Thế giới ảo - The Neverland
Quế Anh (acrylic on canvas 40x5o cm)
Thế giới ảo – The Neverland
Behind the facade (extracted)
By Bob Hebert
…
Ronald Reagan was president, making promises he couldn’t keep about taxes and deficits and allowing the readings of a West Coast astrologer to shape his public schedule. The movie “ Wall Street” would soon appear, accurately reflecting the nation’s wholesale acceptance of unrestrainted greed and other excesses of the rich and the powerful.
In neighborhoods through much of black America, crack was taking a fearful toll. Young criminals were arming themselves with ever more powerful weapons, and prison garb was used to set fashion trends.
Motown was the label that gave us the Jackson 5. But when Micheal and his brothers released their first album in 1969, the label had reached its creative peak and most of the best work -the stunning originality of the Miracles, the Marvelettes, Mary Wells, Martha and the Vandellas, the Supremes, the Temptattions and others- had been done. Hip-hop would soon appear, and then the violence and mysogyny of gangsta rap.
All kinds of restraints were coming off. It was almost as if the aldults had gone into hiding. The deregulation that we were told would be great for economy was being applied to the culture as a whole. Women could be treated as sex objects as misogyny, hardly limited to hip-hop, went mainstream…Astonishing numbers of men abandoned their children with impunity. Most of the nation seemed fine with the idea of going to war without the draft and without raising taxes.
In many ways we descended as a society into a fantasyland, trying to leave the limits and consequences and obligations of the real world behind. Politicians stopped talking about the poor. We built up staggering amounts of debt and called it an economic boom…
Jackson was the perfect star for the era, the embodiment of fantasy gone wild. He tried to carve himself up into another person, but, of course, there was the same Micheal Jackson underneath –talented but psychologically disabled to the point he was a danger to himself and others.
Reality is unforgiving. There is no escape…..
Op-ed columnist
New-York Times July 4, 2009
Với đột phát bòng bong kinh tế từ thời R.Reagan (phá bỏ mọi điều lệ kỷ cương an toàn trong sư đầu tư tài chính), xã hội Mỹ quốc chìm đắm trong ảo tưởng. Ở đầu thế kỷ này, Mỹ quốc mở một chiến tranh không chính nghĩa, quá tin ở sự giàu có và sức mạnh của mình. Rồi khủng khoảng kinh tế, kết quả từ lòng tham, với những của cải trên giấy vẫn chỉ là giấy ( phá sản của những đầu tư chứng khoán). Lòng tham mang đến lộng hành tội ác (Bernie Madoff).
Cái chết của Micheal Jackson, ngôi sao chính cống của thời đại, hay là sự sụp đổ của thế giới ảo (The Neverland), cho chúng ta có dịp đọc trên đây những suy nghĩ của người Mỹ về xã hội ảo của đất nước mình.
Tôi phỏng dịch lại gửi đến bạn đọc. Cũng có thể là một bài học xã hội cho chúng ta. Xã hội Việt nam chúng ta có sống trong ảo tưởng không? Mặt trái của sự đổi mới phát triển kinh tế, với tư tưởng đạo đức ảo ở đầu miệng lưỡi, văn học đóng khung khô cằn, những công trình rỗng ruột (hay bị rút ruột bởi sự tham nhũng vô đáy), tất cả rồi sẽ sụp đổ như lâu đài xây trên cát?
Ngô Văn Tao
Mặt sau của ảo tưởng (trích)
Bob Hebert ( Nhật báo New York times – New York 4 tháng 7, 2009)
…….
Tổng thống Ronald Reagan hứa sẽ giảm thuế và không thâm hụt ngân sách, nhưng làm sao có thể thực hiện được, ngài chỉ còn biết hỏi thầy bói thiên văn đoán số để lập lịch trình công việc nước. Phim ảnh “Wall Street” ra đời đúng lúc, phản ảnh chân thực một đất nước người dân ai cũng háu háu làm giàu; bọn có của, có quyền một dịp lộng hành!
Khu nhà bần, đặc biệt xóm người Mỹ da đen, thì con người chìm đắm trong xì ke. Thanh niên thi nhau ra ngoài vòng luật pháp, tiềm tàng súng ống, vũ khí đầy bạo lực; mặc áo quần “ta đây tội phạm” trở thành thời thượng.
Thương hiệu Motown cho quần chúng biết đến nhóm “Jackson 5 người”. Nhưng khi Micheal Jackson và các anh em đưa ra album thứ nhất vào năm 1969, thương hiệu Motown thật đã sẵn ở đỉnh cao rồi với những nhóm nghệ sĩ tài hoa : sự đặc sắc sáng tạo của những nhạc sĩ “the Miracles”, “the Marvelettes”, “Mary Wells”, “Martha and the Vandellas”, “the Supremes”, “the Temptations” và nhiều nhóm khác. Rồi sau chúng ta có Hip-hop, và chúng ta lại có “bạo lực và miệt thị đàn bà” với nhạc Rap của những đấng anh chị.
Từ bỏ mọi kỷ cương. Những người chín chắn tự khuất minh. Trong kinh tế, đầu tư không điều lệ kỷ luật an toàn (deregulation R.Reagan) như mang đến sự thịnh vượng giàu có bất ngờ, nên xã hội cũng theo đà. Đàn bà chỉ là thí sinh vật cho dâm tính, “miệt thị đàn bà” không chỉ còn trong hip-hop mà tràn lan trong cuộc sống…Bao nhiêu người cha sẵn sàng vô tội vạ bỏ con cho mẹ nó nuôi. Cả quốc gia, trong sự giàu có ảo, sẵn sàng tuyên bố chiến tranh, không cần phải lo động viên người dân, có sẵn tiền để trả dung binh ra trận thuê và không phải lo nộp thêm thuế.
Xã hội đắm chìm vào địa đàng ảo tưởng, quên đi những giới hạn và trách vụ thực tế. Đối với chính trị gia tức thời, xã hội như không còn có người nghèo. Quốc dân càng ngày càng mắc nợ, nhưng vẫn sống thoải mái trong đột phát ảo tưởng của kinh tế…..
Michael Jackson đúng là ngôi sao chính cống của thời đại, hiện hình ngông tưởng không kiềm chế. Anh ta muốn làm người khác, không phải là chính anh – nhưng dù sao anh bắt buộc vẫn phải là anh, có tài nhưng bệnh hoạn tâm thần tự hủy hoại mình và có thể làm hại cả người khác.
Thực tế không bao giờ nhân nhượng. Trước sau gì cũng phải đối diện với thực chất…
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