Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

Chữ Văn - Culture or civilisation


Quế Anh (oil pastel on paper)

Ngôi sao hay mặt trăng – The star or the moon


CULTURE OU CIVILISATION

Un problème de reflexion sur le terme


“Das Unbehagen in der Kultur” , le titre d’un livre (1930) de S.Freud, il est à traduire par “ Malaise dans la civilisation” ou par “Malaise dans la culture”?

La discussion suivante de trois différents traducteurs français est bien instructive. (extrait du journal “Le monde”, le monde de livres, Paris vendredi 8.1.2010)


Bernard Lortholary: La langue allemande dispose des deux termes, “Kultur” et “Zivilization”. Quand on traduit, il faut toujours se demander: ce texte, de quoi il parle, à quelle date et à qui s’adresse-t-il maintenant? Freud parle du malaise engendré par la civilisation. Mais il écrit à un moment où les idéologues accusent la “Zivilisation” d’être française, voire juive, par opposition à la “Kultur” allemande…Nous n’en sommes plus là…Donc, j’ai choisi Malaise dans la civilisation”.


Dorian Astor: Il y a un jeu de miroirs. En allemand, le mot “Kultur” est mélioratif, il signifie supérieur. En français, c’est plutôt “civilisation”; on ne parle pas de civilisation papoue, mais de culture papoue. Dans “ L’Avenir d’une illusion”, Freud dit : “Je dédaigne de faire la différence entre Kultur et Zivilisation”. A partir de là, il faut savoir comment les choses s’articulent conceptuellement. Freud est l’héritier d’une philosophie où l’on oppose nature et culture. Pour lui, tout ce qui éloigne l’homme de la nature est un fait culturel. Utiliser le terme “civilisation” pour traduire, ce serait en revenir au vieux sentiment de supérorité français façon 1930. J’ai opté pour “Malaise dans la culture”.


François Robert: La distinction Kultur/Zivilisation appartient à l’univers de pensée allemand. Pourtant, il est possible d’importer le concept de Kultur dans la traduction, où ce mot va prendre une nouvelle acception parfaitement cohérente avec celle qu’il a aujourd’hui en français. “La culture est édifiée sur le renoncement pulsionnel”, répète Freud. C’est l’opposition pertinente chez lui. Si on traduit par “civilisation’, on perd donc le sens nouveau que Freud a donné au mot “Kultur”, la grande nouveauté freudienne, c’est assimiler la nature à la pulsion, et la culture à son refoulement.

La discussion précédente m’est instructive. Elle rappelle l’idée que tout écrivain devrait parfois refléchir sur le sens d’un de ses mots. Tout en souposant, il donne sans le savoir à son travail une certaine dimension que les lecteurs pourraient instinctivement ressentir.


“Văn hóa” hay “Văn học”


Das Unberhagen in der Kultur”, nhan đề một quyển sách tâm lý học tiếng Đức(1930) của S.Freud; nên dịch là “Malaise dans la civilisation” hay là “Malaise dans la culture”. Trên là những ý kiến khác nhau của ba dịch giả người Pháp, mà tôi trích từ nhật báo “Le Monde”, Le Monde des livres, Paris thứ sáu 8.1.2010.

Theo thủ tục hầu như cố định, tôi dịch những ý kiến trên, cơ bản: “civilisation” thì là “văn hóa” mà “culture” là “văn học”. Vậy vấn đề “Das Unberhagen in der Kultur” nên dịch ra (tiếng pháp) là “Tình trạng bất an trong văn hóa” hay “Tình trạng bất an trong văn học”.

Trên vấn đề đó, những ý kiến cuả ba dịch giả có một giá trị lý luận phổ thông không nhỏ.


