Hiện Đại Sự (The modernity)
Lệ Hà (1933-2012) sơn dầu trên bố 80x100cm
HIỆN ĐẠI SỰ (The Modernity)
Hiện đại sự nói lên những sự kiện chúng ta đang sống trong “thế giới
hiện sinh này” nhìn lại quá khứ, cảm nhận “thế giới hiện sinh” mà ta đã có trước
với lý tính và trong đời sống vật chất của mỗi ngày “xa lạ và lạc hậu”. Nói vậy, chính là như Hegel nhận định, chúng ta
đã đưa ra một “khái niệm”(a concept)
về Hiện đại sự, mà mỗi người chúng
ta cũng sẽ có những quy định (predicates, vị từ), thường chỉ có thể là “hữu hạn, không phồ quát và tiềm ẩn mâu thuẫn”.
Qua
lịch sử Âu Châu, tương đối có thể nói, trong thời Phục Hưng (renaissance) người
ta đã sống Hiện Đại Sự trong mấy thế kỷ đối với thời Trung Cổ (Middle age) đã
qua, hay nữa trong thời Thế Kỷ cùa Ánh Sáng (centuries of lights, the
enlightment), người Pháp, người Anh, người Đức… đã sống những thế kỷ cuả Hiện Đại
Sự, trong tư tưởng có công trình đóng góp của Copernic, của Descarte, để nhìn lại
những tư tưởng, lý luận, học thức của thời Phục Hưng xa lạ và lạc hậu. Nhưng
làm sao ta có thể cảm nhận con người của Phục Hưng nghĩ thời Trung Cổ xa lạ và lac hậu thế nào. Nên tôi chỉ sẽ
bàn về Hiện Đại Sự là Hiện Đại Sự
trong thời từ 60 năm qua tới nay, mà thế giới cộng đồng chúng ta đang sống.
Với Hiện đại sự, ta sống những sự kiện biến chuyển đột phá (a crisis – Husserl), và hiện thành trong thế
giới hiện sinh tạo nên những tập quán mới, tư tưởng, thái độ ứng xử khác trong
cuộc sống hàng ngày. Những biến chuyển đến từ khi nào, tổng kết là những sự kiện
gì, dĩ nhiên là tùy theo sự cảm nhận không phổ quát của mỗi người. Adorno và những
triết gia do thái của “Francfurt school” (viện triết của đại học Francfurt-Đức
quốc) thì chiến tranh thế giới thứ hai, cùng sự tàn bạo phát sit Hitler-ian hãm
hại người do thái ( Sau Auschwitz, thi ca của nhân loại rồi đây phải biến dạng!!!
–Adorno), đóng góp vào Hiện Đại Sự. Còn tôi thì nghĩ chiến tranh, tội ác,
cách mạng dù có thể thay đổi cuộc đời cho một phần không nhỏ của nhân loại,
không thuộc về Hiện Đại Sự. Hiện Đại Sự,
mà thế giới cộng đồng sống, theo tôi cảm nhận, phải là những sự kiện có đặc tính bản thể trong đời sống nội tâm và vật
chất của nhân loại (a concept with ontological feature in actual human
society and human living).
Một
nhận thức phổ quát về Hiện Đại Sự, chính là gồm có sự đột phá của khoa học-kỹ
thuật (the techno-science) từ những năm 1960 đến nay. Tuy nhiên thường người ta
chỉ nghĩ tới thành tựu khống chế của
khoa học-kỹ thuật, nhưng không cảm nhận chính đấy thuộc về bản thể hiện sinh của
con người (bản thể lý tính gồm ba cột
trụ: khoa học, triết lý và nghệ thuật) (the
ontological human spirit with science, philosophy and art). Con người từ
khi hiện thành với lý tính, đã khao khát tìm hiểu thiên nhiên và vũ trụ, đã biết
trao đổi thông tin bằng tiếng trống hoặc dấu hiệu qua ánh lửa hay bóng khói;
nên thành tựu của khoa học-kỹ thuật qua những hỏa tiễn đi thăm dò vũ trụ, cùng
trong viễn thông điện tử truyền hình và ngôn ngữ tín hiệu chính là đã đáp lại ước
vọng bản thể của nhân loại. Những thanh thiếu niên từ cuối thế kỷ thứ 20, họ
hoàn toàn hồn nhiên sống với điện thoại thông minh, với internet cùng sự trao đổi
thông tin bằng tweet, bằng facebook”, với những truyền hình tin tức
và với máy tính điện tử để tìm hiểu, sáng tác và thiết lập, thanh thiếu niên
không thể tưởng tượng người ta có thế sống sao trước những năm 1950, khi không
có những khả năng điện tử mà chúng ta có bây giờ.
