I.Kant
Quế Anh acrylic
on canvas 60x80cm The Field (Toán gia?) 2012
Immanuel Kant: Phê phán lý tính thuần túy,
(Bùi Văn Nam Sơn dịch, nghiên cứu và chú giải)
Mỗi thời đại đều có những nghi vấn phải giải đáp, những thử
thách phải vượt qua. Mỗi xã hội đều có “những ước mơ giáo điều” (Thái Thị
Kim Lan), những nghịch lý mù quáng, ý đồ sai lệch, tư tưởng của những kẻ mạn nhận
là tiếng nói của lương tri. Câu hỏi luôn luôn cập thời: Đâu là lương tri của thời
đại? Thế nào là lý tính của con người hiện đại, của công dân.
“Giải cấu và phản tỉnh” - như Jacques Derrida
(1930-2004), triết gia cuối thế kỷ thứ 20 đã nhấn mạnh- là những điều triết
gia, thi nhân, nghệ sĩ phải làm để thấy ra hư vô nằm giữa hai hàng chữ viết, thực
thể đằng sau những mặt nạ và như thế mới thật là đảm nhận trách nhiệm của mình
đối với xã hội, đối với cuộc đời. Tôi nghĩ chính trong dư duy đó học giả Bùi
Văn Nam Sơn (BVNS) đã tận tụy dịch ra tiếng Việt tác phẩm của I. Kant “Phê
phán lý tính thuần tuý” (Kritik
der reinen Vernunft), và cốt yếu là nghiên cứu, chú giải dẫn nhập vào vấn
đề “phê phán lý tính” của Kant hơn hai thế kỷ trước, như là sứ mệnh phải
làm. Thật vậy, đọc BVNS, hay đúng hơn đọc Kant trong ngôn ngữ Việt, dưới cái
nhìn cặn kẽ tổng quát của BVNS, chúng ta cũng sẽ biết tự đặt những câu hỏi “Tôi có thể biết gì? Tôi có thể làm gi? Tôi
có thể hy vọng gì?” (I.Kant)
ba câu hỏi, bao nhiêu là cấp bách trong giai đoạn lịch sử giao thời này.
Đã từ lâu, chúng ta chỉ muốn vọng về thuở sống động, dồn dập trào lưu văn học: Thơ Mới, Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Tuân, Nam Cao… Đã từ lâu chúng ta như bị đẩy chìm vào một thế giới mà ở đó không có lời văn và ngôn ngữ. Những nhà thơ, những nhà văn phải cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng rằng ngôn ngữ của chính mình và của những người xung quanh như đã khô cạn, không có âm hưởng, không có ngõ triển khai. Ngôn ngữ là “Sống”, cảm năng và giác tính tương quan trong vũ trụ xoay vần đối tượng và chủ thể. Trong một xã hội giả tạo, tư tưởng lần theo một đường rày, ngôn ngữ như mất hết sinh lực, thoi thóp chỉ nói lên được nỗi buồn luẩn quẩn của nội tâm, đời sống tỉnh lẻ xã hội rập khuân.
ba câu hỏi, bao nhiêu là cấp bách trong giai đoạn lịch sử giao thời này.
Đã từ lâu, chúng ta chỉ muốn vọng về thuở sống động, dồn dập trào lưu văn học: Thơ Mới, Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Tuân, Nam Cao… Đã từ lâu chúng ta như bị đẩy chìm vào một thế giới mà ở đó không có lời văn và ngôn ngữ. Những nhà thơ, những nhà văn phải cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng rằng ngôn ngữ của chính mình và của những người xung quanh như đã khô cạn, không có âm hưởng, không có ngõ triển khai. Ngôn ngữ là “Sống”, cảm năng và giác tính tương quan trong vũ trụ xoay vần đối tượng và chủ thể. Trong một xã hội giả tạo, tư tưởng lần theo một đường rày, ngôn ngữ như mất hết sinh lực, thoi thóp chỉ nói lên được nỗi buồn luẩn quẩn của nội tâm, đời sống tỉnh lẻ xã hội rập khuân.
