Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

L.Wittgenstein

QuếAnh acrylic in canvas 40x50cm 12-2011

Ludwig Wittgenstein (1889-1951)

Quelques commentaires sur la philosophie de L.Wittgenstein (Abstract)

L.Wittgenstein (1889-1951), était-il un philosophe d’envergure du 20ème siècle? Etait-il un personnage de fable ou de parabole?

Issu d’une famille juive de Vienne, une des familles les plus riches de l’Europe au début du siècle, son père étant génereux mécène des artistes et des écrivain-philosophes de Vienne (le fameux cercle de Vienne à la fin du 19ème siècle et au début du 20ème), L.Wittgenstein tout jeune avait déjà en 1911 une lettre d’introduction du célèbre philosophe-logicien Frege, pour être admis à la fameuse Université de Cambridge et accepté dans le cercle d’études en philosophie de B.Russell et de G.Moore, les grands maîtres- les Don de l’université. A peine introduit dans le logicisme de Russell (logicisme basé en partie sur le système logique de l’arithmétique), L.Wittgenstein a eu cette remarque restée célèbre: “Tout enfant de 4-5 ans connait l’arithmétique autant que B.Russell!”. Que B.Russell en fût impressionné et que bien après, à la lecture des premières lignes du mémoire Logik (1913) de Wittgenstein, Russell l’ait appréciée déjà comme une oeuvre de philosophie, L.Wittgenstein était couronné d’une auréole de personnage de fable…

Il est connu que L.Wittgenstein, en tant qu’enfant, a eu des signes d’autisme, de pschizophrénie, et que plus tard dans la vie, il a eu des problèmes d’homosexualité refoulée (étant donnés les interdits de l’époque). Ce qui explique sans doute que ses écrits philosophiques sont constitués essentiellement de maximes et de propositions saisissantes et percutantes. Du fait même que sa dernière parole avant de mourir ait été que :”J’ai eu une vie heureuse!”, il est clair que L.Wittgenstein était toute sa vie confronté à des troubles et l’angoisse existentiels. Mais ce qui fait de L.Wittgenstein un philosophe, c’est d’avoir confondu ses problèmes existentiels personnels avec ceux de son époque, où par la faillite du logicisme et le vide laissé par les vaines grandes théories sociales et métaphysiques, l’esprit du temps est l’égarement impuissant devant l’emprise inhumaine de la science et de la technologie et on cherche à sortir du nihilisme latent de l'utilitarisme sociétal et de capitalisme s'adonnant au culte éhonté du profit matériel basé sur une production sans mesure et une consommation insatiable.

L.Wittgenstein est un des guru de l’esprit de son époque. L’être humain étant plongé corps et âme dans son monde d’existence (die Lebenswelt), il serait absurde de prétendre d’en sortir pour avoir une vision globale de l’existence humaine ( par les vaines tentatives de logicisme et de la métaphysique en philosophie); il est à réaliser que pour avoir un sens quelconque d’Être (any meaning of Being), l’être humain ne peut que réflechir et interpréter dans la mesure du possible les phénomènes advenus au cours de son devenir, phénomènes dans toutes leurs singularités aléatoires. La phénoménologie existentielle de Husserl (1859-1938) et de Heidegger (1889-1976), plus ou moins contemporains de Wittgenstein, est dans la culture du temps. De fait sans le dire, Wittgenstein en fait le fondement de sa philosophie, les pensées pour sortir de ses problèmes propres comme de ceux de son époque. “Le lieu auquel nous cherchons à accéder, est le lieu où nous sommes”(L.Witt.); pour L.Wittgenstein, la phénoménologie existentielle peut être trouvée précisement déjà dans l’analyse réfléchie de notre langage, même notre langage de tous les jours avec les mots pris dans le sens aléatoire, révélé par leur emploi dans nos propositions formulées tout en réflétant le constant devenir de notre existence.

