Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Tuân Nguyễn - The goulag's man


Quế Anh (oil pastel on paper) Chòi gỗ - My Hut

The following is the english version of my french sonnet “Le bagnard”, that I have written in 1999 while reading some poems of Ossip E.Mandelstam (1891-1938), russian poet who have died in a Staline’s Goulag. The english version is written while I remember Tuan Nguyen, a vietnamese poet who have spent most of his life in the duress ( years in the “the re-education camp of the vietnamese communist regime” and in extreme poverty as a social political proscribed for the only reason that in his diary, stolen and opened by the intelligence-service, he has asked himself about the social and moral value of the vietnamese communist revolution).


The Goulag’s man
(in memory of O.E.Mandelstam)

Far away from the ocean, sea-gulls’flights
Rippling waves and the blue sky-line
But the silence in the goulag’s closed compound
Trickling tears in memory of a touching hand

They have taken away all but the dark clouds
And the poetry which is deep in my heart
They fixed a place for the end of my journey
And to bury all aspirations and desires

On the leafless tree by my broken hut, a bird
It seems to sing me the forgotten melody
The high sound of a flute coming from the past

In the muddy pond the reflected image of mine
Emaciated companion in pains and in torments
Distorted shadow of a lost free man
nvt 28.7.2009

Tuân Nguyễn,
Bạn Của Phùng Quán



Ossip E. Mandelstam (1891-1938), thi sĩ tiếng nga, năm 1933 trước nạn đói khủng khiếp ở Liên Xô, hậu quả của chính sách độc đoán thiết lập Cộng Đồng Nông Trường Xã(Kolkoze) của J. Staline, đã dám viết một bài thơ 16 câu mạt thị Staline:

“Chúng tôi sống, không còn trên quê hương nữa
Đứng bên nhau không có quyền được nghe lẫn nhau….”

Còn thêm câu ở nơi khác “Chỉ ở nước Nga (nước Nga của Staline), thi ca thật là trang trọng, có thể đưa dẫn người lên tử đài. Không đâu hết như ở nước Nga, một câu thơ có thể là một cái cớ để giúp họ hại nhau.”

O.E. Mandelstam tức khắc bị bắt giam ra vào những nhà tù chính trị (Goulag), để chết năm 1938 trên đường đi đầy tới Sibérie.

Tuân Nguyễn (1933-1983)*, là nhà thơ Việt Nam. Tuy chứng kiến cái hoạ tàn bạo tố khổ và đói khát của phong trào Cải Cách Ruộng Đất, Tuân Nguyễn may không liên lụy với tội phạm Nhân Văn, nhưng công khai là bạn của Phùng Quán. Năm 1964, tuy đương làm chức vụ trách nhiệm mục “Tiếng Thơ” của đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, đã phạm hai tội:

1) Đưa lên đài tiếng nói Việt nam, những ý kiến làm sao chặn đứng được việc của một số ít đồng chí trong ngành thuỷ lợi thông đồng với ban chỉ huy công trường thuỷ lợi tại nông trường Rạng Đông, tỉnh Nam Định, nghiệm thu khống việc đào đắp để ăn chặn công nhân và dân công, lấy tiền bỏ túi chia nhau.(Mai Niệm)

2) Chỉ trích thơ Xuân Diệu, Tố Hữu (những lời đó phải đã ghi trong nhật ký). Quyển nhật ký của Tuân Nguyễn ghi rõ tâm tư của tác giả, bị lục lấy cắp đưa lên cho bề trên (ban tuyên huấn, Tố Hữu, Trường Chinh, Lê Đức Thọ???).

Ngay sau đó, không bản án ngoài trừ cái án miệng : “phản cách mạng” , Tuân Nguyễn bị còng tay ngay ở cơ quan Tiếng Nói Việt Nam đưa vào trại tù lao động cải tạo hơn chín năm. Khi về lại Hà Nội năm 1973, không hộ khẩu , không biên chế phải làm phu đánh xi giầy, làm phu khiêng thùng phân để tồn tại. Chỉ sau 1975, đổi lai lịch, vào trong Nam, tìm được chân dạy học, nhưng than ôi, chỉ vài năm sau bị tai nạn xe cán chết năm 1983.

