ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Shakespeare's stars


  Quế Anh      oil pastel on paper 11/2011


For the stars up in Heaven

Spirit to be spent in a waste of shame
In lust action, such a vain pursuit of lust
Perjure, murder, bloody acts to blame
“Savage, crual” unworthy of any trust

Caught in the trap of greed, man couldn’t be retrieved
For all the desires, he wants to satisfy
As long as he tries, he ought to be deceived
And doomed in misfortune only to cry

Is there any reality in his world?
Pleasures that he could enjoy are so mean
And all these goods of which he thinks getting hold

Will instantly vanish as a phantasmal dream
For your sake, man, birds’re singing to the dawn
And you should know to look for stars up in Heaven

22/7/2012
Ngô Văn Tao

Following a Shakespeare’s sonnet, in which
Th’expence of Spirit in a waste of shame
Is lust in action, and till action, lust
are the first two lines
(The royal Shakespeare theatre edition of
The sonnets of William Shakespeare)

Dưới đây cốt yếu là mấy ý minh triết mà tôi tự tìm
diễn giải trong bài thơ của Shakespeare:


Lấp lánh một vì sao

Lý tính không để chìm trong ảo tưởng
Sống không buộc ta có những mộng mơ
Càng không nữa những tỵ hiềm tham vọng
Cùng những quyết đoán mang theo hận thù
Sống là nghe chim hót khi mặt trời mọc
Để hồn ta lấp lánh một vì sao

24/7/2012

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Shakespeare's poetry

                                Quế Anh    oil pastel on paper  24/06/2011



The play of life (as in a sonnet of W. Shakespeare)

I, unperfect actor trotting on the stage
Overcome with doubts, could not play on my part
In this play of life burdened with rage
Myself, wandering one with grief in his heart

On betraying the trust, I  forgot how to say
In perfect love ceremony all it right
For the reason, my own love is to decay
As my mind’s erring in phantasmal dreams,  it might

In the play of life, speeches’ve lost meanings
Better in silence, we should  know how to pray
For the becoming presage in God’s blessings

Not to be buri’d in darkness for nights and days
Oh! How to read what silent loves could give
Find back our innocence and believe

20/07/2012
Ngovantao

The Shakespeare’s sonnet:
As an unperfect actor on the stage
Who with his feare is put besides his part “(The first two lines)
The royal Shakespeare theatre edition of
“The sonnets of W.Shakespeare




Hí trường trần gian

Hí trường trần gian
Bữa tiệc người đời
Tôi kẻ lạc đội
Diễn viên bất tài
Trái tim tan vỡ
Ôm mang ảo mộng không cùng

Bữa tiệc cao sang
Đôi tình nhân ước hẹn
Tôi không có lời chúc tụng
Hồn tôi quá khô khan
Vì những gì tôi đã mất

Hí trường trần gian
Lời nói vô ý nghĩa
Hãy cùng nhau cầu nguyện
Cho một bầu trời trong sáng

Tình yêu lặng lẽ mang lại gì?
Khi ta dã mất
Tâm hồn nhẹ cánh bay
Ôi! Tuổi thơ ngày đó đã qua đi
22.07/2012

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Sonnet of Shakespeare


Quế Anh  -  Oil  pastel on paper



Shakespeare’s sonnet

It is neither the earth nor the rock but the sea
To give me such a feeling of  time waves
In front of it, I should have futile pleas
For crying in the memory of my beloved

For the dream of love in a fleeting summer
Gloriously over the fields the sun would rise
Her beauty to stay in my heart then and ever
And I to keep it for all the becoming time

But to know all’s decaying under the sun
And breaking our heart in mourning remembrance
I woke up in the night stared at the moon

You were so far away with our romance
Deep in my soul happened a miracle might
In the poet’s stanza you keep on shining bright

14/07/2012
Ngô Van Tao

(Ideas from an old sonnet of W. Shakespeare: “Since brasse, nor stone…”
in which are the following 13th nd 14th lines:
O none, unlesse the miracle might
That in black inck my love may still shine bright

The Royal Shakespeare Theatre Edition of
The Sonnets of William Shakespeare )

Thơ xưa vọng về

Từ đồi cao núi lớn nhìn ra biển
Lớp lớp vô thường sóng cuộn thời gian
Nhớ thương nuối tiếc trào tuôn hàng lệ
Bóng người ẩn hiện màn trời tháng năm

Chuyện tình thuở ấy mùa xuân rộn rã
Hoa lá tưng bừng nắng chói phù vân
Nhớ người vẫn nhớ trong xanh ánh mắt
Không gì giữ được bước chân người qua