Hơn
nữa, rất nhiều người nghĩ rằng sự đột phá của khoa học-kỹ thuật là Hiện Đại Sự! Thật vậy, khoa học-kỹ thuật đưa đến đô thị hóa thành lập một thành phố của
hàng chục vạn người với những khối nhà trọc trời, xây cái cầu quốc lộ băng qua
sông Mêkông rộng lớn mà chỉ cần vài ba năm, cùng lúc mang đến cho nhân loại bao
nhiêu vật dụng tiện nghi cho cuộc sống mỗi ngày, với viễn tượng rất gần là sẽ có
những “robot” để hầu hạ người, hay có thể hơn nữa những phiên bản sinh vật vô tri nhưng đủ hiểu biết để làm “nô
lệ”. Rồi còn bao nhiêu thành tựu vô cùng khác, mà chúng ta đều thấy, theo “duy
vật chủ nghĩa” (materialiste) đã làm cho
con người phải khác đi trong tiềm thức, trong tư tưởng với con người của đầu thế
kỷ thứ hai mươi.
Tuy
nhiên ở khía cạch này, Hiện Đại Sự còn
gồm có những đột phá khác “ẩn chìm”
thuộc về bản thể lý tính của con người, trong xã hội triết lý nhân sinh. Một đột
phá có tầm triết lý, chính là sự giải phóng của tất cả những thuộc địa của chủ
nghiã thực dân Âu Mỹ, cùng sự triệt bỏ mọi hệ thức “bài thị chủng tộc” (ở Mỹ quốc
cho người da đen Mỹ mọi quyền bình đẳng như người da trắng trên tất cả các tiểu
bang, và tại quốc gia Nam Phi nhờ sự tranh đấu của người hùng Mandela). Đặc điểm
nữa về nhân sinh xã hội là chính trị kinh tế với tư bản quốc tế thành lập những
đa quốc công ty (The multinationals),
toàn thế giới không còn phân cách mà trở nên toàn khối là một thị trường và công
trường sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên và bản năng của con người,. Một
nền chính trị kinh tế mang theo sự phá sản của chủ nghĩa Marxit, hay đúng hơn với
kinh tế thị trường thế giới, con người với triết lý cảm nhận sự hạn hẹp lỗi thời
của mọi chủ nghĩa, có lẽ cả mọi tôn giáo và những giáo điều cổ hủ cực đoan tiềm
ẩn sự phân chia xã hội, ngăn chặn sự “giải thoát nhu cầu vật chất” (the
materialist liberation) trong đời sống của nhân loại.
Hiện
Đại Sự làm con người biến chuyển ngay trong tiềm thức và tư tưởng, giải
thoàt nhu cầu vật chất cho nhân loại. Thật vậy chăng? Chính là đến lúc chúng ta phải suy tư tự hỏi
với Hiện Đại Sự thiên hạ sẽ đi về đâu, con người có tìm sâu thêm ra không ý
nghĩa của “thể tại nhân sinh với lý tính”.