Pour L.Wittgenstein, les problèmes existentiels sont réflétés dans le langage de tous les jours; L.Wittgenstein amenait ainsi la phénoménologie existentielle à la portée de tout Être pensant: “Peut-être ce livre, ne sera-t-il compris que par qui aura déjà lui-même les pensées qui s’y trouvent ou du moins des pensées semblables” (Avant-propos de son Tractatus). En vérité, que je cherche à comprendre L.Wittgenstein, je penserais à la dialectique de Hegel avec les concepts et les contradictions dans leurs différents prédicats ( pour L.Wittgenstein avec son idée de négations, c’était à propos du sens des mots utilisés dans les propositions, sens que nous devrons aussi savoir renier ultérieurement). Que le langage soit le lieu de représentation, le théâtre de notre existence, ce me rappellerait les pensées de Hölderlin-Heidegger (sur notre séjour dans le langage). Tout cela explique sans doute la popularité de L.Wittgenstein, que bien de gens ont pris dans un culte de guru. De plus, trouver de la phénoménologie existentielle dans le langage, ce serait un acte d’affirrmation de la liberté d’Être humain; par le langage en effet, nous formulons aussi librement que possible nos désirs et nos aspirations….L.Wittgenstein était guru de la liberté humaine.

Il y a pourtant un point qui m’empêche d’adhérir complètement à la pensée de L.Wittgenstein. Il est certainement vrai que nous devons aborder la phénoménologie existentielle avec science (“Il faut se taire quand on n’en sait rien”-L.W., cette maxime voulant dire que nous devrons savoir reconnaître élémentairement les erreurs de jugement) et avec philosophie (car seulement par la réflexion spéculative, on pourra dégager ce qu’il y a d’important dans la multiplicité des sensations et des perceptions). Mais l’art, avec tout ce qu’il y a de transcendant dans ce concept, est aussi le moyen sine qua non, que nous devons maintenir pour donner un sens aux mots, un sens d’être à notre propre existence avec de brusques détours dans l’attirance de la beauté, de l’harmonie ou de l’amour. La sécheresse de la pensée de L.Wittgentsein l’a empêché de chercher à comprendre Hölderlin, avoir une réflexion artistique dans sa phénoménologie existentielle. Il manque dans ses maximes et propositiions le scintillement du concept d'art que l'onn trouve dans Heidegger, quand il y a de l’Art dans S.Beckett, dans A.Warhol, qui étaient quoique dans un autre sens, effectivement deux autres guru de notre époque.

Ngụ ngôn đứa bé và nhà vua cởi truồng

Andy Warhol vẽ chai nước Coca Cola, sơn dầu trên bố trắng ~100cmx150cm, vừa bán ra trên thị trường 35 triệu dollars. Với xã hội hiện tại của thị trường lợi nhuận, ta phải nghĩ tới đấy là giá công sức của 10.000 người thợ Việt Nam tay nghề làm việc trong một năm, mỗi tuần 40-45 tiếng…Ta phải nghĩ tới giá trên thị trường bức tranh của Bùi Xuân Phái, đại danh họa sĩ của dân tộc việt Nam, không bán được tới 50.000 dollars. Nói vậy để biết rằng chúng ta đang hội nhập thế giới thị trường mà vấn đề đặt ra không còn là chuyện nghệ thuật, chuyện giá trị nhân sinh xã hội, mà là chuyện thời thượng. Thời của con người sống trong thế giới robotic (the robotic lebenwelt). Đại phú gia mua bức tranh Andy Warhol, treo trên bức tường trơn của đại sảnh, chứng tỏ cho mình và cho kẻ khác là chính mình vô tư an nhiên tự tại trong thế giới đó: “Làm ra tiền là nghệ thuật…Kinh doanh nhiều lợi nhuận là nghệ thuật cao siêu nhất” (Making money is art..good business is the best art- Andy Warhol dixit), “Tôi mê Los Angelos, tôi mê Hollywood. Thật là quá đẹp. Mọi sự là plastic, chính tôi chỉ muốn là plastic” (I love Los Angelos.I love Hollywood. They are so beautiful. Everything’s plastic. I want to be plastic- Andy Warhol dixit). Nghệ thuật của Andy Warhol, “ông vua của Pop Art”, là nghệ thuật hay không là nghệ thuật? Đó là câu hỏi rồi đây xã hội sẽ trả lời. Nhưng điều chắc chắn, và đây là giá trị không lường của nó, chính là Andy Warhol đã nắm được “bản chất vô song trên của thời tính (the zeitgeist)” văn học Mỹ quốc vào những năm 1970 mà có lẽ còn là của thế giới vào thế kỷ thứ 21 (văn nghệ hậu hiện đại ở Việt Nam hiện tại; giá tiền hàng chục triệu dollars là giá trị thời nay của một bức tranh Andy Warhol).

