Bùi Giáng huyền vĩ
Ngô Văn Tao
La porte étroite 2007 oil on canvas 50x70cm
(Cánh cửa hẹp của nghệ thuật)
Bùi
Giáng là nhà thơ huyền vĩ độc đáo
trong lịch sử văn học Việt Nam. Thi sỉ
lớn u huyền và thần bí. Để nhận định rõ thế nào là huyền vĩ, chính Bùi Giáng đã
nói lên như thường nhắc nhở tới Tô Đông Pha (văn hào trung hoa 1037-1101), tới
F.Holderlin (thi sĩ người Đức 1770-1843).Vì trước hết cùng đều là thi sĩ siêu
hình triết lý, thâm trầm suy tư thi hứng từ phận người phù du nhỏ bé nhưng thăng
hoa bất tận trong cái u huyền của trời đất.
Tô Đông Pha thần bí đạo giáo, nhưng không vô vi, lý
tính con người hiện thành vĩnh cửu với Mỹ
Thức:
“Nguyệt hữu âm tình viên khuyết
Thử sự cố nan toàn
Đãn nguyện nhân trường cửu
Thiên lý cộng thiền quyên” (Trăng cũng có ẩn tình khi tròn khi khuyết,
mọi sự đâu có an nhiên bất biến, nguyện xin dời người mãi mãi còn đây, ôm trong
vô cùng nàng tiên sắc đẹp).
F.Holderlin thần bí thiên chúa giáo, như đã từng là
tu xuất. Đời người nghiệt ngã, mãi mãi là câu hỏi:
Weiss ich
nichts und wozu Dichter in durftiger Zeit. (Ta biết gì đâu,
thi nhân đi về đâu trong thời nghiệt ngã)
Tuy nhiên, F. Holderlin nhận phải là
“Thi nhân hay đạo sĩ của lạc thần
Đêm dài cầm gậy đi lang thang
Hành hương khắp miền trái đất” (Bùi Giáng),
đi tìm trong “ngôn
ngữ”, trong thi ca con đường dẫn tới chân trời thánh thiện.
Thánh thiện của “hùng tâm”(từ của Bùi Giáng), thánh
thiện của khát vọng thăng hoa.
Bùi Giáng u huyền và thần bí, gần gũi với Tô Đông
Pha nhân sinh quan thiền đạo, với F.Holderlin tràn trề niềm tin lãng mạn cao
sang ở “một đấng chí tôn”, tuy với Bùi Giáng chính là ở Thơ. Thơ là “ ngôn ngữ” tuyệt đối nội tâm cảm thức ban cho mọi vật
thể tâm linh:
“Bay về ổ chín tầng cao
Con chim vĩnh biệt quên chào mái hiên”.
Cho mọi sự kiện một chiều sâu nhận thức, nhớ nhung, âm
thầm mất mát trong cái phận phù du làm người.
“Đêm qua bên láng giềng
Trăng khuyết vàng, thu tới
Cô gái nhỏ thung dung
Qua miếng vườn hoa nhỏ
Qua miếng vườn hoa nhỏ
Đất nằm im dưới cỏ
Hoa tạ màu nhớ nhung”
Tô Đông Pha, F.Holderlin đều là thi nhân thần tượng
trên văn đàn thế giới! Bùi Giáng huyền vĩ cho đến nay vẫn là ẩn số, ngay trong
văn học Việt Nam dù Bùi Giáng là cả một vũ trụ thi tứ và ngôn ngữ của chúng ta.
Chính văn học Việt nam phải là nơi nhà thơ huyền vĩ Bùi Giáng được tuyên dương,
nhưng xã hội chúng ta còn chìm đắm dị
nghị tranh đấu tư tưởng chính trị, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Thi tứ siêu hình
triết lý còn xa lạ trong truyền thống kim cổ của văn học Việt Nam. Hơn nữa, nhà
thơ không để lại sự nghiệp đồ sộ thi ca của mình một cách tối thiểu hoàn chỉnh nào. Người đời
cốt là biết một số như những cách ngôn tuyệt vời; hậu bối gia tộc cũng phát
hành gần đây nhiều tập thơ Bùi Giáng (những di cảo???), nhưng có biết đâu chỉ
là những bài viết khi về già, sau 1975, thô thiển ngạo mạn “mạt đời”. Tôi mạn
nghĩ cho tới nay có lẽ chỉ có: “Bùi
Giáng Văn và Thơ, Ngô Văn Tao tuyển trích” xuât bản năm 2007, Nhà Xuất Bản
Văn Nghệ TP.HCM, một công trình khá đáng kể giới thiệu Bùi Giáng, nhưng tuyển tập
này được xuất bản, nhưng theo một “công văn không lời” không được phổ biến ở Việt Nam. Sự thật, có
thể nói phần lớn thi ca của Bùi Giáng là bất tất nằm trong bao nhiêu bài văn thông
diễn giải triết lý hay thi tứ của triết gia, thi hào bốn phương (Không Tử, Tô
Đông Pha,Holderlin, Heidegger, Camus…).