Hiện Đại Sự là cơn sóng vô cùng rộng lớn lôi cuốn toàn thế giới, toàn nhân loại
biến chuyển và thức tỉnh từ “quá khứ xa lạ
và lạc hậu”. Nên trả lời câu hỏi ngay trên một cách tổng quát toàn diện,
nhân sinh xã hội học giả chắc phải để hết tâm lực khảo xát và thống kê, vì Hiện
Đại Sự thể hiện trong “thế giới hiện
sinh” của từng người. Trong bài tiểu luận nhỏ này, tôi sẽ nhìn sự kiện qua xã hội Việt Nam, mà tôi nghĩ
biết đến. Nước Việt nam là “nuớc chỉ vừa
tăng tiến” (an emergent nation), điển hình cho đến hơn nửa nhân loại, vừa
thoát khỏi sự lạc hậu của thuộc địa, của một xã hội chậm tiến trong nền văn
minh khao học và kỹ thuật. Hơn nữa Việt Nam, sau bao nhiêu năm chiến tranh chống
thực dân, chống đế quốc, và cách mạng xã hội chủ nghĩa, chỉ vừa thoát sự trói
buộc cổ hủ giáo điều ý thức hệ và sự cô lập trong chính trị hoàn cầu, mở cửa tiếp
nhận giao lưu chính trị và kinh tế hoàn cầu độ 30 năm nay, mà tức khắc cả xã hội
quốc gia đã chìm đắm vào Hiện Đại Sự.
Sự
đột phá của Hiện Đại Sự ở Việt Nam một cách điển hình thật là bất tất sâu và rộng.
Từ một quốc gia ý thức hệ cổ hủ, nghèo nàn, vô thương ngăn sông cấm chợ của thời
bao cấp, từ một quốc gia mà kinh đô Hà Nội chưa tới triệu người nhưng nheo
nhóc, thiếu nước thiếu điện, gia đình trung lưu túm bốn tụm năm người phải ở trong
môt căn phòng đổ nát 20 thước vuông, người dân có một chiếc xe đạp, một đôi dép
mới là một niềm hanh phúc! Chỉ chưa đầy 30 năm, gia nhập hiệp thương hoàn cầu,
mở cửa chìm đắm trong Hiện Đại Sự, kinh đô Hà Nội trở thành đô thị của hàng triệu
người, những khu phố rộng với những tòa siêu ốc trọc trời, xa lộ mắc cửi với những
xe gắn máy, những ô-tô thời thượng, những siêu thị tràn đầy vật liệu plastic, điện tử tiện nghi…Một sự giàu
sang (hời hợt, phô trương hào nhoáng) bất tất chợt đến, những đa quốc công ty (the multinationals) đã xâm
nhập với khoa học-kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên, mỏ dầu mỏ than, bản
năng lao động cần cù của người dân trên nông trường, trong xưởng máy.
Khắp
nơi là những công trường xây dựng đô thị hóa, những xưởng máy mới, người ta lũ
lượt ra tỉnh làm công nhân. Dù sao sự phát triển đó quá ư bất tất, khi hạ tầng
kiến trúc cơ sở về xã hội, về kiến thức dân sinh hoàn toàn chưa thoát ly được
quá khứ lạc hậu. Theo đây một dật sự
(chuyện vặt=anecdote), một xóm người
thượng ở bên khe suối; có công trình xây
đập thủy điện ở đấy, đất đai cả xóm bị trưng thu, họ được đền bù tiền bạc
để tái định cư nơi khác. Ở khu đất mới, cả xóm xây lại nhà gỗ mái lá, nhưng thừa
tiền bạc, họ rủ nhau mua ô-tô, tuy có thể không một ai có bằng lái. Một câu chuyện
ngụ ngôn nói ra xã hội việt nam, người dân thích ứng sao với cuộc sống Hiện Đại
Sự.
Khoa
học-kỹ thuật đột phá khai thác tài nguyên của đất nước, mang lại sự giàu sang,
tiện nghi nhất định. Người dân hết đói hết rách, còn có thêm điều kiện và nhu cầu
để hưởng thụ những sản phẩm mà thị trường vụ lợi tung ra lôi kéo. Nhưng đất nuớc
còn chưa có cơ sở thích ứng những biến chuyển đó, không tránh được những bất
công trong sự chờ đợi của từng người. Có một giai cấp công nhân phần lớn không
có bảo hiểm ý tế và xã hội trước nạn rình rập 20% thất nghiệp, như tất cả phụ
thuộc vào thị trường quốc tế Âu Mỹ. Có một tầng lớp đại gia mới giàu, gồm những hỏa đầu, cán bộ cao cấp cùng thân nhân
bè đảng thống trị.