· Thêm một điều tôi muốn nói về tranh Andy Warhol, chính là sự hiển hiện sắc bén của những vật thể: hộp súp Campbell, chai Coca-Cola, chân dung Marilyn Monroe…, đơn thuần nổi nét như nổi 3G lên trước đôi mắt của người say cần sa, LSD hay thuốc phiện…Đại phú gia nhìn lên bức tranh đó ở giữa đại sảnh không người cũng có thể là gián tiếp tìm lại cái giác thức đó, mà nay xã hội và sự duy trì bản thân không cho phép.

(xem thêm: http//:ngovantao.blogspot.com/ 09-12-2010)

L.Wittgenstein

Có những hiện tượng trong pop art, trong văn nghệ hậu hiện đại đưa chúng ta suy tư về nghệ thuật, về thời tính của xã hội, sự vô tư phủ nhận mọi lý thuyết trong xã hội bội thu bội dụng, thực tiễn tiện nghi, thị trường lợi nhuận và robotic, tôi nghĩ ngay trong trào lưu triết học của thế kỷ thứ 20 khách quan ra cũng có những hiện tượng thời thượng, cái mà tôi nghĩ nằm trong ngụ ngôn của chuyện: “đứa bé dám nói giữa quần thần rằng nhà vua không có quần không có áo!” Có lẽ thật bạo ngôn để đưa ra một hiện tượng điển hình, mà tôi nghĩ tới L.Wittgenstein (1889-1951), triết gia người ta nói tới nhiều và còn là đề tài tranh cãi.

Dù sao đặt rõ vấn đề, tôi thấy cần nhắc lại rằng L.Wittgenstein là người do thái, sinh ra ở gia đình doanh nhân của thành Vienna, kinh đô nước Áo, một trong những gia đình giầu nhất của Âu Châu vào đầu thế kỷ thứ 20. Theo sự nhận xét của nhiều người, (đặc biệt, theo nhà tâm lý học Christopher Gillbert, người Thụy Điển), L.Wittgenstein có những triệu chứng của bệnh tự kỷ-autistic, và (theo nhà tâm lý học Sula Wolff, người Đức) những triệu chứng bệnh phân liệt tâm thần. Ngoài ra, L.Wittgenstein chính là một tâm hồn ức chế, vì bản tính và trong cuộc đời là đồng tình luyến ái sống trong xã hội khi đó còn cấm kỵ và kỳ thị. Điều chính yếu còn có lẽ vì L.Wittgenstein là người do thái tự mạt thị, có những lúc tự nhận mình là thiên tài 100% Hebraic, nhưng lại quá nhiều khi khắc khoải tự hỏi nghĩa lý gì với Do thái đạo, tự phỉ báng, tự mạt thị với tất cả những triệu chứng, “những triệu chứng của một sự trỗi hiện nào đó của huyễn tượng và của thiên tài” (Hans Sulga).

Gia đình đại phú Wittgenstein thường tài trợ các văn nghệ sĩ và các văn học gia của thành Vienna, một thủ đô văn học Âu Châu vào cuối thế kỷ thứ 19 và buổi đầu thế kỷ thứ 20 (the famous Vienna circle: Gutav Klimt, Egen Schiele, Frege, Godel…). Tuyệt nhiên như vậy, L.Wittgenstein gần gũi những danh nhân của thời đại, và không ngạc nhiên gì khi vừa ngoài 20 tuổi (không một thành tích văn bản học thức nào) đã được tuyển vào Đại học danh tiếng Cambridge –Anh quốc, hơn nữa những giáo sư bực thầy (Don=Maître) B.Russell và G.Moore sẵn sàng mời tham dự cùng bàn luận triết lý (1911-1913)..

Đặc biệt với sự giới thiệu của Frege, và chào đón của Russell: “Một chàng trai vô danh người Đức…bướng bỉnh và ngang ngạnh, nhưng tôi nghĩ không đần độn đâu!....Có lẽ rồi có thể viết ra một công trình…Tôi thật có thiện cảm với cậu này, chắc rồi cậu sẽ diễn giải một số vấn đề mà nay với tuổi già tôi không nghĩ tới!”, L.Wittgenstein hiển nhiên đến Cambridge như một ngôi sao “bí ẩn” (like a God, theo sự nhận xét của vài người). Riêng về phần tôi nghĩ lại, L.Wittgenstein hình thành một nhân vật của “ngụ ngôn”. Ngụ ngôn nhất là chỉ nhìn lướt qua mấy câu đầu của bản thảo logik (1914), của tác phẩm sau này Tractatus Logico-Philosophicus của L.Wittgenstein, B.Russell đã vội nói “sẽ là tác phẩm triết học của thế kỷ”.

