Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Kim cương của tâm hồn - Diamond of the soul


Quế Anh (oil pastel on paper)
Kim Cương của tâm hồn - Diamond of the soul

閙 天 友 .....Mến tặng Bùi Giáng
市 台 人 ....Hữu nhân cao viễn lai
談 出 高 ....Thiên thai xuất xứ vong quy lộ
詩 處 遠 ....Náo thị đàm thi tứ ......1993-Ngô Văn Tao
思 忘 來 ....Bạn từ vô tận tới đây
....歸 .........Lối về cố quốc thiên thai quên rồi
....路 .........Đem thơ bàn giữa chợ đời 1994-Bùi Giáng

The essence of Poetry in the view of Bui Giang(extracted)

……..It is only a flower in bloom. Or perhaps the image of a monk, in his saffron robe, accepting alms along the highway.Oh! It is also perhaps the image of a youth, tousled hair and half-closed eyes, asleep by the side of a spring (F.Nietzsche). Poetry is gratuitous reality in the dreams….
…….Like this Bui Xuan Phai, hanging on the wall, it cannot warm us against the winter. Like Gotema Siddhatta, it does not teach us how to survive, to improve our human condition. But as art, like the Buddha, it could be the Ariane thread which could rescue us from the disorder of the world. The poet respects all human being, even the most insignificant of lives, for in his heart he already finds an entire universe…
……Poetry must be lyric – a total effusion. The poet is a dreamer, full of aspirations and with a profound sense of losses; his poetry serves no useful purpose. And in the absurdity of poetry, his poem might be an instant of silence…
……Bui Giang is the poet who wants to bring poetry in life’s scenes. The poet declaims his verse in the midst of a fair. The poet parts with his shirt to give it to an orphan. The poet offers flowers to women of the night. Bui Giang wanted to include the whole world in his poem – the one that he keeps on writing at all moment. Should a poem not be the final confession?...a swan song?
1996

Một vài cảm nghĩ về thi ca
hay là thi ca trong cái nhìn của Bùi Giáng
(trích)

Một bông hoa nở rộ bên vườn. Một nhà tu đi thực khất, mảnh cà sa để trật bên vai. Hình ảnh của thi ca cũng là hình ảnh một cậu bé tóc dựng ngược, mắt lim dim, nằm ngủ thiêm thiếp bên bờ suối (F.Nietzsche). Vì thi ca là thực tại sống vu vơ, bông lơi và phi lý. Như bức tranh Bùi Xuân Phái treo trên tường không sưởi ấm được căn phòng qua mùa đông. Như Đức Phật không dạy cho ai tranh đấu để tồn tại, cải thiện vật chất cuộc đời trên trái đất. Nhưng tất cả đều mang đến cho con người một đường tơ đạo lý. Người thi sĩ biết tôn trọng tha nhân và mỗi một cuộc đời, vì tự biết chính trong lòng mình đây, nhỏ nhoi, hạt bụi có cả một vũ trụ. Người thi sĩ hiểu hơn ai hết cái tự do cao cả của con người, cái quyền tự do bẩm sinh của mỗi người – nếu muốn thì làm, mở cái cửa để đi vào thế giới tình yêu, vị tha và bác ái…Nghệ thuật thi ca là hoài bão siêu việt cuộc đời. Một bài thơ dù lãng mạn, dù chỉ nói niềm u uất riêng tư, vẫn là bản tuyên nguyên ca ngợi con người, ca ngợi cuộc đời, khẳng định tự do của nhân loại, cái tự do cho đời mình một ý nghĩa, mà những nhà tù, những khổ ải không tha hóa được. Người thi sĩ có thể nằm trong nhà khám của một chính thể độc tài tàn bạo vẫn biết tiếp nhận tia sáng thi ca của lòng mình, tỏa dịu trên mình trên tha nhân trên xã hội một làn sóng an ủi thăng hoa. Khi chúng ta mải miết lý luận, khi chúng ta cuồng nhiệt khai thác tài nguyên khoa học kỹ thuật thì tương lai của con người, tôi muốn nói là ở sự tiếp nhận nghệ thuật thi ca trong lòng của mọi người.

Trong một bài thơ, chúng ta không nên chờ đợi một âm tín. Câu hỏi nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật chỉ có thể là một câu hỏi phi lý. Nếu tìm giải phóng vật chất cho loài người, thì khoa học và kỹ thuật có thể đáp ứng. Nếu tìm đạo pháp xã hội nhân sinh, thì vấn đề nan giải này là vấn đề của triết gia, và chúng ta cũng quá biết rồi cái tai hại của ý thức hệ. Nếu chúng ta muốn, thi ca có thể là lương tri thâm trầm của thời đại; chúng ta học nhìn vào đời với đôi mắt hồn nhiên của thi nhân, với một lòng chân thành, vị tha và thẩm mỹ.

Thơ phải là vu vơ lãng mạn trữ tình. Thơ phải là bông lơi lai láng không kìm giữ, thâm ý vô cùng mở rộng. Người thi sĩ mang quá nhiều hoài vọng, nuối tiếc nên thơ không thể xây dựng được gì cho cuộc sống. Thơ mông lung ẩn dụ. Trong cái mông lung của thi ca, một bài thơ có thể chỉ là một khoảng im, một từ ngữ…:
Bông hồng
Chiếc lá…
Chiếc lá lửng lơ trên vai áo, đó là lời tỏ tình bất tận. Bông hồng thầm đặt trên tay người yêu là nặng cả một ân tình mà trần gian không có lời để diễn tả. Tôi muốn nói tất cả những gì cũng có thể là thơ. Thơ nằm trong lòng của thi nhân. Lời thơ lai láng trữ tình, nhưng cũng có thể lai láng cô đọng trong sự im lặng. Vì thi ca có quá nhiều ám tín, vì thi sĩ là người cô đơn lạc lõng với cái cửa sổ nhỏ bé riêng tư, nên sự im lặng trong lòng thi nhân có thể vang vọng hơn cả bài thơ nghìn chữ.

Trong thi đàn Việt nam, Bùi Giáng nhà thơ là người hiểu tận cùng cái bí ẩn của thi ca. Bùi Giáng không ngừng làm thơ và muốn đẩy tất cả cái huyền nhiệm của thi ca vào đời. Thi sĩ làm thơ giữa chợ, múa may trên đường phố, cửi áo mặc cho hài nhi, dâng hoa cho gái đêm. Tất cả vì Bùi Giáng muốn vũ trụ, cuộc đời chìm đắm trong một bài thơ. Một bài thơ mà thi sĩ viết mãi từng giờ từng phút, để nói lên hết những gì mình cảm nhận, nói lên những khát vọng, những linh thức của trái tim. Phải chăng đó mới thật là thi ca? Là cái huyền diệu, cái bí phẫn của nhà thơ? Một bài thơ là lời thổ lộ cuối cùng. Một bài thơ là bản tuyệt bút.
1996
Ngô Văn tao

www.gio-o.com/ngovantao

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