Như
hầu hết các nước chậm tiến, giai cấp công nhân thì thật là quần chúng nông dân
di cư, làm việc theo khóa, không nghiệp đoàn, thoát nghèo đói đấy nhưng bất định
và bất an. Tầng lớp đại gia mới giàu
thì giàu cho những đại tiệc thô kệch, cho văn nghệ của những chuyện tiếu lâm, của
những ca sĩ mỹ miều thời thượng giúp vui cho bữa tiệc. Ở Việt Nam còn có vấn đề
là đảng xã hội chủ nghĩa cầm quyền không thích ứng với sự biến chuyển của thời
đại, xa vời đám quần chúng lao động, di cư “không
hộ khẩu”, độ nhật cho miếng ăn manh áo. Chủ nghĩa Marxit-Leninit phá sản, nhưng ở Việt
Nam vẫn duy trì như chánh giáo, thắt chặt tuyên huấn ý thức hệ, mệnh danh độc
tài của giai cấp công nhân(??) không
cho người dân tự do nói lên nhận thức, mong muốn trong đời sống xã hội. Tất cả
như vậy tiềm ẩn một sự khủng khoảng xã hội, tất nhiên phải tiến tới một sự đổi thay cách mạng để rồi có một thể chế xã hội nhân đạo chân chính hợp
lý với tự do chủ nghĩa của môi trường kinh tế trong Hiện Đại Sự.
.
Khoa học-kỹ thuật trong Hiện Đại Sự
biến chuyển, thay đổi môi trường xã hội và thiên nhiên, con người bắt buộc phải
tự hỏi về thế giới hiện sinh của chính mình. Một thế giới luôn luôn biến hình đổi
cảnh, phố xưa ta đã từng qua thời thơ ấu không còn nữa, quê nhà đã trở thành đô
thị rộn ràng, núi rừng bị tàn phá, suối thác là công trường thủy điện, tất cả
chỉ trong vòng mươi năm. Thị trường bỗng tràn đầy vật dụng để ta hưởng thụ và
cũng để ta không biết làm sao đây đáp ứng kịp nhu cầu bội thu bội dụng, bất tất
lôi kéo bởi thị sản vụ lợi. Rồi tin tức đến từ mọi nơi từng giờ, hỏa tiễn bắn
lên thăm dò vũ trụ, vệ tinh nhân tạo với con mắt quan sát cử chỉ của mỗi người.
Đâu đó như có một quan thày vô cùng
thông thái khoa học, tài giỏi kỹ thuật, có sức mạnh vô song với khí giới tàn bạo
thông minh quyết định sự sống còn của cả một dân tộc. Quần chúng chỉ có thể âm
thầm tự hỏi, thụ đông bất lực như mất rễ, quá khứ xa lạ và lạc hậu còn lại trong ký ức của đói rách, thiếu thốn tiện nghi và tù hãm vùng sâu vùng xa.
Tuy nhiên Hiện Đại Sự có những mặt trái hiển nhiên. Quá ư khai thác và đô
thị hoá thiên nhiên, nên tàn phá mội trường sống của loài người. Những tưởng rằng
xã hội Âu Mỹ là lý tưởng của nền kinh tế tư bản đa quốc trong Hiện Đại Sự,
nhưng rồn rập tin tức vẫn đấy nạn thất nghiệp, nạn người nghèo người khổ khi
chính trị xã hội kinh tế nhà nước trên đường phá sản. Với Hiện Đại Sự, không
còn thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, không còn kỳ thị chủng tộc (no more
apartheid!), nhưng làm sao xoá bỏ được sự phân cách giữa nước giàu và nước nghèo.
