Quế Anh oil pastel on paper 5. 2010
Pour une étude comparée Bùi Giáng – Phạm Công Thiện
A l’occasion d’une prochaine journée à “Toulouse (France)” de reflexions sur Phạm Công Thiện, je suis amené à penser qu’une étude comparée Bùi Giáng-Phạm Công Thiện relèverait bien d’un travail de doctorat ès lettres ou ès sciences humaines. Une étude approfondie nous aiderait à saisir l’état d’esprit des intellectuels vietnamiens aux prises en toute liberté avec la modernité ( Nietzsche-Heidegger-Sartre), tout en étant plongés dans la tourmente de l’époque, la guerre du Vietnam 1960-1975. Ce qui pourrait aussi nous faire entrevoir ce que la vie culturelle vietnamienne en aurait gardé de promesses malgré l’autocratie marxiste présente.
Bùi Giáng et Phạm Công Thiện étaient en essence deux poètes, qui les premiers ont introduit dans la culture Vietnamienne la pensée moderne, la compréhension de la pensée de Nietzsche, la phénoménologie de Husserl-Heidegger, la recherche de liberté dans les écrits de Henri Miller… Tous les deux préconisaient la célèbre devise de Nietzsche: “Nous avons l’art pour ne pas périr de vérités.” Pour BG et PCT, parler de l’art c’est parler de la poésie, et les vérités n’en sont que les choses de la vie, l’impossibilité à nous de nous dégager de la triste condition humaine, mais aussi évidemment pour eux , en filigrane la tourmente chargée de fatalisme: la guerre du Vietnam 1960-1975.
BG et PCT étaient apparus, dans les mêmes années 1960, sur la scène culturelle du Sud-Vietnam comme deux étoiles. Le Vietnam était alors à peine sorti de l’isolement, dû à la deuxième guerre mondiale 1939-1945; et la paix établie entre le Vietnam et la France à partir de 1954 venait de permettre d’ouvrir le Sud-Vietnam aux nouveaux courants de la pensée occidentale; BG et PCT s’étaient tous les deux engagés avec enthousiasme à la découverte de ces nouvelles idées. Ils s’envolaient tous les deux respectivement de leur propre “verbiage”, riche et sans retenue, à en propager des reflexions originales. “Verbiage” poétique à la Heidegger ou à la Henri Miller, qui laissait respectivement des marques, peut-être réfléchies et profondes pour l’un ou génialement palpitantes pour l’autre, dans la pensée de leurs contemporains, marques qui présageaient une grande ouverture d’esprit pour la culture vietnamienne dans le temps.
BG et PCT avaient de choses en commun. Ils étaient tous les deux ouvertement de pensée boudhiste, à la recherche d’en trouver le contrepoint dans la philosophie de Heidegger ou dans la pensée de Henri Miller. Ils enseignaient pour la période des années 1960 la philosophie dans la même université Vạn Hạnh, université ouverte à tous ceux qui avaient le désir d’approfondir le Boudhisme. Tout cela avec une sérénité voulue au mépris de toute idéologie marxiste ou autre, cause du désarroi historique, la guerre dans laquelle de leur être-même ils devraient être engloutis.
Il est vrai qu’ils étaient tous les deux de vrais poètes. Mais BG était un poète dans le sens des plus classiques, avec une oeuvre de poésie qui resterait dans l’anthologie de la poésie vietnamienne. PCT n’était pas un poète avec une production de quelque importance, mais il avait une conception poétique de la philosophie et de l’art, la poésie étant latente ou éclatante dans tous les morceaux de son écrit. Les essais de PCT au sujet de Henri Miller, Hàn Mạc Tử ou qui d’autres, étaient des essais sur sa propre méditation avec des envolées poétiques, engagée sans aucune contrainte formelle ou de fond par une certaine lecture, que le lecteur était laissé à deviner. Les écrits littéraires ou philosophiques de BG, contenant en filigrane souvent de morceaux de poésie étaient donc aussi des divagations de poète, ils resteraient cependant être des essais sur un sujet, ou sur un philosophe avec l’appui des extraits d’oeuvres en langues étrangères, traduits en vietnamien dans toute originalité sienne.
Des points communs et des contrastes! BG laissait le long de sa vie une oeuvre poétique et autre, monumentale encore à découvrir et à explorer. PCT avaient des écrits importants pour la période de 18 ans à 28 ans (les années 1960), des écrits d’éblouissement philosophique, d’affirmations de volonté Nietzschienne, d’aspirations transcendantales sans compromis, avec un mépris total de toute norme établie; PCT en était extrêmement populaire pour la jeunesse de sa génération et cela même pour celle des générations qui viennent. BG et PCT avaient sans doute des conceptions différentes, peut-être même contradictoires de l’art. Une étude comparée BG et PCT serait pour ces constrastes d’autant plus colorée et diversifiante. Elle nous amènerait à avoir des conceptions de toute multiplicité sur l’art et sur ce que devrait être le rôle de l’artiste dans la société, avec la liberté existentielle dans sa création artistique.
Le 9 Mai 2011
Luận đề Bùi Giáng và Phạm Công Thiện
Trong một ngày gần đây ở Toulouse (France) có một buổi hội thảo về Phạm Công Thiện, tôi góp một ý kiến, nên có một luận trình tương quan của hai văn nghệ sĩ Bùi Giáng và Phạm Công Thiện, có thể đây chính là một đề án cho tiến sĩ văn học hay cho tiến sĩ triết học nhân văn. Một luận án có thể cho chúng ta tìm hiểu trí thức miền Nam Việt nam vào những năm 1960, dù đang chìm đắm trong tao loạn, chiến tranh Việt Nam 1960-1975. Và còn có thể mang theo một cái gì xa xôi hơn nữa để nhận ra trí thức Việt nam sẽ đi về đâu vượt qua cái hệ thống xã hội hiện nay áp đảo một chiều của chủ nghĩa Marx-Lenine.