Tất cả tàn trôi trong cõi trần đây
Dư hoài chỉ những nỗi buồn luyến tiếc
Ngỡ ngàng tỉnh giấc trầm lặng đêm sâu

Bóng người vời vợi tận cùng vũ trụ
Hồn tôi cầu nguyện đón đợi sao rơi
Thơ xưa vọng về lấp lánh nụ cười

15/07/2012

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Ký hiệu học - R.Barthes

                   Quế Anh        oil pastel on paper  6/2011



Ký hiệu học và Nghệ thuật

I-  Roland Barthes (1915-1980), văn học gia suy luận với ký hiệu học (sémiologie), đã từng viết mấy hàng ý này:
“Trước biển cả mênh mông, nhưng nhìn lại chỉ một bãi biển, thì nào đây là những ký hiệu: những thân người đang nằm phơi dãi nắng, những biển ngữ, điệu kèn, nhà hàng chào đón khách, những chai côca rác rưởi…Ôi! Bao nhiêu là ký hiệu của chuyện đời.”
Chỉ một chút suy tư, ta phải nhận ra rằng xã hội âu mỹ cốt yếu là “tư sản nghi thức”  (société bourgeoise), thị trường lợi nhuận. Mỗi giờ mỗi phút trên truyền hình và ngay khắp nơi là những hình ảnh, biển ngữ thương hiệu. Nhưng luôn luôn những hình ảnh, biển ngữ thương hiệu không chỉ chiêu hàng cho một sản vật của thị trường, mà lại là  ký hiệu “tư sản nghi thức”,  hình ảnh của cái đồng hồ Gucci không chỉ là hình ảnh của chiếc đồng hồ mà là ký hiệu khêu gợi  sự hào nhoáng thời thượng phô trương.
Chính như thế, xã hội “tư sản nghi thức” mà chúng ta đang chìm đắm là một xã hội rập khuôn (formaté), với những ký hiệu tràn lan định thức (formuler) nhu cầu và ước mơ của quần chúng. Pop Art là sự thách đố phản kháng tự nhiên nghệ thuật. Nằm trong vòng cương tỏa “tư  sản nghi thức” đó, nghệ sĩ tự mỉa mai, tự nhạo báng cảm nhận sự bất lực của bản thân trước sự thô thiển bình dân túy, ý đồ thời thượng thô sơ máy móc của thị trường. Điển hình là những bức tranh của Andy Warhol (1928-1987) vẽ “Chai Coca Cola”, “Hộp súp Campbell”,  “Chân dung Marilyn Monroe”…Những bức tranh gián tiếp nói lên sự áp đảo của những ký hiệu, “tư sản nghi thức” thị trường lời nhuận, trên tiềm thức quần chúng, tuy nhiên ta vẫn phải là ta thấy ra ở sự áp đảo đó cái hời hợt nông cạn của sự đời.

II-  Sự thật là thế giới hiện sinh của mỗi người triển khai với muôn vàn ký hiệu (ký hiệu học). Chỉ một miếng bánh madeleine nhỏ với tách trà nóng nhẹ nhàng là ký hiệu, là bản sao “định thức” (programmation), dẫn đưa Charles Swann ( nhân vật chính trong tiểu thuyết nổi danh của Marcel Proust), đi vào hành trình tâm tư tìm lại quá khứ (A la recherche du temps perdu)! Một bông hồng với ai đó sẽ mãi mãi là ký hiệu của “tình yêu chớm nở” vì một lần “người tình mai sau” của anh phải đi xa nhưng gửi lại cho anh một bông hồng mong manh nhỏ bé. Cả thế giới hiện sinh, vật chất hay tâm tư, là trang nhật ký vô tận của mỗi người chúng ta, với những ký hiệu nhắc nhở tư tưởng, cảm nghĩ, hay sự việc đã sống, chờ đợi, mong muốn….
Liên quan tới khoa học của “trí khôn nhân tạo” (intelligence artificielle) (hay của đầu óc vi tính, le cerveau des ordinateurs), những trí khôn nhân tạo thì không cần hiểu chỉ cần biết tính, bắt đầu với chỉ thị của những ký hiệu, những bản sao “định thức”(les cartes des premiers ordinateurs). Nhưng trí khôn nhân tạo không thể tự động tổng hợp những ký hiệu để đưa ra một một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh, một bản nhạc, một tiểu thuyết…Dù theo Darwin, trí khôn nhân tạo vẫn có thể tổng hợp để tự tạo ra một chương trình tiến triển theo một sự máy móc tối ưu nào ( tổng hợp một số tế bào để tạo ra một sự sống phù hợp ưu tiên, thích hợp nhất, ngắn gọn nhất trong bối cảnh). Nhưng trong sáng tác nghệ thuật không có đường rày tối ưu (de la recherche opérationnelle ), mà là sự sáng tạo vô căn cứ, “một sự siêu hình ở ngoài lĩnh vực của trí khôn nhân tạo” . Theo tôi nghĩ, chính vì những lý do đó, Roland Barthes nhận định ký hiệu học là thuộc về triết lý và nghệ thuật trong sự hiện thành lý tính của con người.

