Quê Chàng Là Ithaque
`
Quế
Anh ` Oil
Pastel on paper 2013
Tài nghệ của tôi
là sự lãnh đạm trước lịch sử ( René Char)….Có chiến tranh ở Việt Nam, có lẽ chỉ vì trí thức nhân loại không biết đảm
nhận trách nhiệm của mình trước lịch sử, hay chỉ vì người VN, chính mình đã
không biết tự thương và tự trọng…
Xin ngó lại bàn chân em bước
Vì
em đi vào lúc gió bay
Năm
ngón nhỏ như sương dầm lá ướt
Em
đưa tay anh với bắt chừng này
Bùi Giáng
Viết ra những bài thơ đến tự tâm tư, tự đáy sâu của
tiềm thức. Tuôn tràn
những vần điệu, hình ảnh mông lung, ẩn dụ nhắc nhở một
cố quận, một
ruộng nuớc xa xưa. Với những từ, những chữ của thế
giới bên kia, mưa thưa,
trong sáng không vẩn bụi.
Thơ Bùi Giáng không ý đồ, không thực niệm. Trái tim
mở rộng để biết yêu.
Yêu say mê, yêu cả chính mình trong cái độ lượng
không cùng của sự sống.
Bùi Giáng là nhà thơ tuyệt đối của thi ca. Ý thơ, thực
tế mãi mãi đồng nhất
trongmột tư duy. Tư duy người thi sĩ, trầm lặng và đầy
huy tưởng, sôi nổi không
hận thù và tính toán, chỉ có tình thương để ban tặng.
Sau bao nhiêu đổ vỡ, mất mát, tai oan và ác hại, thơ
của Bùi Giáng là tiếng
nói sâu xa, thâm trầm, tuyệt diệu của thời đại chúng
ta.
Tặng thân thiết
Trịnh Công Sơn đại
ca
BÙI GIÁNG
QUÊ CHÀNG LÀ ITHAQUE
Đây
là con đường của thành phố đi từ Chợ Lớn
hướng
về miền Bắc
qua
núi qua sông mưa rơi nắng đổ
Đây
là con đường của thành phố mà anh đi mãi hai bàn chân không
anh
quen từng hòn đá biết từng gốc cây
tất
cả những nóc nhà đều gần gũi
và
những người đàn bà đã nhiều lần dâng anh rượu cấm
để
anh đi chếnh choáng sáng đến chiều
từ
chiều đến sáng
Rồi
một hôm thành phố lên đèn nổi rõ
những
vòm cây dưới vực trời ứa trăng và sao
anh
có thấy mình chăng biến thành giọt nước
giọt
nước sẽ tan đi như sương nhẹ ban mai
hạt
sương trên mái tóc người em gái
người
em gái đang đúng tuổi đương thì
Hai
ta hãy cùng đi, anh ạ
chân
đăm chân chiêu
tay
để lên vai nhau
trên
tất cả những con đường của thành phố
dù
quê hương ta quá xa vời
ngoài
tầm ca khúc của người bạn
ngoài
tầm tranh vẽ của người bạn
ngoài
tầm tất cả những bài thơ anh viết
và
anh đã đọc cho những thân cây
quê
hương của ta quá xa vời
nằm
trong những câu thơ mà chúng ta…chúng ta…
không
bao giờ viết được
Hai
ta hãy cùng đi, anh ạ
chân
đăm chân chiêu
tay
để lên vai nhau
mãi
mãi trong thành phố này
dù
quê hương ta quá xa vời
nằm
ở tận cõi vô cùng
Ôi!
ông Hoàng bị trích ngoài lục địa
Ôi!
nhà Vua ở chốn không hạnh phúc của trần gian
Trùng dương viễn biệt muôn vàn
ấy ai …ấy ai
ghé qua Lục Địa muộn màng hỏi
thăm
Nếu
có người em gái đứng bên góc phố ta đi
tôi
sẽ đi trước để nói với em rằng
Em
hãy rũ đi những bụi đường
Và
duyên dáng em hãy chờ đợi
Người
thi sĩ rồi đây sẽ đến gần
“như từ xa vắng thiên thần tìm em”
Một
bước chân đi là một bài thơ
Để
cái góc đường này sẽ ghi mãi tên em
Em
hãy mặc lên áo lụa trắng đào
Một
đóa hồng tơ trên làn tóc
Dâng
trên vạt áo một trời phượng vĩ
Người
thi sĩ rồi đây sẽ đến gần
Dù
không đưa được em ra khỏi thành phố này
Ngay
cả tới Lái Thiêu không quá xa
Vuờn
trái của tình yêu
Với
những cặp chim nuông hát những bài ca của tình tự
Em
hãy duyên dáng, em ơi!
Và
em hãy dịu dàng, em ơi!
