Basho
Một trang trong “ Hán Tự Hài Cú- Ngô Văn Tao 1994” với thơ và bút tích của Trịnh Công Sơn
BASHÔ
There was a time when a road was but a winding path on hill slopes, a mud dike across a rice field, faltering footprints left by pilgrims in the woods.
There was a time when a sail boat bobbing in the swell of the sea would bring man closer to life’s mysteries and into communion with the earth.
The weary traveller -to continue his voyage- longed for the hospitality of a frugal dinner. Long after he departed, the silent nights were still ringing with the host’s voice.
Bashô -the poet (1644-1694) of Japan- wrote the diary “Oku no hoso michi” of one of his journeys ( the journey through Oku mountainous land during the summer and autumn of 1689 ). He took us back to the time when the poet, drifting through the meanders of poetry, journeyed with as only luggage some classic chinese poems (of the 7th to 11th century), and perhaps in his heart a Buddha sutra or some thoughts of Zen apostles. It was the beginning of modern era. His vision of the world chiseled itself in sobriety of words, of images and even of silence between half-expressed ideas. He wrote in his diary 50 Haikus. Yet master of Haiku (poem of 17 syllables), Bashô has shaped the thinking of his people, the japanese people who are in the forefront of modern technology and today’s scientific developments.
Bashô in some sense realised the idealism and the aesthetic of Japan, the part far away from common reality-pragmatism. In fact what is reality? “It is but a banquet -a whirlwind that swept all guests off into ectasy; actuality, the knowledge, as soon as it was singled out, had already vanished into mystery, and science, the knowledge, was only the reflected image of transparent, motionless but apparent repose” (Hegel). The poetry of Bashô gave us a vision, human totality for the duration of a flash….
1998
Áo địa trung tế đạo (Oku no hoso michi)
Bashô
Không có đại lộ chỉ có đường mòn và lối cỏ. Mặt biển mênh mông mong manh chiếc bách. Nhỏ nhoi trong vũ trụ, con người cảm nhận cái huyền diệu của cuộc đời.
Người lữ khách thập phương độ đường…Bữa cơm chiều bỗng có khách. Người lữ khách lại ra đi, người ở lại chập chờn cơn tỉnh cơn mê giữa cái lặng lẽ của đêm dài.
Tôi nghĩ tới cái thời xa xôi đó! Mùa hạ và mùa thu 1689, thi sĩ Bashô (1644-1694) đi hành hương theo vết chân của các thi nhân tiền bối. Chân mang giầy cỏ, đầu đội nón lá. Hành trang là mấy bài thơ của Lý Bạch, mấy câu thơ của Đỗ Phủ…Trong tâm niệm Kinh Phật, thiền ý của Đạo. Ghi nhớ cho cuộc lữ hành là những trang nhật ký: Áo dịa trung tế đạo (Oku no hoso michi), tác phẩm nổi danh của Bashô. Lời văn không tự tình và siêu thoát nói đến những thắng cảnh, những gặp gỡ, những chuyện giản dị bình thường. Trong có 50 bài Hài Cú, thể thơ của người Nhật chỉ có ba hàng câu: 5-7-5 âm. Cả một vũ trụ thi ca trong một vài chữ, một hình ảnh “Thiên, Nhân, Thời” – trong khoảng trống nằm giữa hai hàng chữ là cảm thức trữ tình thầm lặng. Chỉ như thế thôi với hàng trăm Hài Cú, Bashô đã có ảnh hương sâu rộng đến tư tưởng của người Nhật, một dân tộc tiền phong trong văn minh khoa học kỹ thuật của thế giới hiện đại.
Thi ca của Bashô phản ảnh cái khía cạnh bất thực tiễn tiềm tàng trong văn học đất Phù Tang: duy Tâm và duy Mỹ. Nói cho cùng hết đối với chúng ta tất cả : thế nào là thiết thực? Thế nào là thực tiễn? Xin trả lời bằng hai câu trong “Cung Oán Ngâm Khúc” và phỏng theo ý của Hegel :
Thực tế chỉ là cái cảnh:
“Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh những người đi đêm”
Cái gì vùa bùng lóe đã vội tắt. Điều ta biết đấy là mặt phẳng -thanh tĩnh bất động- vực xoáy của dòng sông.
Trong thơ văn của Bashô, tôi đã nhận thấy cái nhìn triết lý này, rất gần gũi với Phật, với Thiền. Một nhân sinh quan chỉnh thể thấu triệt trong khoảnh khắc.
2009
Hán Tự Hài Cú*
Cũng là thể thơ ba hàng câu: 5-7-5 âm chữ. Thể thơ Hán Việt ( ngôn từ Trung văn-Đường thi). Nó không cực giản trường phái như Hài Cú tiếng Nhật (một ngôn ngữ đa âm). Tuy nhiên rất gần gũi với thi ý của người Nhật, vì dù sao những thi nhân người Nhật làm thơ Hài Cú, như Bashô, thường chìm đắm trong Đường Thi : chính cái tên Bashô ( cây chuối ) thi nhân chọn theo truyền thuyết là muốn nhắc nhở đến Lý Bạch (cây mận).
Đặc biệt những bài thơ dịch Hài Cú tiếng Nhật ra tiếng Âu Mỹ hay tiếng Việt nam, muốn giữ cực giản tính của Hài Cú trong ý và ngôn từ, theo tôi đều bị rơi vào trạng thái gò bó, phản bội cái phong cách tự nhiên của ngôn ngữ mình và như thế đồng thời phản bội cái tính hồn nhiên tất yếu của thi ca.
Dưới đây tôi đưa ra hai bài Hài Cú của Bashô trong “Oku No Hoso Michi” ra thành Hán Tự Hài Cú kèm theo bài dịch thành thơ Việt Nam của “Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng” *.
1) Kusa no tomo
Sumi kawaru yozo
Hina no ie
Cánh cửa bằng lá. Người ở, người thế rồi lại đi. Ngôi nhà của người nộm
Hán tự hài cú:
村 深 野 草 庵
一 時 居 住 別 時 替
風 運 芻 人 影
Thôn thâm dã thảo am
Nhất thời cư trú biệt thời thế
Phong vận sô nhân ảnh
Am cỏ nhà quê trong thôn xóm. Một thời để ở, một thời cho kẻ khác. Những người rơm trong gió thổi
Thơ phỏng dịch của Trịnh Công Sơn
Ở cuối thôn đoài túp lều cỏ
Tạm ở rồi đi ai đến đây
Hóa ra tất cả trong trần thế
Là bóng hình rơm ở cõi này
2) Shizukesa ya
Iwa ni shimiiru
Semi no koe
Tĩnh lặng hề. Xé qua hỏm đá. Tiếng kêu của ve sầu.
Hán tự hài cú:
浄 兮 不 動 兮
山 石 安 然 不 起 滅
無 始 列 蟬 聲
Tịnh hề! Bất động hề
Sơn thạch an nhiên bất khởi diệt
Vô thủy liệt thiền thanh
Tĩnh lặng hề! Không động hề. Đá núi an nhiên không suy thoái. Tiếng ve kêu từ vô cùng đến xé toang.
Thơ phỏng dịch của Bùi Giáng:
Tịnh hề! Bất động hề
Núi non đá cứ lầm lỳ an nhiên
Từ vô thủy tiếng ve kêu
Tới vô chung cứ rè rè liệt thanh
• Hán Tự Hài Cú - Ngô Văn Tao quyển I nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM 1994
quyển II nhà xuất bản Văn Học Việt Nam 2001
với gần trăm bài thơ phỏng dịch của mỗi người: Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