III- Mỗi một tác phẩm nghệ thuật là tổng hợp những ký hiệu. Một từ ngữ, một nét vẽ, một khúc nhạc , đều là những ký hiệu. Có những ký hiệu giản đơn như một chữ, như một vật. Có những ký hiệu kín đáo ẩn dụ : “Miếng bánh madeleine và chén trà nóng”, ký hiệu của sự hồi tưởng về qua khứ…Tôi cũng theo Roland Barthes để nghĩ rằng Pop Art, mà chúng ta biết, có giá trị không nhỏ, nhưng những ký hiệu mà chúng ta nhận ra trong Pop Art (như với A.Warhol), thì thường quá đơn sơ, và hay nhiều lần thô thiển nhắc lại. Nói một cách rõ ràng, với Pop Art, ta không thể nghĩ so sánh tới những danh họa Monet,  Picasso!
Giá trị vượt thời gian của tác phẩm nghệ thuật là ở trong tổng số những ký hiệu mà tác giả đặt ra cho công chúng. Cho ta suy tư, thức tỉnh, hồi ức, rung động…Có những ký hiệu đưa ta ôn lại những gì ta đã học, ta đã biết. Có những ký hiệu gợi ta hoài mong, ước mộng…Thước đo giá trị của văn nghệ là qua sự có hay không những khả năng đó.
Tuy nhiên, những ký hiệu của văn nghệ, hay đúng hơn của chính đời thường không phải là những phương trình toán học, những bản sao “định thức” vi tính, mà ý nghĩa định thức còn tùy ở từng người tiếp nhận. Chính với nhận xét đó, Wittgenstein nói ngôn ngữ là trò chơi ký hiệu. Một chữ nói ra, một từ nói ra không bao giờ có một ý nghĩa phổ quát. Roland Barthes nhận đinh, như một tỉ dụ, bi thảm kịch Hy lạp thượng cổ chính là thảm kịch của sự “bất đồng ngôn ngữ” ngay giữa những người thân, các nhân vật nói lên nhưng đối tượng như người điếc không nghe thông ra.