Người
thi sĩ rồi đây sẽ ôm em vào lòng
Như
ru tất cả những người đàn bà của thành phố
Để
không còn ai có quyền được gặp nỗi cô đơn
Dù
người thi sĩ không làm sao dẫn em trở lại
Tới
quê hương ta xa xôi ấy
Nơi
một lần đã có mùa xuân
Nơi
anh đã biết yêu em một lần
“Ôi!
Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng trăng có nguyên màu ấy
không
Ôi âm hưởng của Phố Phường thiên
thu thân mẫu
Ôi vô thanh vô tức của Phố Thị hô
hấp hi hư
Còn gì nữa nữa gì còn nữa mẫu
thân con
…..
Con đi cây bút vẽ bùa
Con về bút mực thêu thùa ngày hoa
Tháng cây năm cỏ chan hòa
Trái cây còn vẫn la đà sơ nguyên
….
Người đứng đó ngày về tôi đã thấy
Hai bàn chân trên cỏ lá ngàn xuân
Phong cảnh đã bốn bề cùng tôi nói
Linh hồn người là thiếu nữ thanh
tân
Rồi tôi lớn đi vào đời chân bước
Cỏ mùa xuân bị giẫm nát không hay
Chợt có lúc hai chân dừng một lượt
Người đi đâu? Xưa chính chỗ này
Người không ở chờ mong đã mỏi
Người đã đi cùng đuổi trẻ tôi đi
Chợt có lúc lên đường tôi đứng lại
Ngó ngu ngơ…xưa chính chỗ này
Và do đó
Hỡi Thanh Lâu nương tử
Tôi đã cô độc bất khả tư nghi nào
Nương tử chẳng bao giờ nhận thấy
ra
Và dỗ dành bao la
Cho tôi bất thình thình nín khóc
Cho tôi bất thình nín khóc….
Lạc loài đã mất đi đâu
Chiếc chìa khóa mộng rực màu so
le” (BG)
Rồi
anh múa cuồng điên anh cứ múa
múa
đơn cô trên đường cỏ anh đi
mảnh
đất này sẽ ra hoa rạng rỡ
và
thành phố huy hoàng là lượt
những
thuyền quyên mỹ nữ giai nhân
mặt
người hết sầu tư
vết
đau thương
là
vết hằn trái phá tình yêu
lời
hận thù
là
lời yêu cuồng
của
tình nhân quá độ si mê
Nẻo
về cố quận từ lâu đã mất
“Đường
rừng” anh vẫn tìm tới Đào Nguyên
anh
mang theo cả một thiên đàng
hay
chỉ vì nhân thế anh đa mang
những
hoài bão không cùng
những
ước mơ sao đến
cái
đẹp cái thi ca cái tuyệt vời
cũng
vì nhân thế anh cưu mang
những
không thành những yếu đuối những chia ly
một
gốc cây anh sẵn sàng đến trú ngụ
một
vỉa hè anh ở lại tọa vì
Đường
về quê hương sao hiu hắt
làm
sao theo được những bước chân anh
những
bài thơ
đưa
ta về bên kia dãy núi
những
bài thơ
đưa
ta về bên kia phía chân trời
thôi
của anh đây một thế giới mong manh
chỉ
khóe mắt hay thoáng nụ cười
giọt
lệ rưng rưng ôi rất nhỏ
có
rớt xuống trần gian
sẽ
chấn động pha lê
đưa
dẫn người vào trong huyễn ảo
Nơi ta muốn tới
hun
hút nằm ở tận cuối thời gian
ở
huyền thoại ở mối tình không có
người
thi sĩ đành đi và đi mãi
không
tuổi tác hay thành lại hài nhi
đi
khuất vào đường cong của cuộc đời
và
người trần gục đầu trong ánh sang
mắt
mờ hoen theo dõi bước thi nhân
Phải một ngày rồi tôi đã đợi
dưới dàn hoa
khi đường cây vừa mất màu phượng đỏ
gió tung lên thổi bạt một cành khô
tôi đã đợi và anh không trở gót
để cùng tôi nói lại chuyện mỹ nhân
Để
giờ đây
trong
khoảng trống không gian
tôi
đi vào mùa đông
ngõ
đầy lá phong rụng
hai
chân bỗng dừng lại
như
chính nơi đây chính quán rượu này
hào
quang còn lại bóng anh qua
“Phá
Hận Kỉnh Tu Phiền Khúc Nghiệt
Vi
Từ Chỉ Dục Bá Phương Hinh”(*)
Tháng 8.1991
Bùi Giáng
(*)
Hai câu thơ của Tô Đông Pha,
Búi Giáng đã từng nhắc lại.
Búi Giáng đã từng nhắc lại.
Có
nghĩa: Phá hận xin phiền men Khúc Nghiệt
Buông câu hàm chứa hương trời bay
(Khúc
Nghiệt, chắc là một loại rượu)