Dưới đây như chứng nhận điều tôi viết trên, tôi xin
trình bạn đọc bài thơ xuất thần của Bủi Giáng: Mùi hương xuân sắc”, một bài thơ ẩn trong những đoạn văn “thi ca
thông diễn giải”(dịch thuật!) truyện “ Sylivie-Souvenir du Valois” của nhà thơ
Gerard de Nerval. Ẩn mà có đây là tôi đã thu ghép những “câu thơ” nguyên văn
trích ra từ giữa những câu văn bất tất bay bổng.
Mùi hương xuân sắc
Ta vế ngóng lại dư vang
Rồi mai ly biệt lên đàng nhớ nhung
I- Con đuờng thằng con đường con
Nhịp mơ màng những
quang gánh lên vai
Hồn tuổi trẻ
phiêu bồng trong tơ tóc
Trút tình hoa rụng
gió ở bên ngoài
II-Dư vang tiếng trống tiếng còi
Rập rờn đầu liễu
mộng hoài xanh buông
Xa xôi thôn ổ ngậm
buồn
Thanh xuân gái dệt
từng guồng hoa bay
Còn nghe điệu
hát nghiêng mày
Sử xanh lần giở
bên ngày phù du
Trăng hoa thêu gấm
khơi mù
Gióng tuôn thúy
lục xuân thu lên ngàn
Ta về ngóng lại dư vang
Rồi mai ly biệt lên đàng nhớ nhung
III-Về đây gọi nước non mù
Dàn xuân sắc dải
hoang vu hồng vàng
Pha mờ dấu biếc
xuê xoang
Vong hồn ngẫu tượng
ngụ trong câu đề
Sôi trào dòng mộng
lối về
Tình xưa nghĩa
cũ lời thề năm xưa
Hoang đường thần
bí dư ba
Còn nghe nức nở
chan hòa đâu đây
Đong đưa chúc
phúc hàng hàng
Lời trong tiếng
cũ lên đàng gọi nhau
Người nghe kẻ
nói nghiêng đầu
Đằng cao thành mộng
căn lầu bình minh
Một thời mùa hạ
sơ sinh
Em dàn tơ tóc
bên mình chiêm bao
Mùa vàng xa biệt
hội nào
Buồm lên gió dậy
biển trào lên khơi
Mùa vang sóng vỗ
bên đời
Còn trang phuơng
cảo thu rời chân đi
IV-Hỡi ôi!
Trăng nhớ Tầm
Dương là nhớ người
Em là Béatrice của
tôi thôi
Miệng cười má
lúm đồng tiền nhỏ
Em chút mơ
màng…non nước ôi!
V-Em ngồi kiều diễm bên khe
Giòng xuôi thúy
lục tơ se tâm hồn
Anh nhìn suốt xứ
sau lưng
Thiên thu rụng
bóng vô chừng thở than
Ngậm ngùi gió nội
hoang mang
Theo nồng hơi thở
miệng vàng đã xa
Cành non ước
nguyện chan hòa
Sim ngàn sổ lá
đêm ngà tử sinh
Gió sương từ tạ
bên đình
Bóng sa hồ khép
chặt tình mông lung
Rêu tần ngần tuyết
in phong
Sóng phơi trường
mộng từ trong dậy nguồn
Lung lay đầu liễu
xanh buông
Mùa trăng nước đổ
xô buồn đi xa
VI-Hương ngây tội lỗi rải mơ màng
Da thịt du dương
của một nàng
Đã luống đời
xanh trên gối lục
Linh hồn tĩnh dạ
hận dư vang
Chuông nức nở gọi
bình minh
Em ở anh đi tỉnh
mộng mình
Chân bước tiếng
kêu còn dóng dả
Hà sơn vạn lý lục
hay xanh
VII-Nữ thần ôi! Em trường sinh trẻ dại
Tiên tử ôi! Em trẻ dại muôn đời
Hồn trinh bạch
thâu canh kỳ ảo
Mưa xuân trăng
muộn đêm dài tình say
VIII-Lặng lòng cư trú thiết tha
Tháp ngà thi sĩ
nguy nga mộng trường
Đạm Tiên nàng ấy
không chồng
Phụng thần hôn tại
phiêu bồng dặm khơi
Thư sinh nhất giới
bên trời
Trút nghiên cạn mực trong lời tang du
Đằng Vương Gác ngất non mù
Trút nghiên cạn mực trong lời tang du
Đằng Vương Gác ngất non mù
Lượt là tiệc rượu
hững hờ mây trôi….
Bùi Giáng
Chú thích: “Mùi Hương Xuân Sắc” là truyện thư sinh thi sĩ tạm
bỏ thành thị cùng đam mê (mê cô diễn viên kịch bản) về làng Valois (I), làm quen với
gái dệt thanh xuân (II). Rồi cùng những người ở chốn thanh bình này nhớ lại
những chuyện đẹp xưa như chuyện hôn lễ,
vọng hồn hoài cổ (III). Đặc biệt biết đến Béatrice kiều diễm để mà tưởng nhớ
thầm yêu (IV,V). It
lâu sau trở lại Valois, thì nàng Béatrice đã bỏ đi tu (VI). Thư sinh thi sĩ
chỉ còn biết nuối tiếc, đắm chìm trong tháp ngà thi phú lầu xanh, tiệc rượu(VII,VIII)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