Công trình của BVNS, nghiên cứu và dịch thuật, thật là tiếng
chuông đánh thức chúng ta ra khỏi tiêu cực bi quan. Cái phần tối ưu của dịch
thuật là ngôn ngữ, thì tác phẩm của BVNS trước hết là những lời, những chữ thận
trọng cân nhắc phản ảnh sự chân thành nghiêm túc đối với những nguồn tư tưởng
đa dạng của con người. Chữ nghĩa của I. Kant nguyên tác cổ điển, lời văn của
BVNS lưu loát hiện đại, dù dịch thuật phải đối chiếu phong cách văn học giáo
trường, ngôn ngữ đột phá hiện sinh nhưng vẫn tàng lưu dư âm của quá khứ, quá khứ
như thượng nguồn của dòng suối ngôn ngữ luôn luôn chảy dài.
“Phê phán lý tính thuần tuý” là quyển sách phải có trong mọi thư viện. Nó là dấu mốc của văn học Việt Nam chứng tỏ sự tiến triển không ngừng của ngôn ngữ Việt Nam, với tiềm năng tiếp xúc những vấn đề sâu xa triết học Đông Tây. Đọc đi đọc lại BVNS -những lúc chỉ một hai đoạn- chúng ta sẽ cảm nhận được sự hành văn tư tưởng. Cốt yếu nữa là chúng ta sẽ thể hiện được rằng vẫn tiềm tàng trong chúng ta một nguồn sinh lực -tiếp thu từ thuở nào, đến tự tiền thân?- luôn luôn sẵn đấy để chúng ta suy diễn nói lên được mọi khúc chiết của cảm năng và giác tính. Một niềm tin tràn đầy hy vọng rằng mạch sống tư tưởng, ngôn ngữ của chúng ta mãi mãi chảy mạnh, vượt qua những chướng ngại nghịch lý, những mâu thuẫn lịch sử tức thời.
“Phê phán lý tính thuần tuý” là quyển sách phải có trong mọi thư viện. Nó là dấu mốc của văn học Việt Nam chứng tỏ sự tiến triển không ngừng của ngôn ngữ Việt Nam, với tiềm năng tiếp xúc những vấn đề sâu xa triết học Đông Tây. Đọc đi đọc lại BVNS -những lúc chỉ một hai đoạn- chúng ta sẽ cảm nhận được sự hành văn tư tưởng. Cốt yếu nữa là chúng ta sẽ thể hiện được rằng vẫn tiềm tàng trong chúng ta một nguồn sinh lực -tiếp thu từ thuở nào, đến tự tiền thân?- luôn luôn sẵn đấy để chúng ta suy diễn nói lên được mọi khúc chiết của cảm năng và giác tính. Một niềm tin tràn đầy hy vọng rằng mạch sống tư tưởng, ngôn ngữ của chúng ta mãi mãi chảy mạnh, vượt qua những chướng ngại nghịch lý, những mâu thuẫn lịch sử tức thời.
I. Kant là giáo sư triết học sống -trong cái nhìn thế tục- một
đời thật buồn tẻ và tận cùng cô đơn; nhưng chính vì cho riêng một ý chí nhất định
đi tìm rõ ra lý tính của con người và suy tưởng với lý tính đến được tận đâu
cho chân lý và đạo đức của nhân loại. Ông tận tụy nghiên cứu, nghiêm túc
suy tư quá nửa đời mới nghĩ rằng ông có điều để nói: “Phê phán lý
tính thuần tuý “ của ông chỉ xuất bản năm 1781, khi ông đã 57 tuổi. Nhưng
triết luận của ông là một cuộc cách mạng tư duy triết lý, một cuộc cách
mạng Copernic ngay sau thời Khai Sáng, mà các triết gia trên thế giới đến
bây giờ vẫn thấy cần phải học hỏi, tìm hiểu và bình luận. Hơn nữa, theo tôi được
biết, những tác phẩm của ông đều là những áng văn chương Đức ngữ bất hủ, mà những
văn nhân đương thời như Goethe, Schiller…công khai tìm đọc.
Tương xứng với tầm thước vĩ đại cao siêu đó, công trình của
BVNS dịch thuật nghiên cứu và chú giải chỉ trên một tác phẩm triết học của I.
Kant đã là một văn phẩm đồ sộ hơn 1.300 trang sách, mà hầu hết các câu đều hàm
ý bắt người đọc phải suy tư. Đó là sự đúc kết của hàng chục năm đèn sách. Một
gương sáng của sự tận lòng học hỏi, hy sinh nghiêm túc “tìm đến gốc rễ của
triết học”( T.T. Kim Lan). Tôi không ngần ngại khẳng định rằng việc làm của
BVNS là một cống hiến lớn lao vô giá cho nền văn học và triết học Việt Nam.