IV- Đoạn thơ sau đây của Trịnh Công Sơn (nằm trong lời ca của bản nhạc: Đóa Hoa Vô Thường):
Tìm trong vô thường, có đôi giòng kinh
 sấm bay rền vang
Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn
Tôi mời em về đêm gội mưa trong
Em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm
Trong vườn mưa tạnh tiếng nhạc hân hoan
Trăng vàng khai hội một đóa hoa quỳnh
Cái tuyệt vời của đoạn thơ, là những ký hiệu dẫn đưa ta rung động và suy tư (sự vô thường của cuộc đời, sự trang trải dây duyên của tình yêu…), riêng tôi còn thầm nhận ra một bức tranh toàn diện, Eros vô cùng thanh lịch (Eros=tình dục). Như thế đấy, văn nghệ phải đa dạng ẩn dụ.
Xã hội mà chúng ta đang sống hiện đại là xã hội tư sản “nghi thức”, thị trường lợi nhuận. Văn nghệ “hậu hiện đại” thách đố xã hội đó, phủ nhận những nghi thức tầm thường tư hữu với những cương thường thích nghi kiểu cách thời thượng. Văn nghệ hậu hiện đại là sự đòi  lại cho quần chúng mỗi người cái quyền tạo dựng thế giới hiện sinh của chính mình và khẳng định chính ta là “chủ thể siêu thoát” trong cái phận ta làm người.
Những lời bàn về văn nghệ qua ký hiệu học của Roland Barthes phù hợp với tư tưởng hậu hiện đại. Sau hai cuộc chiến thế giới, với sự phá sản của các lý thuyết (đặc biệt của Marxit chủ nghĩa), với sự thống trị của khoa học kỹ thuật làm lu mờ giá trị của mọi hệ thống luận đề siêu hình, văn nghệ không còn là chuyện tự sự đại ngôn (les grands récits). Mọi tác phẩm nghệ thuật phải tiệm lời, như một bức tranh chính đáng của hội họa không lân la giảng giải. Mang đến những ký hiệu, những biểu tượng  kín đáo, gợi ý nửa lời, những ký hiệu nằm trong tác phẩm công chúng mỗi người tiếp nhận sẽ không bắt buộc là hoàn toàn theo cái ý của tác giả. Một tác phẩm nghệ thuật chính đáng sẽ tiển triển, diễn giải trong sự hiện thành của từng người trong công chúng. Tôi nghĩ tới kịch bản, người hùng sau bao nhiêu gian truân trở về ngôi nhà cũ. Ngôi nhà hoang phế, vắng vẻ, anh vừa đi vừa hát và dọn dẹp, bổng anh nhặt một bức ảnh. Ảnh của người mẹ, của người em hay của người yêu anh đã mất? Màn kịch từ từ hạ xuống, khi anh đứng khựng lại, rất lâu tay giơ bức ảnh trước mặt mình. Khán giả mỗi người chắc sẽ hồi cảm tùy bản thân như chính mình sống cuộc trở về!
Trong một tản văn ngắn, Roland Barthes đặt vấn đề: “Cái chết của tác giả” (La mort de l’auteur), nêu lên ý trên. “Cái chết của tác giả” có nghĩa là tác giả ẩn mình, không cần hiển hiện, không cần nhắc nhở quyền tư hữu tầm thường trong xã hội tư sản nghi thức, mà trái lại chấp nhận cái quyền giải cấu của công chúng mỗi người đối với tác phẩm văn nghệ của mình. Thật vậy, như khi ta nghĩ đến “Truyện Kiều”  của Nguyễn Du đó, ta đâu có nghĩ tới Nguyễn Du, một cá nhân với thân thế và sự nghiệp, mà có thể nói ta chỉ nghĩ như ta nghĩ đến kho tàng vô danh của những truyện cổ tích, của những ca dao, những ca dao mà ta mang ra luận giải “bói kiều”, mang ra tự nhủ hay răn đời.
Tác giả ẩn mình! Người nghệ sĩ sáng tác không tự cho mình một thái độ “giáo chủ”, cảm nhận sư đa dạng của nghệ thuật như của chuyện đời, mỗi tác phẩm càng giá trị bao nhiêu thì càng đa dạng. Chính khi công chúng tìm tự mình giải cấu tác phẩm, cũng là tự mình đi tìm lại hành trình sáng tác nghệ thuật, mang đến tác phẩm một chiều sâu, một sự rung động mà có lẽ chính người sáng tác đã  hồn nhiên cảm nhận chỉ trong tiềm thức. Hơn nữa, tôi có ý thức rằng sự đóng góp của công chúng dù có thể không dãi bày trên giấy trắng mực đen vẫn có một âm hưởng thầm kín nào đó làm tác phẩm chính đáng tồn tại với thời gian.




V- Hãy để những học giả trường quy, cặn kẽ mỗi khi bàn luận đến một tác phẩm đều nêu ra tên tuổi của tác giả , thân thế và sự nghiệp. Tôi không phủ nhận việc làm đó đóng góp cho lịch sử văn học (đặc biệt để có một cái nhìn toàn khối sự nghiệp của nghệ sĩ). Nhưng tác phẩm nghệ thuật thường vượt thời gian, vượt những bất  tất lệch lạc của lịch sử, những lắt léo tức thời của xã hội. Những thành kiến tự nhiên có khi nêu ra về thân thế, về lập trường xã hội hay chính trị của tác giả, cùng xu hướng giai cấp, có ích gì cho công chúng nếu không chỉ làm công chúng mất cái hồn nhiên tìm thẳng đến tác phẩm như một phần đời của chính mình. Một sự kiện vô cùng mông lung; tìm đến cái đẹp, cái nên thơ, cái khát khao, ngay cả sự đau khổ thăng hoa của đời người, hay những mối tình với sự phù du và mất mát….
Cho nên mỗi khi ta phản biện phê bình hay thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, thì ta hãy cùng nhau giải cấu. Chúng ta hãy “mang tác giả ra tế thần”, chúng ta công chúng mỗi người tự lên ngôi đóng góp giải cấu như “một chủ thể siêu thoát”. (Theo kết luận của bài tản văn “La mort de l’auteur “ - Roland Barthes)

Tháng 7/2912
Ngô Văn Tao