Bùi Giáng và Phạm Công Thiện là hai nhà thơ tiền phong đưa vào văn học Việt Nam trào lưu tư tưởng thế giới cận đại: tìm hiểu tư tưởng của Nietzsche, hiện tượng học Husserl-Heidegger, sáng tác cho tự do nhân bản của Henry Miller…Trước hết, BG và PCT đều nhập cuộc với tiêu chỉ của Nietzsche: “Chúng ta có nghệ thuật để không chết chìm trong sự thật!”. Với BG và PCT, nghệ thuật cốt yếu là thi ca; và sự thật chính là thân phận con người với những hoài bão vô vọng như của tình yêu, như của cái đẹp, cùng thâm trầm ẩn dụ thời cuộc chính trị, chiến tranh tương tàn đang lôi kéo cả dân tộc mình vào thống khổ tang tóc.
Vào những năm 1960, BG và PCT xuất hiện như hai ngôi sao. Nước Việt nam vừa ra khỏi sự cô lập của chiến tranh thế giới 1939-1945, và vừa đoạt được hòa bình với thực dân đế quốc Pháp (hiệp định Genève 1954), Miền Nam Việt nam đặc biệt có dịp mở rộng để tiếp thụ tư tưởng Tây Phương. Hai nhà thơ tận lòng vùi đầu trong ngàn ngàn trang sách, tìm hiểu trào lưu tư tưởng âu tây cận đại. Để rồi với những trang viết vô vàn từ từ ngữ ngữ, thuyết trình những tư tưởng đó qua quan điểm độc đáo sáng tác của chính mình. Những trang viết vô vàn tư từ ngữ ngữ theo như Heidegger, theo như Henry Miller, để lại trong giới trí thức Việt nam cùng thời không ít dấu ấn tuyệt tác sâu xa của người này hay vô cùng bông lơi thoát tục của người kia. Những dấu ấn hứa hẹn một ngày nào đó văn học Việt nam sẽ theo đà mở rộng tầm nhìn, tầm nghĩ trong mọi sáng tác nghệ thuật.
BG và PCT có nhiều điểm tương đồng. Hai nhà thơ đều tự nhận mình là “phật tử”. Họ cùng đi tìm dấu ý niệm của Phật học trong văn bản của Heidegger và trong tiểu thuyết của Henry Miller. BG và PCT đều giảng dạy triết học trong những năm 1960 ở Đại Học Vạn Hạnh, đại học mở đón bất cứ ai muốn tìm hiểu Phật Giáo. Họ sáng tác và luận giảng triết học một cách an nhiên tự tại, âm thầm phủ nhận, không màng tới chủ nghĩa xã hội Marxit hay nào khác, những chủ nghĩa đưa đến tang thương tao loạn, chiến tranh đang bao trùm đất nước quê hương.
Điểm chính nên nhắc lại, BG và PCT đều là hai nhà thơ. BG thì thật là thi sĩ với một công trình thi ca đồ sộ, lưu trong “tinh tuyển lục” của thi ca Việt Nam. PCT để lại rất ít bài thơ, nhưng PCT là thi sĩ trong ý chí và tâm hồn, với ý thơ luôn luôn mãnh liệt bộc phát trong mọi luận văn của ông. Một điểm thật khác nhau, PCT khi bàn luận về một tư tưởng hay một tác giả thì thường kết cục là bàn luận về suy tư độc đáo của chính mình, có thể bắt nguồn từ một văn bản tiền nhân nào đó, mà độc giả chỉ có thể phỏng đoán. Trái lại, những luận văn của BG thường chất chứa nguyên văn những đoạn thơ ngắn hay dài nên cũng vô cùng bông lơi bay bổng, nhưng vẫn là luận đề trên một đề tài sắc bén rõ rệt, luôn luôn trích dẫn những văn bản ngoại ngữ, mà BG đã tự dịch ra việt ngữ với tài hoa độc đáo sâu xa của thi nhân.
Những điểm đồng nhau! Những điểm khác nhau hay đúng hơn chính là những tương phản hệ trọng. BG là văn nghệ sĩ có cả một sự nghiệp lớn lao để tìm hiểu và khai thác. PCT cốt yếu sáng tác trong một thập niên, từ 18 tuổi đến 28 tuổi (những năm 1960); văn của PCT là sự đắm say triết học, đột phá của tuổi trẻ với những ý thơ mãnh liệt của nhựa sống, hoài bão siêu thoát không nhân nhượng, khẳng định tự do ý chí của bản thân, PCT đã có ảnh hưởng sâu rộng thời thượng tới thanh niên của thế hệ mình. BG và PCT chắc chắn có những quan niệm đối nghich về nghệ thuật. Nhưng chính vì những tương phản đó nhiều hơn là những điểm đồng nhau hứa hẹn cho chúng ta một luận trình tương quan BG và PCT sinh động và đầy màu sắc.
Với những gì mà BG đã để lại, với những ảnh hưởng vang dội của PCT trong giới thanh niên trước kia và có lẽ cả bây giờ, một luận trình về BG và PCT sẽ mang cho chúng ta những ý niệm sâu xa đa dạng về nghệ thuật về thi ca, và hơn nữa chúng ta sẽ có những quan niệm khác nhau về sứ mạng của nghệ sĩ trong xã hội cùng với thế nào là tự do ý chí nhân bản trong sáng tác nghệ thuật.
11. 5. 2011