Bernard Lortholary: Trong ngôn ngữ Đức, có hai tự: Kultur và Zivilisation. Khi ta dịch, phải tự hỏi, văn bản muốn nói gì, ở thời nào, và bây giờ còn nói cho ai?. Freud nói về trạng thái bất an đến từ “Văn Hóa”. Đó là thời tư tưởng gia Đức thường nghĩ “Văn hóa” là Pháp, hay nữa là Do Thái, ngược lại “Văn Học” cốt yếu là Đức. …Bây giờ, chúng ta không còn nhận thấy luận điệu này. …Tôi chọn dịch là “ Trạng thái bất an trong Văn hóa”.


Dorian Astor: Đây là chuyện những tấm gương phản chiếu nhau. Trong ngôn ngữ Đức, “Văn Học” là kiêu sang, ở tầng cấp trên. Ngược lại với ngôn ngữ Pháp, chúng ta nói “Văn Học Papou” chứ không nói “Văn Hóa Papou” (*). Trong luận bản “Tương lai của một huyễn tượng” ( L’avenir d’une illusion), Freud có nói: Tôi hoàn toàn không bận tâm với chuyện phân biệt “Văn hóa” hay “Văn học” . Cốt yếu là tư tưởng được giải trình tùy theo các khái niệm. Freud thừa kế triết học có sự đối lập giữa Tự Nhiên và Văn học. Đối với Freud, tất cả những gì làm con người xa lánh tự nhiên đều thuộc về Văn học. Dùng tự “Văn hóa” để dịch nhan đề trên, là trở về với quan niệm kiêu kỳ của người Pháp, vào những năm 1930. Tôi sẽ dịch là “Trạng thái bất an trong Văn học”.


François Robert: Trong thế giới tư duy của người Đức, người ta phân biệt Văn hóa và Văn học. Tuy nhiên, ta có thể dùng tự Văn học(Kultur), với khái niệm của nó trong bản dịch, nó sẽ có một ý niệm mới phù hợp với khái niệm hiện đại của người Pháp. Freud nhắc lại: ”Văn học dựng trên cơ sở khống chế những chuyển hướng bất đồng” . Đó chính là đặc tính của “Văn học” trong tư tưởng của Freud. Vậy nếu chúng ta dịch với tự “Văn hóa”, ta để lạc mất cái ý niệm đặc biệt này của Freud về “Văn học”, nghĩ đến tự nhiên là nghĩ đến những di động hồn nhiên không lường, mà Văn học là sự tự kiềm chế.

(*) Papou là một dân tộc thiểu số (nhiều không tới 2 triệu người), da đen Oceaniens, sống ở quần đảo Nouvelle-Caledonie, miền Bắc châu Úc, cốt yếu là hoang vu thâm lâm nhiệt đới. Dĩ nhiên, họ chỉ có một nền văn hóa thô sơ. Nên có lẽ khi bàn đến văn học hay văn hóa Papou, chúng ta sẽ nói “Văn hóa truyền thống của người Papou”.


Tản mạn


Trở lại vấn đề “Văn hóa” hay “Văn học”, thì chính trong ngôn ngữ Hán Việt cũng có vấn đề nên thông hiểu sao chữ “Văn” trong bao nhiêu từ kép khác nhau.

Trước hết, hãy đọc câu của Khổng Tử trong “Luận Ngữ” , mà các trường phổ thông đưa lên làm biểu ngữ: “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn”. Chữ Văn ở đây dĩ nhiên là Văn trong “Văn Học”, mà “học văn” là học hỏi đọc sách thánh hiền, tìm hiểu quy luật thiên nhiên, xã hội, học suy luận và trình bày mạch lạch hay với nghệ thuật ý tưởng của mình (tức là ý chính của đơn chữ “văn”, như khi nôm na ta nói “học viết Văn”). Chữ Văn ở đây – không như Kultur trong ý của Freud – không có ý tự kiềm chế xa lánh tự nhiên, vì cách xử thế này là đã nằm trong chữ “Lễ”.

