Duong Thu Huong
Ngô Văn Tao sơn dầu trên
bố 80x100cm 2007
(với cửa vào và thời gian của Quế Anh)
Abstract “Les collines
d’Eucalyptus”*, c’était d’abord, pourrait-on dire, une chronique de faits
divers relevant dans un centre de détention de droits communs au Vietnam. Il
était de fait un long roman, histoire d’un jeune lycéen emporté dans la
tourmente existentielle de son homosexualité. Issu d’une famille bourgeoise,
vivant dans une socíeté qui considère l’homosexualité comme un tabou de dépravation,
le jeune homme se sentait obligé de quitter sa famille et de se perdre dans “la
basse ville” pour vivre jusqu’au bout avec un déchirement moral et profond sa condition d’être. Il était amené à
tuer dans un acte de folie son mâle amant, acte symbolique de son propre
suicide.
L’auteur Duong Thu Huong n’a pas pu donner à
ce drame une dimension “théâtralement” humaine et tragique. Elle n’est pas
arrivée à entraîner ses lecteurs à des considérations reflexives, envisageant
avec empathie et urgence le fait de l’homosexualité, qui est socialement et
ouvertement très actuelle.
Dương
Thu Hương, nữ văn sĩ
Dương Thu Hương
sinh năm 1947 ở Bắc bộ, trưởng thành trong thời đen tối nhất của Việt Nam cộng
hòa xã hội chủ nghĩa. Thời của Trường Chinh và Tố Hữu. Sau chiến thắng Điện
Biên Phủ, nhà nước xã hội chủ nghĩa thành lập ở miền bắc, nhưng cũng là đã đến
những vụ án tố khổ cải cách ruộng đất, vụ án nhân văn giai phẩm, với những trại cải tạo lao tù cho những văn
nghệ sĩ như Trần Dần, Phùng Cung, Tuân Nguyễn…Và cũng là thời cực đoan ngăn
sông cấm chợ, dân tình sống lao đao những năm dài, ngay cả sau nước nhà đã thống
nhất, với “chế độ bao cấp” tuyên huấn dẫn đạo con người trong cái rách và cái đói.
Dương Thu Hương
cũng là trưởng thành trong chiến tranh và loạn lạc, nước Việt Nam chìm đắm
trong đau thương nội chiến 1960-1975,
chiến trường đấu tranh quốc tế của đế quốc tư bản Âu-Mỹ với các chế độ theo chủ
nghĩa Maxit-Leninit và Maoit. Nhưng may là cuối thập niên 1960, nhà văn đã biết gia nhập
đội “Thanh niên xung phong” xã hội chủ nghĩa chống đế quốc tư bản, hơn nữa
chắc vì như biết hát, biết múa, biết đóng kịch ngâm thơ, Dương Thu Hương được
tiếp thu vào đoàn văn công, không phải tham gia trực tiếp vào chiến trường. Nên
bà đã sống sót qua chiến tranh, và hơn nữa với thành tích cách mạng xã hội chủ nghĩa (có thẻ đảng viên của đảng cộng
sản), nên năm 1980 được tuyển vào “lò đúc
thép”, trường Nguyễn Du, trường đào tạo những cán bộ nhà văn thấu rõ lập
trường tuyên huấn của đảng, biết viêt văn có căn cơ khoa học, lý luận có khúc chiết và thiết thực, luôn luôn phải lạc quan cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sự thật, Dương
Thu Hương là nhà văn chuyên nghiệp vô cùng cá tính, chắc chắn đã tự thấy quá nhẫn
nhục từ lâu rồi trong cái xã hội tuyên huấn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa cực
đoan, một xã hội nhân sinh rập khuôn con người như mất mọi bản năng tự do của “
con vật kiêu hùng” cá nhân tìm lẽ sống. Vào những năm 1985-1990, một luồng gió
“đổi
mới” đến từ Trung Quốc, từ Đông Âu, đổi mới trong kinh tế (không còn chế
độ bao cấp), trong chính trị (chế độ tuyên huấn chủ nghĩa cực đoan lung lay),
văn nghệ sĩ được cởi mở; Dương Thu Hương tức khắc tiền phong trong phong trào
giải thoát tư tưởng của văn nghệ. Có lẽ nữ văn sĩ sẽ lưu danh với quyển ký sự sắc
bén “Những
thiên đường mù” (1988), lật rõ mặt trái của xã hội mà bà đã phải sống,
một xã hội nghèo nàn chắt chiu, con người mất bản lĩnh lập thân, một xã hội mệnh
danh là ngưỡng cửa cho một thiên đường tương lai trong xã hội chủ nghĩa
Maxit-Leninit. Một ký sự sắc bén vì căn
cơ thiết thực với những cảnh đời, những tình huống, những nhân vật điển
hình (những cán bộ) được tả lên rõ từng nét, rõ từng sự việc vừa nhỏ nhen vừa tầm
thường trong những trang văn gọn gàng minh bạch.
