Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2009

Nhận định - Point de vue


Ký họa Quế Anh (sáp màu trên giấy) Ngây ngô nghệ sĩ – The innocent artist


Opinion

In the works of our late poet Bui Giang, there are many translations in Vietnamese of poems, novels, philosophical texts in different languages, of different authors: Hölderlin, Gérard de Nerval, M.Heidegger, André Gide, Saint Exupéry, A.Camus…But it was never simply a textual translation; BG did what we would call today the “des-construction” in the sense of J.Derrida, or as I would say “ the hermeneutics approach”, comtemporary philosophy in arts of M.Heidegger and H.Gadamer (1).
In this sense, the following vietnamese text is the interpretation of A.Camus by BG. The original ideas of A.Camus, extracted from the book : “L’homme révolté”(1951), have a historical background of France in these years 1950ies. The french intelligentsia (Camus, J.P.Sartre, Merleau-Ponty, Althuser…) were confronted with the dilemma, the choice between “marxist revolution” having then the fascinating ideal of socialism and of the peoples’liberation from colonialism…and the freedom of the artist and the thinker as human beings in their “living world”, the choice “of transforming the world” (K.Marx) or “of living for an ideal of human being, ideal that we would never stop looking for” (A.Rimbaud).
In his interpretation, BG had also his own historical background, the Vietnam war during the years 1960ies, the confrontation between the ideal of human freedom, freedom of the artist and of the thinker, and the revolutionary future with the evidently coming dictature of a party, of so-called marxist leadership…
As A.Camus, BG made the choice “for life”, moreover with the deep conviction that at the end, overcoming the utopia of “marxist revolution”, the man and the woman will find out a humane meaning for their stay on earth.

(1) in my vietnamese treaty: “Hermeneutics” (Thông diễn học, www.gio-o.com/ngovantao)
Nvt 15.5.09


Tinh thần lịch sử và nghệ sĩ


Tinh thần lịch sửnghệ sĩ, cả hai cùng muốn tái tạo lại thế giới. Nhưng nghệ sĩ, bởi một bó buộc của bản chất mình, biết được những giới hạn của mình mà tinh thần lịch sử không biết tới.Vì vậy cứu cánh của tinh thần lịch sử là chuyên chế áp bức, còn đắm say của nghệ sĩ là tự do.

Tất cả những kẻ ngày nay tranh đấu cho tự do, đáo cùng là tranh đấu cho lẽ mỹ. Cố nhiên đấy không phải là bảo vệ lẽ mỹ vì lẽ mỹ. Lẽ mỹ không thể tự tại một mình không cần con người.

Chúng ta có thể đem lại cho thời đại chúng ta sự cao nhã và thanh tịnh, lúc theo dõi nó ( thời đại chúng ta, nvt) trong hoạn nạn tai ương. Chẳng bao giờ chúng ta sẽ là những kẻ cô độc, thật vậy. Nhưng cũng rất thật là điều: con người không thể sống không vẻ đẹp, con người ta khổng thể bất sá lẽ mỹ. Và đó là điều mà thời đại chúng ta không thèm biết tới!

Nó (thời đại chúng ta, nvt) co cượng để đạt tới tuyệt đối và quyền lực, nó muốn biến dạng cõi thế trước khi truy cứu thấu đạt cõi thế, nó muốn xếp đặt cõi đời khi chưa hiểu rõ cõi đời. Dù nó nói sao đi nữa, nó vẫn lẩn trốn cuộc đời này….

Giống như những tên hề của Dostoïevski huênh hoang đủ lối, bay lên trời đốp lấy muôn sao, rồi rốt cuộc phơi tràn lan nỗi bê bối của mình tại một chốn công cộng lai rai thứ nhất, chúng ta chỉ thiếu cái chút tự hào của con người: trung thành với những giới hạn của mình, sang suốt yêu chuộng thân mình.