Và chữ “Lễ” có ý nằm trong “Văn hóa”. Khi chúng ta nói tới “Văn hóa”, thì thường là ta nghĩ đến một sự trạng tổng kết và cố định, bao gồm phong tục, lễ bái, nề nếp xã hội gia đình, cùng các công trình xây dựng và các công cụ của đời thường…Tỉ như “Văn hóa Pharaon Ai Cập”, “Văn hóa Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi”, “Văn hóa truyền thống Papou”…Văn Hóa Ai Cập, Văn Hóa Sa Huỳnh là những nền văn hóa của mấy ngàn năm trước nay đã chết. Nhưng là những nền văn hóa chứng tỏ sự tiến bộ con người, trong tổ chức xã hội, trong cách sống ( đặc biệt Sa Huỳnh chứng tỏ bằng những hiện vật như đồ gốm, đố đá, đồ đồng.. trong sinh hoạt của người tiền sử có niên đại trên 3.000 năm trước– theo báo Tuổi Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh ngày 21-1-2910). Tuy nhiên nói về dân tộc Papou, ta sẽ nói “Văn hóa truyền thống Papou” , vì người Papou hiện vẫn sinh tồn, họ có một nền Văn hóa cố định từ xưa ( truyền thống), nhưng chăc chắn họ cũng đang chịu ảnh hưởng ngoại lai, đời sống “văn hóa” nay phải bị xáo trộn thay đổi vì sự gia nhập văn minh thế giới.

Nhưng nói tới Hy Lạp của thời cổ (500 trước công nguyên) và đế quốc La Mã (Rome vào mấy thế kỷ trước và đầu công nguyên), theo tôi nghĩ, chúng ta nên nói đến “Văn Minh cổ điển Hy Lạp” và “Văn Minh La mã” . Trong văn minh, có ý văn hóa và văn học, hơn nữa vì Hy lạp và La Mã là những nền văn hóa và văn học của quá khứ nhưng hiện vẫn chiếu tỏa trên hành trình văn minh của nhân loại, trong nghệ thuật, trong khoa học và trong tư tưởng.

Tiện đây tôi nhắc lại những trường hợp sử dụng chính đáng từ ngữ trên ngay trong đời thường. Chúng ta có những biển ngữ “Khu phố Văn hóa”, “Ấp Văn hóa” chứ không dùng chữ văn học, vì thật cốt là nói khu phố hay ấp này người dân biết cư sử lễ độ với nhau, tôn trọng đời tư của mọi người, không ồn ào xả rác…Đối với gia đình, bố mẹ, con cái học hành đến nơi đến chốn, có lẽ khi xưa, chúng ta nói là “ gia đình khoa bảng” nhưng nay chúng ta nói đó là “gia đình văn học”. Tuy nhiên đối với một người có chức vụ có bằng cấp, nhưng cư sử lỗ mãng, ăn nói thô tục, không tôn trọng kẻ khác, không kính cẩn với người già.., thì người dân sẽ nói một cách chính đáng: “ Cha này có văn học mà không có văn hóa”.

Sau cùng tôi xin đưa ra một số tỉ dụ dùng chữ “Văn” trong Hán Việt, và trong nôm na đời thường, để bạn đọc tự nhận ra sự đa dạng của chữ “Văn”. Người ta nói “Ông bạn này có tài văn chương, nhưng không phải là văn nghệ sĩ”, “Ông ta nói văn hoa nhưng không có chiều sâu” “Mảnh đá hoa thật đẹp có rất nhiều hoa văn” “ Nước Việt nam có ngàn năm Văn hiến” (Bình Ngô Đại Cáo) “ Trong văn học Việt nam, từ chương thì nhiều, tư tưởng thì ít” ….

Những lời bàn luận trên nhắc tới cảm nhận mà tôi vẫn thường có. Sự cần thiết của nhà văn, nhà thơ nên luôn tĩnh trí tự hỏi với chính mình khi dùng một từ ngữ có tính cách văn học, triết lý hay nghệ thuật, chính ta có khái niệm gì về từ đó. Chỉ thô sơ thôi, âm thầm sâu lắng, nhưng một cách nào ấy vẫn thêm cho văn bản của mình một chiều sâu, mà người đọc cũng sẽ linh cảm thấy….

20.1.2010

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