ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Thời tôi sống - Broken heart-time

Quế Anh (oil pastel on paper) Thời tôi sống - Broken heart-time

“Tản mạn Thời Tôi Sống”*

Philippe Jaccotet (poète français):

On ne donne pas d’ordre aux poètes ni ne leur impose des devoirs hors celui qu’ils doivent s’imposer eux-mêmes de ne parler qu’avec la plus rigoureuse justesse à partir de leur expérience propre et comme sous sa dictée; de sorte que les poèmes qui en résulteront seraient nécessairement aussi divers que ces expériences, et que leur registre ira de murmure le plus intérieur aux éclats les plus violents; et qu’ils toucheront nécessairement, pris dans leur ensemble à tous les aspects de la vie humaine dans ses liens avec le monde, l’espace et le temps.

Không ai được đặt điều với thi sĩ, bắt thi sĩ đảm nhận một nhiệm vụ nào; thi sĩ chỉ có một triển vọng duy nhất là nói lên với tất cả sự chân thành của tâm tư, những sự kiện mà mình đã sống và đã cảm nhận. Và như thế, thơ đa dạng và muôn màu như chính cuộc đời, có thể dư vang như lời thì thầm nội tâm hay gào thét vì phẫn nộ. Thi ca toàn diện nghệ thuật là sắc thái của đời sống con người trong xã hội, trong không gian và thời gian. (nvt phỏng dịch)

Gần đây, văn sĩ bắc hà có cuộc hội thảo về Trần Dần. Người thì nói Trần Dần là thi sĩ canh tân, mang ngôn ngữ mới đến thi ca Việt nam; người thì nói Trần Dần là nhà thơ lớn có ảnh hưởng trong văn học.

Tại sao có thể thế được? Khi Trần Dần là nhà thơ nạn nhân của thời đại; chưa làm ra sự nghiệp đã bị đầy đi cải tạo (10 năm học tập lao động chân tay vì đã bị kết tội trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm). Bốn mươi năm cuối đời, được thả về với gia đình, nhưng phải biết im lặng ngồi nhìn bóng mình in trên vách, làm những câu thơ mini, như chơi ô chữ trong những đêm không ngủ để tồn tại:

“Chân trời không người bay”

“Người bay không có chân trời”

“Từ sống mấy ai trở về” …..

Tuy nhiên những câu thơ mini trên đụng chạm tới tâm thức của nhiều người. Và như thế không phải vì là kiệt tác thi ca (sic) mà vì hàm chứa cho những ai hiểu biết cái chua chát, cái khắc khoải, cái đời của nhà thơ, mà tài nghệ đã bị cầm chế mai một. (xin đọc thêm Cao Tôn : Trần Dần Thi Sĩ www.gio-o.com/ngovantao )

*****

Mấy tuần trước có chuyện cáo phó sự vĩnh viễn ra đi của nhà thơ Hữu Loan. Hội nhà văn Việt Nam có công khai tham dự tang lễ. Có nhiều bài trên các tờ báo lớn trong nước, của các văn sĩ xa gần nhắc nhở và chia buồn. Hầu như tất cả đều cốt yếu nói lại Hữu Loan là tác giả bài thơ : Mầu Tím Hoa Sim. Nguyễn Duy, nhà thơ chính thống của chính thể, kể lại ban thường trực Báo Văn Nghệ miền Nam (43 Đồng Khởi,TP HCM) đã từng đãi tác giả Mầu Tím Hoa Sim một bữa cơm trưa “để đời” (chữ của tôi, nvt). Phạm Xuân Nguyên, phê bình gia đầu bạc, nhắc nhở Hữu Loan là tác giả bài thơ của thế kỷ (sic).

Mầu Tím Hoa Sim là bài thơ hay, truyền thống trần thuyết như “Đi chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, “Chiều trên Phá Tam Giang” của Tô Thùy Yên…Hay ở chỗ binh dị, nói chuyện đời, không cao kỳ nghệ thuật đi thẳng vào lòng người. Bài thơ của Hữu Loan đã được Phạm Duy và nhiều nhạc sĩ khác phổ nhạc truyền bá rộng rãi trong lòng quần chúng những năm 1960 ở miền Nam Việt Nam.