“Những
thiên đường mù” không được phổ biến trong nước, nhưng Dương Thu Hương
đã nổi danh từ năm 1987 với tiểu thuyết
: “Bên
kia bờ ảo vọng”, có thể thầm mang một triển vọng nghệ thuật nhưng trước
hết là định rõ con người với những yếu đuối cá nhân, những dục vọng riêng tư,
luôn luôn chạy theo hạnh phúc vừa vật chất vừa tinh thần, lạc lõng trong một xã
hội chụp mũ bởi những chuyên đề ảo tưởng xã hội đạo đức bình dân túy. “Bên
kia bờ ảo vọng” là một tiểu thuyết truyện tình như tất cả nhũng truyện
tình tay ba, nhưng tức thời cũng là bản
tuyên ngôn khẳng định tự do trong sáng tác văn nghệ, thoát ly cái cà sa thiết thực xã hội chủ nghĩa, cái mũ lạc quan cách mạng, cái gông cùm vị đảng vị nhân dân.
Từ 1987 đến nay
đã hơn ba mươi năm rồi, Việt nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa đã đổi thay rât nhiều.
Ý thức hệ chủ nghĩa, đạo đức cách mạng chân chuyên không còn là môn bài, kinh tế
bây giờ là tư bản thị trường, hỏa đầu đại gia, chính trị bè đảng “hoàng tộc áo đỏ” (les princes rouges=
con cháu của cựu trào cách mạng), với hiện đại sự vấn đề tự do văn nghệ không
còn là vấn nan cấp thiết mà vấn đề là chống tham nhũng, bênh vực công lý trước
những sức mạnh đen tối âm thầm quyết đoán loại trừ mọi đối lập cạnh tranh bằng
những bản án không lời. Vai trò của văn nghệ sĩ tranh đấu cho tự do trong sáng
tác không còn là chuyện tức thời. Dù sao Dương Thu Hương như chính bà tự nhủ đã
đến lúc ôm mang nỗi buồn của mùa thu, “hạt
lệ như sương” (La vieillesse! Coulent les larmes, telle la rosée du matin),
bà không còn mang nặng sứ mệnh tranh đấu chính trị cho tự do, cho con người nữa
mà làm nhà văn viết truyện đời.
Dương Thu Hương
là nhà văn có rất nhiều tác phẩm, nhưng là đảng viên đã bị khai trừ ra khỏi đảng,
công khai thóa mạ những cán bộ lãnh đạo hội nhà văn nên những tác phẩm văn bút
của bà không còn được phổ biến trong nước, nhưng từ năm 2006, bà đã định cư ở
Paris (nước Pháp) một số tiểu thuyết của bà đã dược dịch giả Phuong Dang Tran dịch
ra tiếng Pháp và phát hành ở Pháp. Đặc biệt năm 2014, tác phẩm sau cùng : “Những
ngọn đồi dầu gió” (Les
Collines d’Eucalyptus*) đã được phát hành trong bản dịch ra tiếng Pháp và đã được
nhật báo “Le Monde” (Paris) giới thiệu một
cách trang trọng. Chính vì vậy tôi đã tìm đọc quyển tiểu thuyết này.
“Những
ngọn đồi dầu gió”, đọc trong bản dịch nên khó cho tôi nếu muốn bàn luận
về ngôn ngữ, nhưng dù sao tôi nghĩ bản dịch của Phuong Dang Tran rất trung
thành, và hơn nữa sau mấy năm sống ở Pháp, Dương Thu Hương không tránh được có
tiểu tiết, tình ý, tâm tư âu hóa nhưng không bị thấy lạc lõng trong bản dịch. Cốt
yếu, tôi còn nhận ra Dương Thu Hương như vẫn là, không thoát được cái khuôn mẫu
lò đúc Nguyễn Du. Những mẩu chuyện luôn luôn được trình bày căn cơ, không ngại
dài dòng minh bạch, luận lý đến nơi đến chốn. Nhưng sự thật nghệ thuật phải tiệm
lời, ẩn dụ. Tranh sơn dầu “ Phố Phái” chỉ vẽ những nóc nhà siêu vẹo, những mảnh
tường vôi loang lổ rêu phong, những bóng người như không có mà vẫn cho người xem
rung động hoài cổ, như mất mát cô đơn trong thăng trầm tuế nguyệt của lịch sử.
