Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Lễ Nguyên Tiêu - Festival of poetry?

Quế Anh Oil pastel on paper 2009


Nguyên Tiêu, festival of poetry?

Had it to be for the people to come and to read old-fashioned poetry, to listen to recital of obsolete poems, written for wooden figures or mummified heroes?


It should be a day for the people to express themselves, poetry in their strife for freedom, poetry in their waiting for truth and justice, poetry in their dream of a better world…



Tết Nguyên Tiêu – Ngày thơ


Thơ là sự trầm lắng. Nên “Ngày Thơ” có thể có lý nghĩa gì?


Chắc chắn không thể là một dịp để tuyên dương những lãnh tụ, những thần đồng thi ca của một hệ thống lỗi thời, trừ phi không sợ rơi vào sự hời hợt, chết chìm trong sự ảm đạm thờ ơ. Ngày thơ không phải là dịp áp đặt quần chúng; chờ đợi lôi kéo hàng ngàn người ngồi lắng nghe một nhà thơ, thì thật là một sự khó khăn trừ phi bài thơ là tuyên ngôn nghệ thuật, nhân sinh hay xã hội có tính cách đột phá ra ngoài khuôn sáo ý thức đời thường. Hai điều ấy đủ cho hiểu tại sao “Tết Nguyên Tiêu – Ngày thơ Việt Nam” như năm nay (17.02.2011) theo những năm trước càng dần thêm buồn tẻ và vô ý nghĩa ( “Ngày thơ VN: Hà Nội thiếu điểm nhấn, TPHCM buồn tẻ” Phạm Mi Ly –Anh Vân, evan.vnexpress.net)


Thơ là tự do. Thơ là hồn nhiên lãng mạn. Thơ cũng là cùng nhau bông lơi tô điểm tình người… Vậy “Ngày Thơ” phải là một “lễ hội” để cùng nhau ý thức thế nào là thơ, thơ trong ý nghĩa đó. Mà ý thức cũng là “tự ý thức” tự do và khao khát tự do. Tự ý thức tâm hồn nghệ sĩ, tô điểm cuộc đời, đưa tình người ra khỏi mọi ý thức hệ chủ nghĩa vô nhân bản, ra khỏi những hệ lụy vật chất của sự đời. Lễ hội là cùng nhau rộn ràng bông lơi lãng mạn tìm thi tính trong từng nụ cười, trong từng gặp gỡ, tự thấy chính mình cùng với mọi người bay bổng kiểu cách cao sang nhưng hòa đồng không phân cách. Ai ai cũng tự thấy mình là “thi nhân”, thi nhân trong sự bình thường nhất của cuộc đời.


Trong một vương quốc, “giữa một triều đại mà mọi quần thần ai cũng có thể là thi sĩ” (Trịnh Công Sơn – 1*), thì mỗi năm có một ngày thơ là chuyện bình thường. Tô điểm những mặt nạ, minh họa tượng đất. Nhưng vấn đề của xã hội là biến sự cổ hủ thành một ngày hội của con người, ý chí tự do. Một ngày mà mọi người để lại sau thầm kín nội tâm, tìm nhau đến một vườn hoa, dập dìu thanh lịch. Thi nhau thả thư, những quả bóng bay bay mang theo những câu thơ, một ai với nhặt là có dịp suy tư về thi ca, bàn luận cùng bạn bè. Có những kẻ rong ca, hát lên những ý thơ mang nặng sự đời. Có những bích báo rạng rỡ ở góc thảm hoa, có những bích báo cho mọi người tự động viết và tự đọc những câu thơ. Phải, những câu lạc bộ thơ, những nhóm người bạn văn thơ sẽ tổ chức những quầy trà những bàn rượu cùng nhau vui họp, với sẵn một hòm thơ có đề tài thi ca. Một hòm thơ mời mọc thi nhân khách lạ ngang qua cho vào một vài câu thơ. Dĩ nhiên đề tài là đề tài xã hội, tình người, triết lý nhân sinh… Thơ nói sự thật. Không già nua thuần phong mỹ tục. Không hệ lụy chủ nghĩa. Không đi theo những đường rày. Thơ giải phóng con người…. Một hòm thơ bất cứ ai cũng có thể nhặt để đọc riêng tư, hay ngâm to chia vui và cùng nhau tọa đàm đối diện thực tế có những âu tư, những khắc khoải, những hoài bão không cùng trước thế sự trần gian còn mang nặng bao nhiêu đen tối.

23.02.2011


1* “Bùi Giáng-Ngô Văn Tao Trịnh Công Sơn – 1994 giới thiệu “Vào Chung Cục Thơ”

tập thơ song ngữ của BG-NVT. Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn.2004

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