ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Yves Bonnefoy - Hommage au poète

Quế Anh oil pastel on paper – 10.2010


Hommage à Yves Bonnefoy


La musique s’est tue, revient pourtant le son

Parole non-dite, la phrase sans mémoire

La chaise inoccupée à rappeler le nom

Silence à l’absence, les embruns à l’histoire


La rose déposée sur la table déserte

Le livre reste ouvert pour le voeu murmuré

Tout à invoquer la présence du poète

Et de très loin le chant de l’oiseau égaré


Qu’un vent se lève dans l’image, que la pluie

La détrempe et l’efface. Il est à reparaître

Aux couleurs délavées la sourde mélodie


Qui fut-il? Qu’aura-t-il espéré? De son être

De son vouloir les pas résolus dans la nuit

Pour l’âme de sagesse et la foi dans la vie

21. 11. 2010



Homage to Yves Bonnefoy, the poet


Suddenly the silence, the sound’s coming back

Unsaid words, sentence without memory

The vacant armchair’s reminding the name

Gloom of absence – haze of history


A rose was laid on the lonely table

An open book for a mute prayer

All in the wait for the poet’s arrival

For swallows’ song up in the sky


But the image’s fluttering in the wind

Soaked by the rain, shadowy appearance

Un-sung melody under a veil of colors


Could he be? What would he strive for?

Resolute foot-steps in search of sunlight

The lost wisdom, the primeval wonder of life

22.11.2010



Yves Bonnefoy nhà thơ!


Im lặng nhưng lời vẫn trở lại

Câu văn hằng nhớ hay đã quên

“Chiếc ghế không” chờ nhà thơ tới

Thoát ly lạnh lẽo với nỗi buồn


Bông hồng để lại trên bàn viết

Sách mở mang mang lời nguyện cầu

Người đến hay xin lưu tiếng hót

Những con chim én giữa trời xanh


Ôi! Hình bóng phập phùng gió lạnh

Có mưa rơi có áng mây hồng

Bản nhạc không lời vương màu sắc

Người là ai? Người sẽ về đâu?

Bước chân rộn ràng trong đêm tối

Âm vang thi tứ tình mộng đầu

23.11.2010

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Yves Bonnefoy

Quế Anh oil pastel on paper 10. 2010


Ce que cherche la poésie, c’est à déconstruire les idéologies, et celles-ci sont actives autant qu’elles sont nocives dans toutes les relations humaines…

Reconnaître dans la parole cet événement qui l’institua, le besoin d’établir avec d’autres êtres, ainsi reconnus des proches, un champ de projets et de partages.

Je crois que la poésie n’est que la préservation de ce sentiment de présence de tout à tout, qui faisait le bonheur aussi l’angoisse des “journées enfantes”. La mémoire de ce fait, aussi fondamental qu’oublié en ce siècle de technologie, épris de savoirs quantifiables, que nous ne vivons pas parmi des choses mais des êtres.

Yves Bonnefoy ( journal Le monde ,vendredi 12 Novembre 2010)


Dưới đây là bản dịch của mấy câu phỏng vấn nhà thơ Yves Bonnefoy, cựu giáo sư “Ghế thi ca Valéry” ở Collège De France-Paris (báo Le Monde, Vendredi 12 Novembre 2010-Paris)

Chúng ta tìm gì với thi ca? Chúng ta muốn giải cấu những chủ nghĩa!

Yves Bonnefoy


Có ranh giới gì giữa những bài thơ và những tiểu luận văn học đã được phát hành của ông?


Ranh giới hay phân cách? Hỏi vậy, tôi sợ chính là phản bội thi ca! Công trình cuả thi ca là tả tác (écriture) và cũng là suy tư (pensée). Tả tác là vượt khỏi sự cảm nhận vật thể khái quát cùng ý niệm, nhưng suy tư lại là nhận định sự kiện , để tìm ra trong không gian đó những con đường dẫn đi giữa những biểu tượng lệch lạc và những hiện thể mơ hồ, hư hư thực thực. Trong cái ý này, bài thơ là tự sự, tuy nhiên luôn luôn với thu nhận riêng tư mà ta tìm ra và thực định cái phổ quát.

