Tiểu thuyết
Tiểu
Thuyết Chưa Được Viết
(Le
livre à Venir – Maurice Blanchot)
Mấy
hôm nay,
Giáng tự thấy nhẹ nhàng thanh thản trong sự cô đơn và
vắng lặng, Giáng không mở tv-truyền hình, không vào mạng
điện tử Tuy nhiên bốn hôm trước Giáng có vào đọc
trên mạng gio-o.com
và
sau đôi khi còn thầm hát bốn câu thơ này của nhà văn
Mai Thảo ( bài thơ: Nghe Đất , phổ nhạc: Trầm Tử
Thiêng):
“Nằm
đây dưới bóng cây xanh
Nhìn
qua lá biếc lại xanh sắc trời
...Người
nằm nghe
đất
bao lâu
Tai
ương ngỡ tiếng đời
sau thở
dài”
Giáng
tự hỏi: “Nếu có đời
sau, ta
ước làm gì nhỉ? Vẫn là nghệ sĩ, nhưng hội họa hay
viết văn?”
Một
câu hỏi Giáng đã nhiều lần tự hỏi, và đã sẵn có
một câu trả lời, đó là Giáng ước làm họa sĩ. Tại
sao hội họa? Hội họa là nghệ thuật sâu xa nhất ẩn
dụ nhất và cô đơn nhất. Những bức tranh của Van Gogh,
của Bùi Xuân Phái hay của Lệ Hà chỉ có thể là những
quý vật riêng tư cùa một người. Mỗi một bức tranh là
tiếng
nói âm vang tự một tâm hồn đơn độc, tiềm
ẩn một thế giới tư duy mà chỉ riêng một ai đó sở
hữu, phẳng lặng treo trên tường, lặng lẽ vô tư từng
ngày sống với bức tranh dần thông suốt cảm nhận cái
vô cùng của tâm hồn người nghệ sĩ. Hội họa, với
những sáng tác độc nhất không thể tới tay nhiều người
và chỉ có thể cảm nhận qua nguyên tác phẩm, trong cái
cao siêu nhất của nghệ thuật, phản bác mọi tính cách
bình dân túy có thể có ở âm nhạc và văn thơ.
Giáng
luôn luôn nhớ câu nói này của Lệ Hà. Bà ốm đau, chú
em hỏi làm sao chị vẽ đây (khi cả đời chị là sáng
tác nghệ thuật), bà trả lới : “Chị
vẫn vẽ đấy, chị vẽ trong
đầu !” . Một
câu nói lên tác phẩm nghệ thuật thường phải là toàn
khối tiềm ẩn ôm ấp trong tâm hồn của nghệ sĩ. Có lẽ
chỉ những tác phẩm của hội họa hay của điêu khắc
nghệ thuật mới đạt được cái tuyệt đối đó, hơn
nữa người họa sĩ hay điêu khắc gia như thế còn là tự
nhiên tuyệt vời siêu thoát danh vọng, bấp bênh thời
thượng vì tác phẩm phải là độc nhất mà vô ngôn ẩn
dụ một khát khao, một hoài bão, một nhớ nhung riêng tư
ở tận đáy lòng.
Tuy
nhiên như nhiều lần khác, Giáng đã tự nghĩ chính mình
với thi ca đã một ít nào cảm nhận được cái khía
cạnh độc đáo trên của nghệ thuật. Có rất nhiều
người trách sao thơ của Giáng khó hiểu, mông lung vời
vợi quá, Giáng chỉ biết mỉm cười. Thơ là ngôn từ,
là hình ảnh, là ý tình đan kết, có ước vọng đạt
tới sự vô ngôn của một bức họa, của một bản nhạc
vô thanh, và nói lên một cách, than ôi!, rất thầm kín
một nổi niềm như có như không nặng trĩu của một tâm
hồn, của một giây phút sống tận cùng khổ đau khao
khát tuyệt đối trong tội lỗi hay tình yêu.
Chính
vì Giáng không quên bản năng khoa học và triết lý. Giáng
là cựu giáo sư toán đại học và luôn luôn thích đọc
và suy tư trên những tiểu luận triết lý. Suy nhận cho
cùng, toàn tập thi ca của Giáng có thể nói đã là một
quyển truyện không đoạn kết trong sự đối diện chính
mình, đi tìm sự
thật.
Có những khi, Giáng tự trách sao không làm nhà văn để
viết ra một thiên tiểu tuyết nói lên minh bạch hơn, lý
lẽ và cấu trúc một hai hơn về sự tìm kiếm bất tận
đó, tìm
sự thật của bản thân và của tất cả những gì trong
xã hội, trong những người quen xa gần, và trong lịch sử
đã tạo dựng thế giới hiện sinh vật chất và nội tâm
của mình. Giáng
liên tưởng đến nhà văn người Áo Robert Musil
(1880-1942), đã để gần bốn mươi năm viết quyển
truyện dang dở dày hơn ngàn trang, “Der
Mann ohn Eigenschaften”
( Một người không đặc tính) – mà Giáng đã đọc với
bản dịch Pháp văn (L'homme sans qualités). Robert Musil, gián
tiếp là thi nhân, viết quyển truyện trình diễn sự hiện
thực của một phận người trong cái xác xuất bấp bênh
có thể là đây, có thể là không, với nội tâm tràn đầy
tình yêu hư ảo, sống trong một xã hội, một đất nước
đã tới thời mạt vận.