Theo ý tôi, sau khi hoàn thành công trình đồ sộ Principia Mathematica với Whitehead, B.Russell cũng như trường phái logic của Frege, cảm nhận ra sự bế tắc và phá sản của lý thuyết logic (logicism), một lý thuyết đòi tìm ra một hệ thống logic, mà trong đó người ta có thể thấu triệt toàn diện quy luật hiện thành của thế giới nhân sinh, tư tưởng, tự nhiên và xã hội. Nhất là theo ý đồ của Russell, logicism có cơ sở duy nhất là trên logic của số học (arithmetics). Dĩ nhiên đấy chỉ là không tưởng. L.Wittgenstein nhận định ngay như “cậu bé ngang ngạnh của ngụ ngôn” : “Triết gia Russell, trong số học, không biết gì hơn một đứa bé bốn năm tuổi”. Sự tuyệt vời là câu nói đó tưởng phải là một gáo nước giội lên đầu, Russell lại chấp nhận như một lời thức tỉnh! Hiển nhiên như thế, hai giáo sư của Cambridge Russell và Moore đặt lên L.Wittgenstein cả một hào quang, hào quang của một guru thời thượng….

Nhưng sự thật thì ngược với những guru thông thường (như Andy Warhol chẳng hạn), L.Wittgenstein không tạo dựng một hội đoàn với những môn đồ. Trưởng thành trong một gia đình giàu có, đầu óc sắc bén khác thường, L.Wittgenstein lại sống bên lề xã hội, dị hại và cô đơn. Năm 1913, thân sinh ông, Karl Wittgenstein mất để lại cho con cái cả một di sản tiền tài, L.Wittgenstein nhường lại hết cho các chị em. Trước hết L.Wittgenstein tự động xây theo ý của mình cho chị gái một biệt thự ở giữa thành Vienna, một biệt thự lâu đài gồ ghề, khác thường chi li (L.Wittgenstein đã bắt phá bỏ hầu như xây lại từ đầu vì đại sảnh lớn nên phải có trần cao hơn mấy phân!!), một ngôi nhà để có nhưng không phải để ở (theo chính lời của bà chị). Chiến tranh Thế Giới thứ nhất bùng nổ, hiển nhiên không phải vì tổ quốc, vì bổn phận công dân, L.Wittgenstein vẫn tình nguyện nhập ngũ tòng quân làm hộ sinh binh cho quân đội nước Áo, nhập ngũ tòng quân chỉ để chứng tỏ một sự ngang tàng thử thách trước thời cuộc. Bị đồng minh Pháp-Anh bắt làm tù binh (1917), chính trong trại tù binh này, L.Wittgenstein hoàn thành Tractatus logico-philosophica, từ bản thảo logik (1914), đề án logic-triết lý này được Moore và Russell hỗ trợ để Đại học Cambridge coi như đã đệ trình luận án tiến sĩ triết lý của Đại học. Nhưng chỉ một hai năm(?)làm giảng viên triết học ở Cambridge, L.Wittgenstein đã bỏ đi, tự nguyện làm thầy giáo tiểu học ở một vùng sâu vùng xa (Áo quốc), nơi mà chỉ có nửa người nửa ngợm (Wittgenstein dixit), trẻ con đần độn phải gõ đầu phải béo tai, nơi mà Wittgenstein một ngày phải trốn bỏ đi, nếu không sẽ bị các gia đình học sinh mang ra tố khổ! Quá nhiều khi, L.Wittgenstein tự thú: “..Tôi thật quá sa lầy và thối nát. Tôi chỉ muốn tự vận. Ý đồ đó luôn luôn ám ảnh tôi. Tôi tin không có một ai chìm trong hố thẳm như tôi…” Thật, L.Wittgenstein đã từng hàng năm bỏ nhà để sa đà sống khu đèn đỏ, khu đĩ trai và đĩ gái của Vienna. Sau cùng hết, trước khi chết (1951), L.Wittgenstein còn cố nhắn nhủ: “Xin hãy biết tôi đã sống một cuộc đời vô cùng hạnh phúc”. Một câu trối trăng nghĩ cho cùng phản ảnh sự khắc khoải của tâm hồn, sự trăn trở của lý trí!