Thi ca là tư duy. Không phải bởi những thục ngữ trong văn bản mà chính vì thi nhân suy tư khi sáng tác. Chúng ta phải tìm hiểu thi sĩ suy tư gì qua những tác phẩm. Tôi có bàn tới Giacometti, tới Goya, và nhiều nghệ sĩ khác, chính vì tôi muốn tìm qua những nghệ sĩ đó -những thi nhân- thi ca đặt ra những vấn đề gì.

Chúng ta không thoát khỏi lãnh vực của thi ca! Trái lại, nên hiểu rằng mọi suy nghĩ mà xã hội cần có là nằm trong thi ca, những hội thảo khoa học cũng như các cuộc bàn cãi chính trị. Chúng ta tìm gì với thi ca? Chúng ta giải cấu những chủ nghĩa, tiềm tàng và tác hại trong thế giới hiện tại.


Với “tư duy hiện đại” (modernité), “thực tại” là “vô lý” (le réel fut du côté de l’impossible- G.Bataille), hay nói cách khác chúng ta phải tìm đến “siêu thực” (surréalisme); ông trái lại nghĩ thi ca phải là của mọi người. Tại sao?


Đối với những nghệ sĩ siêu thực, tôi thật có thiện cảm với G.Bataille; như Goya đã cho ta thấy qua nhũng “bức tranh đen”,G.Bataille cảm nhận thật mãnh liệt, ngoài thế giới nhân tình, đêm sâu của những cuộc đời chém giết lẫn nhau, cái vực thẳm của vật chất, cái “hư vô” (le néant). Nhưng có phải thật sự, thổ lộ hoảng sợ trước sự lạc lõng ấy hay như khi tưởng nhận ra chính mình hay cái gì mình có thể là, cũng chỉ là biểu lộ bằng những từ ngữ, trong cái bản năng của lời nói mà biến tất cả thành những “mật ngữ” (enigmes)? Hãy nhận ra trong lời nói cái chân sự kiện, thực định cần phải chia sẻ cùng tha nhân, những đồng bạn, một dự án một khế ước. Trên con thuyền trong gió bão, không phải lúc lo sợ sóng lớn, mà là lo duy trì con thuyền, bản thể của chính mình. Nghệ sĩ siêu thực! Có lẽ chỉ nên đáng kể đến André Breton; tôi hơi ngạc nhiên là anh đã nói chúng ta phải vội tìm đến siêu thực. Nhưng A.Breton không ngừng tham gia tranh đấu trong sự hiện thành của xã hội. Ngay trong môi trường chính trị, và rất sáng suốt khi tất cả đang chìm đắm trong ảo tưởng. A.Breton công khai nghĩ chúng ta sẽ đi đến thảm họa nếu không nghĩ đến yếu tố của đời sống con người, mà chúng ta không màng tới mà chỉ lo tới cái biết (le savoir) khái quát và lý thức.


Thi nhân làm sao vẫn giữ được cái nhìn non trẻ?


Đó chính là câu hỏi nằm trong những điều tôi vừa nói ra, nhìn vào sự thể như đối tượng, chính là cái nhìn của đứa bé, trước khi nó bị người lớn dạy dỗ tha hóa và nhìn thế giới ngoại tại thụ động và có thể chuyển hóa, thực thể và không sinh động. Thi ca, theo tôi nghĩ, bảo tồn cảm thức hiện diện của mọi đối tượng, sự hiện diện mang đến hạnh phúc cũng như khắc khoải của “những ngày xưa non trẻ” (les journées enfantes). Ký ức của chuyện ấy, mà chúng ta như lãng quên trong cái thế kỷ kỹ thuật này, say đắm với cái biết “lượng tử” (quantifiable), rằng chúng ta không sống với những vật thể mà với những “hiện thể” (les êtres).