Hơn nữa lại nảy ra cái ung thư của chiến tranh tàn bạo thống trị, sự thiết lập
nhà nước Do Thái (Israel) với “apartheid” trên sự lưu đầy mất nước của người
dân Ả Rập Palestine. Từ chính sự này, cộng với sự duy trì bằng mọi cách quyền
bá chủ khai thác mỏ dầu ở Trung Đông, những cường quốc Âu Mỹ lộ ra hiện thân của
quan thày với khí giới thông minh tàn bạo
tân tiến. Nên không ngạc nhiên trên thế giới có sự phản kháng của những kẻ
bất lực tự thấy mình mất nhân bản trước sức mạnh như phi nhân đó. Theo ý tôi,
đó là lý do của chủ nghĩa khủng bố đang đe doạ Âu Mỹ. Cùng lúc đó lại càng cảm
nhận thêm mặt trái của Hiện Đại Sự, nên ta cũng thấy phong trào tương đối lan rộng
thế giới là sự trở về với Hồi Giáo cực đoan, Do Thái giáo cực đoan,…, dù chính
trong Hiện Đại Sự nhân loại hầu như phủ nhận mọi chủ nghĩa, cùng những lý thuyết
tôn giáo.
Tất cả cũng là mầm mống của những cuộc chiến ở Trung Đông hiện tại và ở
Afghanistan (Nam Á Châu), bắt nguồn từ sự khẳng định cường quyền bá chủ của Đế
Quốc tư bản thế giới Mỹ. Quần chúng Việt Nam tự liệu không liên quan gì với tao
loạn ấy của thế giới. Tuy nhiên, dù chính thể Xã Hội Chủ Nghĩa độc tài luôn
luôn ru ngủ người dân Việt Nam lo vui hưởng thụ điều kiện vật chất bội thu bội
dụng của Hiện Đại Sự bằng những lễ hội thể thao, ca nhạc, đình chùa bình dân
tuý, hơn nữa bằng mọi cách kiểm duyệt giao lưu tư tưởng ngoài vòng chánh giáo
Xã Hội Chủ Nghĩa Marxit-Leninit, ngoài vòng đạo
đức cách mạng áp đặt mấy chục năm rồi trong sự thô thiển mờ ám, người dân
Việt Nam thụ động đến đâu vẫn gián tiếp nhận tin tức hằng ngày thời sự thế giới,
trào lưu tư tưởng hiện đại của nhân loại. Họ không nói lên nhưng sâu trong lý
thức nghe ra tiếng nói của văn nghệ, triết gia hoàn cầu khước từ suy tôn mọi
chánh giáo chủ nghĩa, mặc dù những lễ hội vụ lợi bình dân tuý, những nhu cầu bội
thu bội dụng chìm đắm nhân loại, khẳng định từng người phải tìm lại bản thể hiện sinh của chính minh, một con vật kiêu hùng cô đơn ý thức phận làm
người.
Sự thật, phận làm người là cô đơn, mất mát, đau khổ, “một hôm thức dậy-ngồi ôm tóc dài- chập chờn lau trắng trong tay”. Làm
người, là khát vọng tình yêu, cao sang hơn thể xác, mong manh bản thể ngoài
vòng khoa học và triết lý. Hơn nữa
cũng là luôn luôn hoài vọng siêu thoát, cái siêu thoát “siêu hình học”(metaphysical transcendental aspiration) hàm chứa
trong cách ngôn (aphorisme) của Nietzsche: “Chúng
ta có nghệ thuật để khỏi chết chìm trong sư thật.” Chết chìm nếu cố chạy
theo y khoa hiện đại cho mãi mãi trường thọ, cho giữ mãi da thịt của tuổi trẻ.
Chết chìm vì rồi cũng phải mất mát, đau khổ vì đời sống sẽ thiết thực, môi trường
tan vỡ với ảo tưởng Hiện Đại Sự làm chủ cả thiên nhiên. Chết chìm vì đã cả đời
lôi cuốn trong con sóng khoa học-kỹ thuật để trong giây phút cuối cùng chỉ còn
thấy trong nội tâm một sự không cùng trống rỗng.