Tôi thù ghét thời đại tôi” (Saint Exupéry). Tiếng kêu vọng lại, tiếng kêu của kẻ yêu chuộng con người, những gì đáng kính phục nhất nơi con người… Tuy nhiên, cám dỗ xiết bao là đôi lúc, cái niềm xa lánh cõi đời xương xẩu cõi cằn này! Nhưng thời đại này là thời đại của chúng ta, và chúng ta không thể căm thù nhau mà sống được.

Thời đại có sa rơi quá thấp, ấy cũng bởi sự phong phú vỡ bờ của đức hạnh, cũng như bởi sự hoằng đại của lỗi lầm. Chúng ta sẽ chiến đấu cho đức tính nào của thời đại chúng ta, đức tính nào từ xa xôi lại. Dức tính nào? Tình bạn hữu !

Nỗi ngu độn được nhận nhìn ra, và sự chối từ cuồng tín, và những giới hạn của cõi thế và của con người, và khuôn mặt thân yêu, và đáo cùng vẻ đẹp, đó là dinh trại tại đây chúng ta sẽ (cùng nhau,nvt) tái ngộ…Theo lối đó, ý nghĩa của lịch sử ngày mai không phải như người ta tưởng. Nó nằm trong cuộc chiến đấu giữa sáng tạo và tra sát điêu linh. Mặc dầu hai bàn tay trắng nghệ sĩ phải trả, chúng ta vẫn có thể hy vọng họ chiến thắng về sau. Một lần nữa, triết học đêm tăm mù tối sẽ tan biến trên mặt biển rạng ngời…..

Bùi Giáng
(Ngô Văn Tao trích từ tác phẩm: Sương Tỳ Hải, An Tiêm Sài Gòn 1972, trang 45-48)

Nhận Định

Trên đây là một đoạn văn, Bùi Giáng trích dịch từ tác phẩm “L’homme révolté” (Con người phản kháng) của nhà văn người Pháp A.Camus. Nhưng như tất cả những công trình của BG, dịch thuật những văn thơ ngoại ngữ của các văn hào thế giới, BG không chân phương phiên dịch và mà làm công trình sáng tác : “giải cấu” (des-construction) theo cái nghĩa của J. Derrida, hay đúng hơn làm sự tái tạo nghệ thuật từ bản thân chìm đắm trong “Thông diễn học” , minh triết đương đại M.Heidegger và H.Gadamer ( xin tham khảo *1*).
Những ý tưởng của A.Camus được trình bày trong bối cảnh lịch sử của nước Pháp vào những năm 1950, thời đại lịch sử của sự đấu tranh giữa khái niệm một xã hội tự do tư tưởng và ảo tưởng của cách mạng vô sản (marxít) với lý tưởng xa vời một xã hội không giai cấp, nhưng mang sẵn mầm móng độc tài chuyên chế đảng trị với những thành kiến tư tưởng mang đầy hiểm họa.
Sự đối lập lịch sử đó, BG trình diễn là sự đối lập giữa “tinh thần lịch sử” và “tinh thần nghệ sĩ”. Tuy không nói ra, BG cũng nhận ra nó trong thời đại của chính ông, Việt nam trong những năm 1960. Những năm mà cuộc chiến tranh Việt Nam từ giải phóng tổ quốc chuyển biến rõ ràng ra là cuộc chiến tranh cách mạng của đảng cộng sản Việt nam, đảng với thể chế đảng trị tất nhiên là “sự chuyên chế áp bức” phủ nhận mọi tự do nhân bản của con người.
Dù chỉ là “một nghệ sĩ ngây ngô, hai bàn tay trắng” giữa “dòng cuồng nộ bạo lực của lịch sử”, BG (cũng như Camus) chọn lý tưởng rằng “con người sống, là sống cho lẽ Mỹ”, không phải cho những không tưởng chủ nghĩa, mà bản chất sau cùng chỉ mang đến những tù đầy, đau khổ phi lý…

NVT 2009

*1* “Thông diễn học” , www.gio-o/ngovantao

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