Hữu Loan viết bài thơ khi còn là “lính bộ đội bác Hồ”, vợ trẻ chết đuối ở hậu phương. Bài thơ nói lên sự xót xa mất mát, cảnh gia đình, cảnh người lính với đồi sim, ẩn dụ thời binh đao mà người trai trẻ chỉ biết làm bổn phận công dân của một nước. Nhưng không nói tới đảng (đảng cộng sản Việt Nam), tới bác, tới “quyết sinh vì cách mạng vì nhân dân” nên đã bị lên án; nhà thơ bị giải ngũ , chi bộ đảng khinh rẻ, trở về quê tự xa lánh đảng bộ nên càng bị cô lập và “nhân dân chính quyền” bạc đãi. Hữu Loan, có học thức trình độ bằng tú tài tây thuở ấy, lẳng lặng lên núi đập đá làm phu bán đá, lập gia đình có vợ tần tảo bán thúng bán mẹt ngoài chợ cùng chung sức nuôi một bầy con…Một con người chân chính, không than vãn không chua chát, trong thời kỳ đổi mới này trước khi chết chỉ xin đảng ta một lời xin lỗi đã đặt điều với thi ca. Một bài thơ hay, đụng chạm đến tâm hồn của quần chúng, đặc biệt đụng tới tâm hồn của người dân Việt nam miền nam vào những năm 1960 vì khía cạnh nhân bản bình dị thanh thản. Bài thơ đánh dấu một đời người, một cuộc sống trong một thời đại mà sao vẫn chỉ nhận được lời khen suông, hời hợt cho lấy lệ!

Những sự kiện trên gần đây cho chúng ta phải ngậm ngùi vì sự nhỏ bé, không dám nghĩ, không dám nói của giới báo chí văn học phê bình nghệ thuật Việt nam. Đâu rồi những đầu óc Marxít, mỗi khi bàn đến văn nghệ là luôn luôn nói đến bối cảnh lịch sử của nghệ sĩ với tác phẩm?

*******

Tôi vừa đọc bài thơ “Tản mạn thời tôi sống”*, thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo viết vào năm 1981. Đó là bài thơ thật của một thi sĩ quân nhân (bộ đội bác Hồ) sống qua chiến tranh, sống thời xã hội chủ nghĩa bao cấp, sống cảnh hoang mang đối chọi giữa phe Mao-ít, xã hội chủ nghĩa xét lại, xã hội chủ nghĩa quốc gia…Một bài thơ nhân chứng cho thời đại mà con người thu nhỏ âm thầm tranh giành nhau sống còn bằng mọi giá:

Khi đắm yêu nào tin được bao giờ

Rồi một ngày người yêu đổi dạ

Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ

Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn


Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm

Kẻ tình nguyện giữ nhà muốn chiếm nhà ta ở

Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ

Tay ta treo đâu nghĩ có một lần…


Những con chiên sùng đạo bàng hoàng

Nhận ra chúa chỉ ghép bằng đất đá…

Dĩ nhiên đây là một bài thơ nên chỉ nói lên như thế chuyện đời một cách kín đáo ẩn dụ, và dưới mắt của văn học chính thống xã hội chủ nghĩa chỉ có thể là:

Thơ chưa hay….”

Mà thật:

Thơ chưa hay thì thơ nói thật lòng

Ai giả dối rồi biết mình lầm lỗi

Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi

Câu trả lời không dễ dàng chi!...

Nguyễn Trọng Tạo đã hoang mang tự đặt nhiều nghi vấn trước thời cuộc; muốn chân thành chấp nhận những mặt trái của xã hội, muốn ước mong vẫn có thể sống trong sáng với mọi niềm tin…; tuy nhiên dù anh vẫn tự nhủ:

Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa…

chúng ta phải nói bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo, mà tôi trích ra những câu thơ trên, hay và bình dị trần thuật trong tuyền thống của thi ca Việt nam ( Mầu tím hoa sim, Chiều trên phá Tam Giang…), nhưng không có một chút gì mà văn học chính thống gọi là “lạc quan cách mạng”. Chính vì lẽ ấy mà bài thơ này của Nguyễn Trọng Tạo cho đến nay không thấy ai nói tới.

Chúng ta chỉ còn mong rằng một ngày nào đó văn nghệ việt nam sẽ đoạt được vai trò nhân bản, có triển vọng cao siêu, không ngần ngại tìm hiểu và nói thẳng ra những điều cần phải nói. Cái ngày mà chúng ta biết nhìn lại lịch sử Việt Nam ở thế kỷ thứ hai mươi với con mắt phản tư, nhận rõ những chiến thắng, những thành tựu và những sai lầm tội lỗi, thì chắc chắn bài thơ “Tản mạn thời tôi sống” của Nguyễn Trọng Tạo sẽ được nhận định chân giá trị thi ca, đặc biệt là thi sĩ đã an nhiên binh thản nhân chứng cho xã hội chúng ta của một thời mang nhiều nước mắt mang nhiều ảo vọng.