Đến đây tôi nghĩ, tầng lớp trí thức Việt nam, những bác học và triết gia, cùng
văn nghệ sĩ phải đảm nhận sứ mạng tìm lại cho xã hội “minh triết” để tự khẳng định trong Hiện Đại Sự. “Minh triết trà thất”! Minh triết biết
giữ mình không mất lý trí chìm đắm trong thị trường bình dân túy, thô thiển dành
nhau nói dành nhau ca (facebook-twiter) của Hiện Đại Sự, rồi rằn vặt tự hỏi có
bao nhiêu người đồng ý với ta hay ta có biết theo kịp “thời thượng” trong tư tưởng và nhu cầu vật chất. Minh triết tìm về
chính mình, tĩnh lặng trong một trà thất sẵn sàng tiếp đón ai đến để cùng suy
tư, cùng chia sẻ một thế giới quan trầm ngâm thoát ly những bước đi chân vịt, những khẩu hiệu đạo đức
vun xén lỗi thời của tư tưởng cách mạng
xã hội chủ nghĩa về chiều. Có một trà thất là nhắc nhở đến Trà Đạo, dù trong Hiện Đại Sự, quá khứ có thể lạc hậu và xa lạ, nhưng trong sự hiện thành của nhân
loại vẫn có một cái gì vượt thời gian, như tinh thần Khổng Lão mà người Việt
Nam vẫn có, sự tự trọng, trung dung không yếm thế, lòng nhân và siêu thoát những
khắc khoải dục vọng. Cốt yếu nữa là sống
động với Nghệ Thuật, bản thể lý tính của con người. Không như Khoa Học thay đổi từng giờ với tiến triển của
kỹ thuật, không như Triết Lý nặng những lý thuyết, chủ nghĩa tiềm ẩn mâu thuẫn
để rồi phá sản trong sự hiện thành, Nghệ Thuật là tĩnh lặng an nhiên với lý thức hầu như bất biến.
Xã hội Việt
Nam hiện đại, để vượt qua mọi chánh giáo, ý đồ lệch lạc như “hiện thực lạc quan xã hội chủ nghĩa”, và
với minh triết tự khẳng định như không mất rễ, công việc hiển nhiên giản dị nhất
là tìm lại và hãy sống động với gia tài văn nghệ vượt thời gian mà chúng ta sẵn
có, gia tài để lại trong hành trình siêu thoát (nghệ thuật như Nietzsche nghĩ)
bởi những nhà thơ như Phạm Thái, Nguyễn Du hay gần ngay đây như Bùi Giáng, Trịnh
Công Sơn…Hơn bao giờ hết, chúng ta nên biết vẫn còn đấy cả một nền
Hội Họa vô cùng phong phú,
trong sự không lời với ý mặc nhiên âm thầm ẩn dụ, tìm đến những đại họa gia như
Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm… hay cả những họa sĩ việt kiều đã
hiện thành ngoài xứ sở như Lê Phổ, Lệ Hà…..Một công việc mà trí thức Việt Nam
phải xung phong truyền bá đảm nhận.
Minh triết trà thất có thể bắt nguồn từ thuyết tự tôn (egotism). Nhưng chính tự
tôn là không mù quáng sa đà theo thời thượng
bội thu bội dụng bình dân túy, cái mặt trái của Hiện Đại Sự với bộ máy tinh
xảo tuyên truyền áp đảo, Tự tôn cũng là tự trọng, mà tự trọng là cũng biết tìm
sống trong một xã hội ai ai cũng biết sống hòa đồng theo một trật tự hợp với
nguyện vọng lý tính của mọi người. Minh triết trà thất là sống theo bản năng
nghệ thuật của con người, luôn luôn ôn hòa, bảo tồn mỹ thức; tất cả tự nhiên
bao hàm hai hệ thức xã hội sau đây, không phá rối sự tĩnh lặng của cuộc sống
xung quanh, cẩn trọng vứt bỏ những đồ phế thải của chính minh để không ô nhiễm
và tàn phá môi trường xã hội. Minh triết trà thất nghĩ cho cùng là cơ sở tất yếu
để tất cả chúng ta tìm đến một xã hội nhân sinh tân tiến lý tưởng, một xã hội chính
phải là cứu cánh trong cái nghĩa sâu xa của Hiện Đại Sự mà thế giới đang sống.
Tháng 7 năm 2013
Ngô Văn Tao
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