Làm sao duy trì bản sinh đó, có lẽ là, hay đúng hơn theo tôi nghĩ tuyệt đối phải là cảm nhận tiếng của mỗi lời, tiếng vang của ý nghĩa mà tư duy có căn cơ che đậy một sự có mặt trong lời thổ lộ. Tiếng vang trong lời nói của sự đồng nhất “hiện là”, mà ta cũng nhận thức bằng lý tính qua nhịp điệu đến từ bản thân, tức là khao khát, không phải chiếm đoạt mà là “hiện tồn”; như lời ca mà nhân loại đã hiện thành khi bước đầu tiên “biết nói”. Lời ca tái lập ngôn ngữ, và sẽ như tôi mong đợi không bao giờ ngừng bặt, không bao giờ ngừng vang trong những thời quán hoang mang của những quyết định nhân sinh hệ trọng.

Ngô văn Tao phỏng dịch.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Hiện sinh - Krishnamuri

Quế Anh oil pastel on paper 10.2010


Dasein – Krishnamuri


Lightly in her hands, a wreath of flowers

Flamboyant lily camelia and roses

Slender body undulating full of colors

Open lips in a childish smile


She is gracious like an honey-bee

Fluttering and shining in her appearance

Like a swallow flying up in the sky

A song burden, melody of silence


She is life, spotless memory

With the innocence of flowers

And me! Inner wounds of lost history


Of the wreath, could I pick a rose for my heart

Rose or lily with the serenity of Being

Spell of oblivion for a vow to be reborn

2010



Le sonnet original

Dasein – Krishnamuri


De ses mains légères, les guirlandes de fleurs

De flamboyantes lys camelias et roses

Le corps frêle et dansant au regard de couleurs

Du sourire d’enfant les deux lèvres écloses


Elle en a la grâce de l’abeille de miel

Qui travaille, qui rayonne de sa présence

Légère hirondelle voltigeant dans le ciel

Refrain de la chanson, mélodie du silence


Elle est tout à la vie et rien à la mémoire

Dans l’innocence épanouie de mille fleurs

Oh! Philosophie, blessures de mon histoire


Des guirlandes, choisirai-je une pour mon coeur?