Những tiểu tiết trên, tôi đưa ra không phải để bài bác hay phê phán một con người, nhưng chủ ý là trình bày quan điểm diễn giải và tìm hiểu sao tư tưởng của L.Wittgenstein, mà những châm ngôn, những mệnh đề sắc bén đặt rõ cho ta thấy một biến chuyển-một lối ngoặc trong văn học Âu Châu khi vào thế kỷ thứ 20. Vì có thể nói, một cách thâm sâu siêu hình nào đó, từng giờ từng phút trong cuộc đời mình, L.Wittgenstein đã sống tận cùng sự khắc khoải chất vấn của thời đại. Sự phá sản của mọi lý thuyết hình nhi thượng, nhưng logicism cũng không đưa đến đâu. Đưa đến khoa học và kỹ thuật, sức mạnh thống trị cơ giới robotic, con người lạc loài ảo giác, mất dần huyền vi cao cả, chỉ còn một niềm tin vật chất, tiện nghi máy móc, một sự vô tư trống rỗng, tiềm ẩn mãnh liệt hư vô chủ nghĩa. Một biến chuyển rẽ ngang từ bỏ triết lý tư biện của Kant, Hegel, Schopenhauer…Một lối ngoặc mà Nietzsche đã cảm nhận bằng tất cả tâm tư và lý trí. Trong văn nghệ, A.Warhol, S. Beckett là những hiện tượng điển hình thời thượng của sự hư vô đắm chìm đó với thời đại chuyển tới này.

L.Wittgenstein tự riêng mình cảm nhận sự bế tắc đó, sự phá sản của triết học cổ điển trước sự tiến triển khoa học của lý tính, trước sức mạnh phi nhân của cái biết, của kỹ thuật.., với một lý trí sâu xa gián tiếp như tự cứu mình, L.Wittgenstein cố tìm vượt qua những khái niệm triết lý nay lỗi thời, đạo đức, luân thường, bổn phận, tín ngưỡng…”những triết gia mà tôi đã từng ngưỡng mộ, đều có tư tưởng lệch lạc và thiếu chân thành (trong sự quyết liệt đi tìm sự thật)- L.Wittgenstein dixit”. L.Wittgenstein cố tìm ra lối thoát cho con ruồi bị lạc trong lọ kính (to show the way out for the fly in the fly bottle).

Tìm lối thoát cho chính minh, cho thời đại, L.Wittgenstein cốt yếu đã đưa ra hai tác phẩm (không kể những tài liệu giảng giải ở đại học, bàn luận và thư từ với những đối tượng xa gần): Tractatus logico-philosophicus (1917), Philosophical Investigations (1945) (Luận đề triết lý-logic và Khảo xát triết học). Hai tác phẩm viết xa nhau một thời gian dài, nên hiển nhiên có sự biến đổi của tư tưởng, đặc biệt tác phẩm thứ nhì hoàn toàn phủ nhận những quan điểm logic trong “Luận đề triết lý-logic”. Tuy nhiên hai tác phẩm đều không là văn bản triết lý tư biện có lịch trình hệ thống mà cốt yếu như là ‘những lời thuyết giảng của guru”. Những lời thuyết giảng như châm ngôn, như những xác định thực tế. Những mệnh đề nhiều khi chính nó là những câu hỏi để lại cho độc giả phải trả đáp, hay lời giải cũng nhiều lần không có ngay mà chỉ đến mấy ngày sau (ở những trang giấy khác). Đúng hơn, đó là hai thuyết trình của sự đàm đạo với chính mình hay với những đối tượng không hiện thực. Tác phẩm do đó hiện thành không theo một quy luật minh bạc nào, lệch lạc và bất tất (contingent), những lời nói như ngẫu nhiên tức thời cảm thức…