Cao Xuân Hạo từng nói: “…khi có ai đó kêu lên “trời, sao mà tôi khổ thế?”, thì hãy nhìn vào Tuân Nguyễn sẽ thấy mình không phải là người khổ.”

Nguyễn Bình Vợi viết: “cái thời ấy, một số thanh niên có chút kiến thức, tài năng đã hoang tưởng, nghĩ mình có thể cầm đuốc đốt trời! Thiếu kiến thức cuộc đời, thừa kiến thức sách vở, cậu nào cậu nấy bị nạn, nhưng không ai đau đớn oan khuất bằng Tuân Nguyễn”.

*(Theo tài liệu được công bố trong tập sưu tầm biên soạn: Trần Phương Trà, “Nhớ tuân Nguyễn”. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội 2008)


Dưới đây hai bài thơ:

“Le Bagnard” (trích từ tập “Papyrus”, thơ tiếng Pháp, nhà Xuất Bản Văn Nghệ, Saigon 2000), tôi đã viết năm 1999 dựa trên mấy câu thơ của chính O.E. Mandelstam.

“Tù Chính Trị lao động cải tạo” là bài tôi phỏng dịch lại bài tiếng Pháp trên. Nhưng phỏng dịch với tâm tư hướng về nhân thế của nhà thơ Tuân Nguyễn.

Kết luận hai bài đều là lời gào thét của chính tôi làm sao đây chúng ta không còn cái cảnh người hại người vì những hoang tưởng, oan khiên độc tài gian dối…
Ngô Văn Tao


LE BAGNARD
(O. MANDELSTAM)



Loin de la mer, loin des embruns et loin des vagues
Du vol d’albatros à la ligne d’horizon
Plus rien que silence tout au fond de mon bagne
Larmes d’une caresse ancienne sur mon front

On m’a tout enlevé sauf le vol des nuages
Et la poésie qui est toujours dans mon coeur
On fixe un lieu pour y terminer mon voyage
Et solitude au petit reste du bonheur

Ce matin un oiseau au-devant de ma hutte
Il a sifflé la mélodie que j’ai oubliée
Envol et murmure d’un haut chant de la flûte

Je revois dans l’étang ma propre ombre émaciée
Et à elle, je parle en secret de ma peine
Des mots interdits à la liberté si vaine

2.8.1999
Extrait du recueil de poésie:
Ngô Văn tao - PAPYRUS, Nhà xuất bản Văn Nghệ , Saigon 2000









TÙ CHÍNH TRỊ LAO ĐỘNG CẢI TẠO
(TUÂN NGUYỄN)



Xa biển xa hơi sương và ngọn sóng
Với cánh chim âu ở tận cuối trời
Âm u lạnh lẽo khổ lao tù đầy
Những hàng lệ thầm lăn trên hai má
Người ta tịch thâu hết - còn gì đâu
Còn mây đen với đêm dài tuyệt vọng
Và trong tôi bài thơ không giấy viết
Tôi không còn được nghĩ đến tình yêu
Được nhớ dù chỉ thì thầm không tiếng
Ôi! Hạnh phúc nào khi nói “Yêu em!”

Trên thành tù không ánh nắng bình minh
Con chim xanh hót một điệu nhạc buồn
Như tiếng sáo tự tận cùng thế giới
Bay vi vút dao động cả hồn tôi
Tôi nhìn lại bóng tôi trong vũng lầy
Chiếc bóng hay hình hài con ma đói
Biết chia sẻ cùng tôi niềm u uất
Mất tự do mất cả phận làm người.

14.7.2008
Ngô Văn Tao
http://www.gio-o.com/ngovantao

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