Les roses et les lys avec la joie de l’Être

Le charme de l’oubli pour un voeu de renaître

1998



Hiện sinh-Krishnamuri


Tay mịn màng kết những vòng hoa

Phượng đỏ lan hồng và cẩm chướng

Lả lướt nhịp nhàng theo màu sắc

Mắt ngây thơ rạng rỡ tuổi trời

Nàng là bướm vàng bay tìm nhụy

Đôi cánh chập chờn trong ánh nắng

Là chim én bay vút trời cao

Ý thanh tao im lặng của đời


Nàng hiện hình nhịp sống nghìn xưa

Ước vọng tình yêu muôn thuở trước

Hồn ta đây! Nặng nỗi thương đau

Hãy ban ta nhánh thiêng mầu nhiệm

Một cánh hồng trọn lẽ Sinh Tồn

Lãng quên sống lại một đời khác

2010

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Tố Liên

Quế Anh oil pastel on paper - 10.2010

Nguyễn Ngọc Tư - L’écrivain de la plaine de joncs


Viendra le jour où je devrai m’éloigner

Te laisser avec tout ce qui nous enchaîne

Les joies et les peines de la vie passée

Parfum de l’été à l’ombre des platanes

La berge solitaire de l’impossible traversée

Pour ce pays lointain plongé dans la pluie

Et tous nos égarements dans le froid de l’hiver

Tu pourras me déposer un brin de muguet

Je murmurerai pour la dernière fois ton nom

Prenant mon envol pour la demeure céleste

Par la grande porte ouverte de l’Azur

Où les ondes de lumière effaceront mon ombre

D’ un scintillement dans mon coeur limpide



Tố Liên


Ngày mai khi anh xuống tóc

khi tấm vải vàng khoác trật lên vai

và chân không bước trên đường đất cỏ

để trở về tới chốn của trở về

cái nẻo về của rừng phong lá rụng

và ánh sáng sẽ chiếu vào trong anh

ánh sáng sẽ chiếu qua anh không vẩn bụi


Ngày mai khi anh xuống tóc

khi môi im trong gió lạnh trở về

và trên tay một nhánh ngải khô

anh vòng chân yên định bên bờ suối

nơi voi già thiêng đi lững thững

nơi chim oanh hót nhẹ để ru anh

ru anh về chốn an tĩnh triền miên


Ngày mai khi anh xuống tóc

chẳng hay anh sẽ còn nghĩ tới em

Ôi! Vọng tưởng của cõi đời này

một đêm nào em để tóc bay trên môi anh ướt

và thở thơm nồng nóng đượm cặp má anh

khi bao vây chỉ là tầm thường đen tối

và giữa bốn bức tường gương rộn rã

muôn ngàn nhân ảnh đang cuồng quay

những nét nhăn của thời gian đi rất chậm

những nét nhăn của thời gian lặng lẽ trôi


Chẳng hay anh sẽ còn ước muốn yêu em

Ôi! Phiền toái của cõi đời này

chỉ một phút thôi, em ơi, như giấc mộng

nhịp nhàng lả lướt trong vòng tay anh

để anh muốn yêu em mang đầy dục vọng

để anh ước yêu em sức mạnh dâng tràn

yêu em một người yêu không được gặp

yêu em một người bạn không được gần

em chỉ là người mẹ rất non tơ

với cặp vú còn mang nguồn đời sơ thủy

mà tâm hồn anh đây đổ vỡ tan tành

bao mối tình anh đã chết

bao hoài bão anh đã không thành

cô đơn lãnh đạm giữa chúng sinh

không tình, em ơi, trong ngày mùa đổi gió

một ánh đèn le lói xa vời thấu đêm khuya

sao như mang đến nghìn thương và nhớ tiếc


Ngày mai khi anh xuống tóc

đành để lại em thôi mớ bòng bong lưu niệm

chén rượu suông say ảnh người khuất dạng

những ngày hè nắng đổ những cành tre

bến sông trăng treo một nhịp đò

và quê hương đất nước mưa dài thổn thức

những bước lẻ loi lang thang trong tuyết lạnh

Ôi! Thầm xin em một bông hoa mầu nhiệm

Ôi! Gửi em một đóa hoa nở rộng từ bi

tiếp nhận anh trong lòng vô thường vô sắc

anh mở cửa nhẹ bước vào không gian trong

ánh sáng sẽ chiếu trở về chiếc bóng anh

chiếu quá cái tâm anh sạch bụi trần

1985

Trích từ “Nuages-Mây” tập tuyển thơ. Ngô Văn Tao, Montréal 1988

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Đời ta - Our life

Quế Anh acrylic on canvas 40x50cm. 2008 Loneliness on the beach


Our life


Our life, you were so happy to fulfill

Listening to the birds’songs in summer

You forgot that time was just a flutter

Furtive moments, a flight in the past


Already in the past, the passing gleam

Dew droplets on your beloved forehead

A shooting star in the glow of your look

Withering rose in its lightening bloom


Our love, you would tell us in happiness

But one morning we have to part

As we have to die at every instant


For my heart an everlasting sorrow

Our history! It was lived in a dream

With memory adrift in the time river

10.2010


Le sonnet original

Notre vie


Notre vie, disais-tu si contente de vivre

Donner la vie aux oiseaux chantants de l’été

Mais tu oubliais le temps en déséquilibre

A peine vécue, il est déjà du passé


Il était du passé, la lueur scintillante

Du front baissé, les gouttelettes de rosée

Dans ton regard levé, une étoile filante

Le bref éclair de la rose vite fanée


Notre amour, disais-tu contente de la vie

Mais un matin au soleil tu étais partie

Ne mourons-nous pas à chaque instant qui passe


La peine présente dans mon âme si lasse

Notre histoire était vécue telle qu’un rêve

Où serait le passé dans le temps en dérive?

1998


Đời ta


Đời ta em nhớ mùa nào

Con chim hót nhẹ nhành hoa sáng hè

Rằng em một tháng một ngày

Thời gian vội vã đi qua để buồn


Hôm xưa trăng sáng trong vườn

Nghiêng mình em hứng hạt sương của trời

Em nhìn sao rụng trên mây

Một ngôi sao lạc như hoa vội tàn


Tình ta, em nhớ vui buồn

Qua đêm sáng lạnh không còn em đâu

Yêu nhau lỡ chết vì nhau

Hồn ta bảng lảng mang sầu vô biên

Chuyện xưa có thực hay mơ

Bồng bềnh năm tháng duyên tơ đứt rồi

2000