Không có hệ thống rõ ràng trong sự hiện thành của tác phẩm, chính là cái khó khăn hiển nhiên đầu tiên cho độc giả tìm hiểu tư tưởng của L.Wittgenstein. Khó khăn thứ hai là những mệnh đề như những câu hỏi để độc giả không nhận rõ ra ngay thâm ý của tác giả. Những khó khăn đưa đến những tranh cãi trong sự diễn giải thông thường tư tưởng của L.Wittgenstein. Tuy nhiên không bận tâm với những khó khăn hình thức đó, tôi hoàn toàn đồng ý với phê bình gia (H.L.Finch?) rằng, “hãy đọc và thấu hiểu L.Wittgenstein với những gì ta nhận ra là vẫn nằm sẵn trong ý thức quan niệm của chính mình”, như một guru Wittgenstein đã giúp ta nhận ra chính ta có những âu tư đó, những nghi vấn kia với lời giải sẵn có ẩn chìm hay tại chính ta vô tư bỏ lỡ…

Nhận định như vậy cũng chính là xác nhận vì sao, L.Wittgenstein là một guru thời thượng. L.Wittgenstein nói lên tư duy của thời đại. Cùng với Husserl (1859-1938), với Heidegger(1889-1976), nhận định sự nghịch lý của logicism với triển vọng tìm ra một hệ thống tư tưởng để thấu triệt quy luật tổng quát thế giới nhân sinh, tư tưởng và xã hội…, khi chính con người với tâm hồn lẫn thể xác nằm trong thế giới đó. Hiện thành trong thế giới đó, theo một hình ảnh điển hinh của Heidegger như là đi trên con đường rừng. Có thể tình cờ lạc tới một quãng khai quang, ta mơ hồ ý thức được chân trời xa thẳm. Có thể tình cờ lạc trên một ngọn đồi, ta hầu tưởng thấy xa kia một ngọn suối. Nhưng điều chắc chắn là ta không sao tự vẽ lên được bản đồ của khu rừng mà trong đó ta lạc sâu. Hoàn toàn như thế chính là ý niệm cơ bản của hiện tượng học (phenomenology), theo Husserl ta mỗi người không thể nào suy diễn thấu triệt và bao quát thế giới hiện sinh mà ta đắm chìm trong đó, ta chỉ có thể suy diễn hữu hạn từ những hiện tượng lệch lạc và bất tất ngẫu nhiên đến trong cuộc sống mỗi ngày.

Vô hình chung, L.Wittgenstein xác nhập tư duy của thời hiện đại: hiện tượng học hiện sinh chủ nghĩa ( tư tưởng chủ nghĩa tất yếu của hiện tượng học). Nhưng L.Wittgenstein có một đóng góp tích cực và độc đáo, tư duy thời thượng đại chúng: Nơi mà ta muốn tới chính là nơi mà ta đang ở (Văn học Trung hoa có câu: “Tại sao phải tìm đi Tề khi ta đang ở Tề”). Ý tưởng thời thượng chính là tại sao ta phải cần những lý thuyết, những khảo xác khoa học phức tạp và khó khăn để suy diễn thế giới hiện sinh mà trong đó ta chìm đắm, khi thế giới đó bao la bát ngát vô cùng với muôn ngàn hiện tượng thể hiện hình trạng như trong một bức tranh, gọn gàng trong “ngôn ngữ” “ngôi nhà mà ta cư trú” (Holderlin-Heidegger), khi lời nói mà ta nói mỗi ngày phản ảnh sự hiện thành của chính ta trong thế giới hiện sinh. Triết học phải thoát ly siêu hình học, những quan niệm viển vông về đạo đức hay quy luật phổ quát trong cuộc sống con người, những tín ngưỡng siêu hình học, mà có một sứ mạng duy nhất là tìm ý nghĩa (the meaning) hiện sinh của ngôn ngữ, ngôn tự với mệnh đề, ngôn ngữ mà chúng ta mỗi người phải có như là một sinh vật có lý tính tư duy.

Đó là lập trường tức thời hiện đại cũng như hậu hiện đại, nếu ta hiểu ngôn ngữ trong nghĩa rộng, ngôn ngữ của thi sĩ, ngôn ngữ của họa sĩ, ngôn ngữ của nhạc sĩ…, ngôn ngữ của A.Warhol, ngôn ngữ của S.Beckett…Đặt tất cả ý nghĩa hiện thành của mỗi người chúng ta trong ngôn ngữ của chính mình, tức là khẳng định bản chất tự do hiện thành của chính ta trước sự thống trị của khoa học và kỹ thuật, trước áp chế của thị trường xã hội lợi nhuận. Với khắc khoải của tâm hồn, với trăn trở của lý tính và với vấn nan của thể xác, L.Wittgenstein đã tự tìm ra một lối thoát, khẳng định tự do tuyệt đối của bản thân, của con người. L.Wittgenstein là một guru của thời đại.