BVNS có viết: “Đọc Kant là một sự vất vả cần thiết, hiểu biết
ít nhiều về Kant là hành trang bắt buộc phải mang theo trên mọi nẻo đường suy
tưởng”. Nhưng người Việt chúng ta được đọc Kant qua công trình dịch thuật
và chú giải của BVNS thì thật là “một niềm hỷ lạc trí thức” (T.T. Kim
Lan). Những ý thức căn bản của triết học qua đây trở nên sáng tỏ. Những thuật
ngữ chủ chốt đều được phiên dịch chính xác ra thuật ngữ Hán Việt hàm xúc và có
căn cơ. Hơn nữa những lời chú giải của BVNS mở rộng ra chân trời triết học xưa
và nay. Chúng ta dễ dàng hiểu rõ Siêu Hình Học của Kant, từ bỏ những nghịch lý
của Siêu Hình Học tu viện. Ý thức rằng mọi đối tượng (mọi hiện tượng) chỉ nhận
thức được một khi đã quy nạp vào những phạm trù (những khái niệm) tiên nghiệm của
lý tính, qua chú giải của BVNS chúng ta cũng biết đó là mầm mống của hiện tượng
luận Husserl, của hữu thể luận “thử tại” Heidegger. Công trình của BVNS
thật là một cơ sở mà chúng ta vẫn hằng chờ đợi, một cơ sở vững chắc để mở đầu
cho nền triết học Việt Nam
chính đáng của ngày mai.
.Triết học Kant, chính nó như thường biết là một kho tàng triết
luận để khai thác, với bao nhiêu ý niệm (lý tính thuần tuý, lý tính thực hành,
phạm trù tiên nghiệm, vật tự thân…) cần phải trở lại, trong sự đổi thay tư duy
trí thức của nhân loại, để bình luận, triển khai hay bài bác. Trong phương diện
đó, việc làm của BVNS đủ có một giá trị vô song là mở cửa cho triết học Việt Nam đi
vào lãnh vực vô cùng sinh động và phong phú. Lãnh vực triết học Kant, lãnh vực
của ba câu hỏi mà tôi đã nhắc tới: ta có thể biết gì? ta có thể làm gì? ta
có thể hy vọng gì? Ba câu hỏi cũng là những câu ngàn đời của nhân loại: Sống
là gì? Sống làm sao cho xứng danh làm người? Triết học Kant tự nó
đưa đến ý niệm Tự Do và Đạo Đức, hai ý niệm mà bây giờ hơn bao giờ hết
trong lịch sử chúng ta phải suy tưởng. Theo tôi được biết, I. Kant đã triết lý
suy luận sâu xa trên hai ý niệm này trong: “Kritik der praktischen Vernunft”
(Phê phán lý tính thực hành),
tác phẩm xuất bản năm 1788. Chúng ta thật ước mong học giả BVNS sẽ tiếp tục nỗ
lực hy sinh cống hiến cho văn học Việt Nam công trình dịch, nghiên cứu và
chú giải tác phẩm tiếp theo này của I. Kant. Chính BVNS như đã thầm hứa hẹn,
trân trọng nhắc lại những câu sau đây của Kant, trích từ “Phê phán lý tinh thực hành” ( nay đã xuất bản - 2*)
“Hai điều tràn ngập tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn
luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ tới:
Bầu trời đầy sao trên đầu tôi
Và quy luật đạo đức ở trong tôi”
Và quy luật đạo đức ở trong tôi”
Những câu văn Đức ngữ, mà BVNS đã dịch lại như ở trên, đã được
khắc trên bia mộ Immanuel Kant (1724-1804), những câu mang mang một niềm tin bất
tận ở tâm linh trí tuệ của con người.
tháng 10 . 2004
tháng 10 . 2004
Ngô Văn Tao
Immanuel
Kant: “Phê phán lý tính thuần tuý”
Bùi
Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Nhà xuất bản Văn Học – Việt Nam 2004
hơn
1300 trang. Đặc biệt có bài dẫn luận dài 30 trang của Tiến sĩ Triết học Thái Thị Kim Lan, với mục lục vấn đề và nội
dung thuật ngữ dài 40 trang.
Bài
bình luận trên của tôi đã đưa lên mạng Talawas.org năm 2004, nhưng tôi cảm thấy
nên nhắc nhở lại, trước những thắc mắc và trăn trở của văn học Việt Nam hiện
tại.
(2*) Immanuel Kant : “Phê phán lý tính thực hành”
Bùi
văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nhà xuất bản Trí Thức- Hà Nội 2007