Desanti). Để có thể nhận ra đấy chỉ là một chuyện đời phi lý, đầy mâu thuẫn. Hay là nhận ra đấy một hiện tượng có ý nghĩa quy định cho một khái niệm phổ quát nào. Hay nữa phải triền miên tiếp tục suy tư, bóc vỏ củ hành (theo Hegel) để nhận ra ở hiện tượng dù bất tất, quy định thuộc tính của một khái niệm sâu xa mới, đặt thêm cơ sở cho lớp dầy tư tưởng của chính mình. Tất cả như thế, theo Husserl, bản thể triết gia làm cho dòng trôi chảy của thời gian với những hiện tượng, những chuyện đời để lại những từng lớp đất bồi (les couches de sédiments) trong thế giới hiện sinh của mỗi người.

******

Bản thể triết gia, chủ thể siêu nghiệm hiện diện mỗi khi ta suy tư xác định sự sinh động nhân văn của chính ta. Trong thời hiện đại điện tử này, tất cả lại như chìm đắm trong một cuộc sống máy móc, với những nhu cầu vật chất tiện nghi tiểu xảo, với những thông tin tới tấp, với những hình ảnh không ngừng biến hóa trước mắt, những ca khúc vang dội không đâu bất cứ lúc nào, đại chúng lại trở nên là những hình hài lôi cuốn theo chiều gió thời thượng của nền kinh tế kỹ xảo lợi nhuận. Biện thuyết cho triết gia là tự nhắc nhở sự hiện sinh chủ thể của con người trong thế giới hiện sinh của mình, mà không phải là người nộm, lý tính khép lại, vô tư rập khuân (formaté), mất dần sự huyền vi trong cái phận sống làm người.

Nhạc sĩ vĩ đại như Beethoven, như Mozart, siêu nghiệm hòa điệu âm thanh của trời đất, lên khung thu nhập những nhạc khúc, kết hợp theo sự vang vọng của chính mình, ẩn dụ nói lên những ước vọng, những tha thiết rung động của con người.

Họa sĩ lớn như Nguyễn Tư Nghiêm vẽ những bức tranh sơn dầu, nét vẽ điêu luyện của nghệ nhân, màu sắc hòa hợp trường quy, nhưng lớn vì ta cảm nhận thấy tiềm ẩn đằng sau có một chủ thể, suy tư phản biện trước sóng gió bất tất của lịch sử, tịnh nhiên bàng quan thênh thang ý chí.

Mọi tác phẩm nghệ thuật đều phải có chiều sâu của chủ thể cá biệt, người nghệ sĩ, suy tư và thâm trầm tự diễn giải. Con người là sống với cái phận làm người, trầm luân khổ đau mất mát, cô đơn và bệnh tật; là sống trong xã hội loài người, dù văn minh đến đâu, vẫn lệch lạc bất tất, người hại người, chiến tranh và thù hận! Chúng ta mỗi người phải siêu thoát, tìm cho cuộc sống của chính mình một ý nghĩa thăng hoa (theo Heidegger:the meaning of Being). Phản biện những bất công, tàn bạo của xã hội. Trong khổ đau sẽ có ý chí tự cường giải thoát. Trong cô đơn lại càng biết tôn trọng sự đồng cảm thân tình…Như một chủ thể siêu nghiệm và suy tư, chúng ta tự khẳng định nằm ngoài sự khống chế vật chất của khoa học kỹ thuật, mà chính ta mỗi người là một lẽ huyền vi sinh động, siêu thoát ước vọng và hoãi bão.

******

Những lời luận bàn trên là trong hiện tượng học của Husserl. Phần nào cũng có tư tưởng hiện sinh chủ nghĩa, nhưng cốt yếu vẫn là ly khai mọi lý thuyết và đại tự sự. Hiện sinh chủ nghĩa nhưng duy nhất vấn đề là chúng ta ý thức hiện sinh sao từng giờ tùng phút cho cuộc sống của chính minh có ý nghĩa không vô tư lãnh đạm, không bi quan tiêu cực. Theo Heidegger, Gadamer, như là một chủ thể có trách nhiệm với thế giới hiện sinh của mình, việc phải làm là suy tư và thông diễn giải, tìm trong mọi hiện tượng một cái gì thăng hoa đóng góp cho cuộc sống, ở mọi tác phẩm đến tay ta, ở mọi tha nhân mà ta gặp gỡ một điều sáng tỏ khích lệ, một chân trời để hòa nhập mở rộng chân trời hiện sinh của mình.

Phần riêng tôi để kết luận, tôi nghĩ tới tư tưởng của Nietzsche. Đã là chấp nhận phận làm người, ta phải là chủ thể tự cường, có ý chí dấn thân sống, kiêu hùng bay bổng. Là một sinh động linh thiêng cao cả giữa trời đất, có lẽ chỉ tự cảm thức được qua nghệ thuật, vì chỉ với nghệ thuật ta mới phá được những xiềng xích, chói buộc của những tập quán cổ hủ, những đạo lý xã hội của những con chiên. Nhưng nghệ thuật là sợi dây mong manh giữa thành tựu và thất bại, giữa sự thăng hoa và sự ngậm ngùi bất lực của người trần; tuy nhiên ta vẫn chọn làm người lần theo sợi dây đó để hướng về chân trời mênh mông bản ngã siêu nhân, cuả chủ thể vượt khỏi hố thẳm trần thế của phận con người.

2/3/2012

ngovantao