Thời tôi sống - Broken heart-time
Quế Anh (oil pastel on paper) Thời tôi sống - Broken heart-time
“Tản mạn Thời Tôi Sống”*
Philippe Jaccotet (poète français):
On ne donne pas d’ordre aux poètes ni ne leur impose des devoirs hors celui qu’ils doivent s’imposer eux-mêmes de ne parler qu’avec la plus rigoureuse justesse à partir de leur expérience propre et comme sous sa dictée; de sorte que les poèmes qui en résulteront seraient nécessairement aussi divers que ces expériences, et que leur registre ira de murmure le plus intérieur aux éclats les plus violents; et qu’ils toucheront nécessairement, pris dans leur ensemble à tous les aspects de la vie humaine dans ses liens avec le monde, l’espace et le temps.
Không ai được đặt điều với thi sĩ, bắt thi sĩ đảm nhận một nhiệm vụ nào; thi sĩ chỉ có một triển vọng duy nhất là nói lên với tất cả sự chân thành của tâm tư, những sự kiện mà mình đã sống và đã cảm nhận. Và như thế, thơ đa dạng và muôn màu như chính cuộc đời, có thể dư vang như lời thì thầm nội tâm hay gào thét vì phẫn nộ. Thi ca toàn diện nghệ thuật là sắc thái của đời sống con người trong xã hội, trong không gian và thời gian. (nvt phỏng dịch)
Gần đây, văn sĩ bắc hà có cuộc hội thảo về Trần Dần. Người thì nói Trần Dần là thi sĩ canh tân, mang ngôn ngữ mới đến thi ca Việt nam; người thì nói Trần Dần là nhà thơ lớn có ảnh hưởng trong văn học.
Tại sao có thể thế được? Khi Trần Dần là nhà thơ nạn nhân của thời đại; chưa làm ra sự nghiệp đã bị đầy đi cải tạo (10 năm học tập lao động chân tay vì đã bị kết tội trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm). Bốn mươi năm cuối đời, được thả về với gia đình, nhưng phải biết im lặng ngồi nhìn bóng mình in trên vách, làm những câu thơ mini, như chơi ô chữ trong những đêm không ngủ để tồn tại:
“Chân trời không người bay”
“Người bay không có chân trời”
“Từ sống mấy ai trở về” …..
Tuy nhiên những câu thơ mini trên đụng chạm tới tâm thức của nhiều người. Và như thế không phải vì là kiệt tác thi ca (sic) mà vì hàm chứa cho những ai hiểu biết cái chua chát, cái khắc khoải, cái đời của nhà thơ, mà tài nghệ đã bị cầm chế mai một. (xin đọc thêm Cao Tôn : Trần Dần Thi Sĩ www.gio-o.com/ngovantao )
*****
Mấy tuần trước có chuyện cáo phó sự vĩnh viễn ra đi của nhà thơ Hữu Loan. Hội nhà văn Việt
Mầu Tím Hoa Sim là bài thơ hay, truyền thống trần thuyết như “Đi chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, “Chiều trên Phá Tam Giang” của Tô Thùy Yên…Hay ở chỗ binh dị, nói chuyện đời, không cao kỳ nghệ thuật đi thẳng vào lòng người. Bài thơ của Hữu Loan đã được Phạm Duy và nhiều nhạc sĩ khác phổ nhạc truyền bá rộng rãi trong lòng quần chúng những năm 1960 ở miền Nam Việt Nam.
Hữu Loan viết bài thơ khi còn là “lính bộ đội bác Hồ”, vợ trẻ chết đuối ở hậu phương. Bài thơ nói lên sự xót xa mất mát, cảnh gia đình, cảnh người lính với đồi sim, ẩn dụ thời binh đao mà người trai trẻ chỉ biết làm bổn phận công dân của một nước. Nhưng không nói tới đảng (đảng cộng sản Việt
Những sự kiện trên gần đây cho chúng ta phải ngậm ngùi vì sự nhỏ bé, không dám nghĩ, không dám nói của giới báo chí văn học phê bình nghệ thuật Việt nam. Đâu rồi những đầu óc Marxít, mỗi khi bàn đến văn nghệ là luôn luôn nói đến bối cảnh lịch sử của nghệ sĩ với tác phẩm?
*******
Tôi vừa đọc bài thơ “Tản mạn thời tôi sống”*, thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo viết vào năm 1981. Đó là bài thơ thật của một thi sĩ quân nhân (bộ đội bác Hồ) sống qua chiến tranh, sống thời xã hội chủ nghĩa bao cấp, sống cảnh hoang mang đối chọi giữa phe Mao-ít, xã hội chủ nghĩa xét lại, xã hội chủ nghĩa quốc gia…Một bài thơ nhân chứng cho thời đại mà con người thu nhỏ âm thầm tranh giành nhau sống còn bằng mọi giá:
…
Khi đắm yêu nào tin được bao giờ
Rồi một ngày người yêu đổi dạ
Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ
Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn
Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm
Kẻ tình nguyện giữ nhà muốn chiếm nhà ta ở
Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ
Những con chiên sùng đạo bàng hoàng
Nhận ra chúa chỉ ghép bằng đất đá…
Dĩ nhiên đây là một bài thơ nên chỉ nói lên như thế chuyện đời một cách kín đáo ẩn dụ, và dưới mắt của văn học chính thống xã hội chủ nghĩa chỉ có thể là:
“ Thơ chưa hay….”
Mà thật:
Thơ chưa hay thì thơ nói thật lòng
Ai giả dối rồi biết mình lầm lỗi
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời không dễ dàng chi!...
Nguyễn Trọng Tạo đã hoang mang tự đặt nhiều nghi vấn trước thời cuộc; muốn chân thành chấp nhận những mặt trái của xã hội, muốn ước mong vẫn có thể sống trong sáng với mọi niềm tin…; tuy nhiên dù anh vẫn tự nhủ:
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa…
chúng ta phải nói bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo, mà tôi trích ra những câu thơ trên, hay và bình dị trần thuật trong tuyền thống của thi ca Việt nam ( Mầu tím hoa sim, Chiều trên phá Tam Giang…), nhưng không có một chút gì mà văn học chính thống gọi là “lạc quan cách mạng”. Chính vì lẽ ấy mà bài thơ này của Nguyễn Trọng Tạo cho đến nay không thấy ai nói tới.
Chúng ta chỉ còn mong rằng một ngày nào đó văn nghệ việt nam sẽ đoạt được vai trò nhân bản, có triển vọng cao siêu, không ngần ngại tìm hiểu và nói thẳng ra những điều cần phải nói. Cái ngày mà chúng ta biết nhìn lại lịch sử Việt Nam ở thế kỷ thứ hai mươi với con mắt phản tư, nhận rõ những chiến thắng, những thành tựu và những sai lầm tội lỗi, thì chắc chắn bài thơ “Tản mạn thời tôi sống” của Nguyễn Trọng Tạo sẽ được nhận định chân giá trị thi ca, đặc biệt là thi sĩ đã an nhiên binh thản nhân chứng cho xã hội chúng ta của một thời mang nhiều nước mắt mang nhiều ảo vọng.
Tháng 4-2010
Ngô Văn Tao
(*) “Tản mạn thời tôi sống” trong tập thơ:
KÝ ỨC MẮT ĐEN
MEMORY OF BLACK EYES
Thơ Nguyễn Trọng Tạo
Nguyễn Phan Quế Mai tuyển chọn và chuyển ngữ Anh văn
Nhà xuất bản Thế Giới - Hà Nội 2009
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