Miên
man, Giáng tự mỉm cười có lẽ mình cũng từng có ý làm
nhà văn để viết một quyển truyện. Nay có thể sẵn đủ
bản năng để thực hiện, đủ chiều sâu triết luận
thêm khả năng vượt cái mông lung lãng mạn siêu hình của
thi ca dù thi ca là tuyệt đối trong lý tính của Giáng,
nhưng than ôi, Giáng không còn thời gian nữa như Robert
Musil (40 năm??) để viết quyển truyện hư ảo trong sự
đi tìm sự
thật. Giáng
đành thêu dệt, quyển truyện mà ta muốn viết đây phải
là “tân
phái tiểu thuyết”
với “phản-nhân-vật”
(un
anti-héros). Phản-nhân-vật tự thấy bóng mình méo mó
trên màn ảnh. Không
xác-thực
(non-authentique),
nhìn đời ngạo nghễ và lệch lạc; và tiểu thuyết là
những lời độc thoại hay ghi nhớ trên trang nhật ký,
đàm luận không đâu nhưng rất đời cùng những nhân vật
khác hư hư thực thực. Tuy nhiên có lẽ một phần nào
chính là Giáng, trí thức và tràn đầy ước vọng, cuồng
nộ yêu đương, tha thiết tình người. Không một ai quanh
đây là tận cùng tội lỗi, sa cơ bao nhiêu lại càng thêm
thông cảm thương sót. Người đàn bà mà Giáng yêu, đều
rất đẹp rất mong manh với những nét nhăn của thời
gian, những vết thương của sự đời, Giáng ôm mang che
chở nhưng sự thật lại là nàng đã biết mở hai cánh
tay nâng đỡ Giáng lạc lõng tuyệt vọng hay quá đầy
đọa trong ham muốn dục vọng không đâu.
Tiểu
thuyết là hồi ức mông lung quá khứ, linh cảm vô căn cứ
nhớ việc gì đã tới nhưng chưa chắc gì đã tới. Đời,
nhân thế và thế sự là bộ phim chiếu trên màn ảnh
không phẳng, méo mó những bóng hình. Nhưng dù méo mó vẫn
là chuyện đời đa dạng, hai ba mặt trắng đen không
lường. Những nhân vật hiển hiện với nét vẽ lập thể
sâu đậm, nội tâm bất định của những con người sống
trong một thời đại đầy mâu thuẫn. Kẻ phản cách mạng
chỉ là kẻ phản bội chính mình, phản bội cái ước mơ
lý tưởng mù quáng mà họ đã có. Người lập chiến
công không phải là người hùng, người thất trận không
phải là đã bại. Lão thành hiển vinh là nấp sau cái
bình phong đạo đức bề ngoài, đóng cửa hưởng thụ
cao sang danh vọng với cái số may đến tự trời.
Giáng
nghĩ sẽ phải lôi kéo người đọc chìm đắm say mê sao
trong sự trình diễn miên man như bất tận ấy của sự
đời. Tuy nhiên người đọc rồi sẽ trầm tư nhận ra
Trọng,
phản nhân vật chính của tiểu thuyết, luôn luôn để
hết lý tính đi tìm sự
thật. Chính
đó là chủ đạo của tác phẩm văn chương. “Tìm
sự thật!”,
sự thật của từng người, của xã hội, của lịch sử
và thế giới xung quanh và trước hết nữa sự thật của
chính mình. Nhưng sự thật là sự thật trong sự
hiện thành
của mọi sự và như thế chỉ có thể là mờ ảo tuy dẫn
đạo đến tương lai có thể có hay ngược lại trở về
quá khứ soi rõ lại mặt trái của những nhận thức tức
thời, đạp đổ những tượng đài, hiển vinh những kẻ
sa cơ, diễn trình lại những tội lỗi.
Quyển
truyện sẽ mang ra một minh triết nào không? Theo Giáng
biết, nói về minh triết lập thân, làm một công dân
trong gia đình xã hội, đóng góp cho một đất nước an
bình trật tự, có lẽ nhân loại chỉ có minh triết của
Đạo Khổng và Thực Dụng chủ nghĩa (le pragmatisme)
anh-mỹ. Dĩ nhiên quyển truyện mà Giáng ước muốn viết
không thể có một triển vọng như vậy. Nếu có một dư
luận gì về lập thân làm người, thì chỉ là chúng ta
hãy cảm thức rằng với hiện
đại sự, giờ
đây người ta mất
dần đặc tính,
trở nên máy móc quay cuồng, nếu có một ý thức chung
cục nào, đặc biệt cho quê hương của Giáng này, là hãy
nhận định rằng xã hội chúng ta đang sống đương ở
một thời mạt vận. Chúng ta chờ đợi một cuộc cách
mạng. Không phải một cách mạng bạo động, mà chúng ta
vừa sống qua, đảo ngược cả xã hội để lại một hố
thẳm chôn vùi tất cả những gì thần bí mà chúng ta đã
từng có. Cuộc cách mạng mà chúng ta chờ đợi là cuộc
cách mạng tư tưởng và văn hóa để chúng ta tât cả
biết sống sao trong hiện đại sự và vẫn tìm lại cho
mỗi người một đặc tính, đặc tính của “con
vật cô đơn và kiêu hùng”.
Tháng
4/2015
Ngô
Văn Tao
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