Bài hát “Xin Trả Nợ Người” của Trịnh Công Sơn như một bài thơ, không nói thế
nào và vì sao là “Nợ”, không có những cảnh chia tay, nhưng với những điệp khúc
mông lung chìm đắm người nghe trong nuối tiếc, nuối tiếc tuổi trong trắng thơ
ngây với tình yêu cao sang muôn thuở, nụ hôn nồng như in mãi trên vành môi, rồi
chẳng biết rằng ai nợ ai hay chỉ là đời nợ ta, để nếu hai mươi năm sau có gặp lại
người yêu thuở đó thì hãy xin cho nợ nhau một lần nữa để mang về tới kiếp sau.
Cái khiếm khuyết
của nhà văn Dương Thu Hương là bà quá tham vọng, như chưa từng biết thế nào là
nhà tù tội phạm, bà vẫn tả cho đến nơi. Muốn nói lên sự đói khổ, bà tạo một
chuyện siêu thực, nhưng lại không siêu thực qua ngòi bút của nhà văn, chuyện
hai người tù tội phạm ra ngọn suối mò tôm, một người mò được bảy con, nên người
kia giết chết để tranh ăn sống bảy con tôm vì đương quá đói. Rồi bi hài mà lại
không bi hài như là chuyện mấy chục người tù giữa đêm khuya mang ra mỗi người một
cây nến để cùng nhau bắt rận trong môt cảnh “tếu” hoa đăng! Đặc biệt nhất là “Những ngọn đồi dầu gió” có
nhân vật chủ đạo là Thanh, một chàng trai lại cái. Dương Thu Hương nghĩ với tâm
lý học thuật có thể dựng lên toàn diện con người đó, từ buổi đầu sa ngã làm
tình ra sao, cũng những suy tư vật lộn sống sao từng ngày. Với điểm cao trào
(sic) là một hôm Thanh đã bỏ được người tình đầu, mơ màng ngồi nghe Mendelsson
(sic) trong một quán rượu nghèo nàn, nghĩ lại thuở thơ ngây với những ngọn đồi
xanh ở tỉnh nhà, gia đình cao sang thân yêu ấp ủ, bỗng nghe tiếng của Phu
Vuong, người tình cũ, người đã mở đường cho anh phải đảm nhận dục tính, dẫn đưa
anh vào cõi trụy lạc, Thanh tức khắc đứng lên đập Phu Vuong bể sọ!
Đọc Dương Thu
Hương, tôi nghĩ tới “luỡng chi phân trạng
bản thể của tác phẩm nghệ thuật” (la dichotomie ontologique de la création
artistique), chữ nghề và chữ nghiệp. Nghề có nghĩa trần gian là
nghệ sĩ sáng tác tài hoa nghệ nhân, sở trường điêu luyện, kỹ thuật hoàn chỉnh
căn cơ. Nghiệp ( với cái nghĩa trong từ nghiệp chướng hay nghiệp phận của
đạo Phật) là thi hứng theo Bùi Giáng, rung động lãng mạn hồn nhiên say đắm đam
mê, và cũng có thể là chuyện nung nấu trong tâm trí hay tiềm thức để phải bộc lộ
đột phá tự thông diễn giải chính mình cùng những khát khao uớc vọng tới một
chân trời xa xôi nào đó. Tôi phải nói không đoạn văn nào trong tác phẩm “Những
ngọn đồi dầu gió” làm tôi
nghĩ tới chữ nghiệp, như tôi đã từng nghĩ tới chữ nghiệp khi đọc những tác
phẩm để đời như :”Chiếc lư đồng mắt cua” của Nguyễn Tuân, “Sống mòn” của Nam Cao
hay “Những
ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
Tháng 4 năm 2014
Ngô Văn Tao
(*) Les collines d’Eucalyptus, Duong Thu Huong, roman traduit du
vietnamien par Phuong Dang Tran, 779 pages – 2014 Sabine.Wespieser editeur.
Prix: 29Euros
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