Một điều nên nhắc lại là theo truyền thuyết, L.Wittgenstein hoàn toàn suy nghĩ một cách độc lập, không đọc và thật nghiên cứu tư tưởng của một ai khác. (Có thể có duy nhất một trường hợp dị biệt: L.Wittgenstein đã đọc Schopenhauer, nhưng cũng chỉ để bắt bẻ chi li: Làm sao có thể nói “Thế giới là thế giới của tôi” (The world is my world = the world is the one in my representation), khi thế giới mà trong đó ta đắm chìm?. Tư tưởng, những châm ngôn, những mệnh đề của L.Wittgenstein quả thật chứng tỏ một đầu óc khác thường, cảm thức sắc bén hồn nhiên đột xuất, nhưng đặc biệt lại không hoàn toàn xa lạ.

Một châm ngôn nổi tiếng của L.Wittgenstein là “nếu không biết thì hãy im lặng”. Đó là một câu thông thường, nhưng L.Wittgenstein cho nó một âm hưởng là mời các triết gia hãy chân thành bỏ đi những ý thức hệ viển vông, những tìm tòi vô nghĩa hình nhi thượng. Và đây một mệnh đề tiêu biểu: ngữ tự chỉ có nghĩa, cái nghĩa mà chính ta dùng nó trong một mệnh đề. Tuy là một xác định có thể có của mọi người. Nhưng khi L.Wittgenstein nói tới ý nghĩa nguyên thủy hay cơ bản của ngữ tự, thì tôi nghĩ tới triết học Hegel để đồng tình nói rằng mỗi một ngữ tự chính nó là một khái niệm, mỗi khi ta dùng nó trong một mệnh đề, là ta quy định khái niệm, quy định hữu hạn tức thời và sẽ biến chuyển hiện thành đổi khác qua bản chất tự nó tiềm ẩn mâu thuẫn. Một suy tư theo ý tôi chính nó đã đưa L.Wittgenstein đến ý niệm “tư duy phải biết phủ định” (the meaning of negations in the philosophy of L.Wittgenstein). Có lẽ nên nói thêm một sự kiện để nêu rõ tư tưởng L.Wittgenstein là nằm trong tư duy của thời hiện đại hay hậu hiện đại. Với hiện tượng học, Heidegger đặt vấn đề lý tính con người phải suy tư tìm hiểu sự hiện sinh của mình (the meaning of Being), sâu xa bao quát, triển khai hiện thành….L.Wittgenstein không nghĩ gì hơn khi nói vấn đề của chúng ta là phải luôn luôn tìm hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ (the meaning of language), vì trong ngôn ngữ hiện thành sự hiện sinh của mình.

Kết luận có thể rằng với những mạn đàm trên, tôi có thâm ý phá vỡ cái hào quang làm L.Wittgenstein trở thành một guru huyễn tượng (mà tôi biết có nhiều người bái phục và sùng bái). Cũng có thể rằng tôi muốn ta nên tìm hiểu L.Wittgenstein qua viễn kính nhận định một con người qua phân tâm lý học, một con người trút bỏ cái vỏ ngoài thời thượng xu thời, một con người với tất cả những khó khăn sống động sao suy tư sao trong thế giới hiên đại, xã hội đang mất dần mọi ý nghĩa nhân bản. Tôi không phủ nhận sự sắc bén tư tưởng của L.Wittgenstein. Tuy nhiên có một khía cạnh tôi cho là khuyết điểm lớn lao. Qua tất cả công trình suy luận triết lý của L.Wittgenstein, ta có thể nhận ra một lý tính thâm trầm tự vấn với khoa học triết học. Nhưng thật tiếc rằng trong tư duy của L.Wittgenstein, không có một ý niệm gì về nghệ thuật. Với bao nhiêu luận đề triết học về ngôn ngữ, L.Wittgenstein khô khan không cho ta cảm nhận gì về nghệ thuật, “ý thơ” lấp lánh triển khai sao trong ngôn ngữ, mà dù sao đi nữa khoa học, triết lý, nghệ thuật là ba cơ sở của lý tính con người hiện là trong vũ trụ.

Tháng 11 năm 2011

Ngô Văn Tao



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