Tháng 4-2010

Ngô Văn Tao

(*) “Tản mạn thời tôi sống” trong tập thơ:

KÝ ỨC MẮT ĐEN
MEMORY OF BLACK EYES

Thơ Nguyễn Trọng Tạo

Nguyễn Phan Quế Mai tuyển chọn và chuyển ngữ Anh văn

Nhà xuất bản Thế Giới - Hà Nội 2009

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Hoài Niệm - Nostalgia

Quế Anh (acrylic on canvas 70x80cm) Hoài niệm – Nostalgia

Nostalgia

Sunny sky of nostalgia

For past life in the lost paradise

Cloud-rack in eastern skyline

For memory of happiness in Eden


Memory of childhood and innocence

On flowery and grassy hill-slopes

Or by the road winding back in time

Beyond the heart and beyond the mind


Oh! Melancholic songs of evening-birds

For the illusion climbing up the hill

With view of waving valley by the river


Sumptuously flowing lights shiver

Could it just be life reversal

To past images or dreadful loss of memory

25.4.2010


Hoài Niệm

Cõi đời đầy rẫy tóc tơ

Tình yêu tưởng niệm tiếng thơ im lìm

Áng mây lặng lẽ đắm chìm

Tưởng chừng như giấc mộng nghìn đã xa

Một tờ ký ức thiết tha

Tưởng chừng cõi thế hương màu kiếp xưa

Đi về tái lập thượng thừa

Xa hơn trí tuệ, xa xưa hơn tình

Niềm cô độc nỗi điêu linh

Tiếng chim ca hót như hình chiêm bao

Giòng khe đằm thắm buổi đầu

Đã ra như thể mối sầu ban sơ

Em còn ký ức bơ vơ

Hình thành huyết lệ trong tờ giấy se

Bùi Giáng – 3.1994

(trích từ tập thơ: Vào chung cục thơ-La commune poétique aventure

Bùi Giáng-Ngô Văn Tao, nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam 2004)


Le sonnet original

Nostalgie


Le ciel ensoleilllé empli de nostalgie

Au souvenir perdu de l’ancien paradis

Le nuage lointain en cumulus à l’Est

Evoque le bonheur oublié de l’Eden


Le souvenir de l’innocence et de l’enfance

Semé sur les pentes fleuries, d’herbe et de fleurs

Et au bord des chemins dans une autre existence

De plus loin que l’esprit, de plus loin que le coeur


La mélancolie est troublée, chant des oiseaux!

Mais le mirage est de monter voir du coteau

La verte vallée de l’immense rivière


Flots somptueux du temps, frissons de lumière

Il en serait donné le retour à la vie

Images du passé, blessures de l’oubli

4.3.1994

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Thi sĩ lang thang - The vagrant poet

Quế Anh (acrylic on canvas 60x80cm) Rồng – The dragon


Bui Giang

The vagrant poet


It is a leaf laid on the beach

That the sea takes away in its ebb-tide

Water-fern and foam in the marsh

Floating adrift at the mercy of the waves


The poet who has his heart

Full of pity for human sufferings

The poet who sings the felicity

And the enduring bearing of serene mothers


He wants to have the universe in his embrace

With a poetry which could only be celestial

With a poem which must be written in a dream


Vagrant poet in his endless wandering

Dark alleys and boheme’s plazas

To find uncertain vision of his lost paradise

4.2010


Le sonnet original

A sa majesté Bui Giang

Le poète vagabond


Ce n’est qu’une feuille déposée sur le sable

Que la mer prendra dans son reflux vers le large

Une lentille d’eau, écume de marais

Sans aucune attache, ballotée à jamais


Le poète qui a voulu donner son coeur

Rempli de pitié pour l’humaine douleur

Le poète qui a voulu chanter les peines

Et joies maternelles de la femme sereine


Mais à vouloir pourtant de l’univers tout dire

Avec un poème qui n’est pas à écrire

Avec un poème qui relève du rêve


Poète vagabond! Il parcourt donc sans trêve

La cité limitée entre quatre frontières

Et laisse à tout recoin l’hymne de sa misère

28.2.1994


Thi sĩ lang thang


Chỉ là chút lá rụng rơi

Nằm trên bãi cát, triều khơi chụp liền

Mang về đại hải mênh mông

Ao hồ bèo bọt lênh đênh cuối trời

Người thơ đem tặng cuộc đời

Trái tim bê bối cho người bê tha

Người thơ từng muốn ngợi ca

Khổ đau và những thiết tha vui mừng

Của người thục nữ thanh tân

Niềm vui vô luợng mẫu thân muôn người

Tuy nhiên cũng muốn đồng thời

Toàn nhiên nói hết đất trời rộng thênh

Một bài chẳng thể viết nên

Bài thơ khởi tự nếp nền mộng mơ

Lang thang thi sĩ từng giờ

Luẩn quanh đi suốt đất bờ lôi thôi

Phố phường giới hạn hẹp hòi

Vẫn đi như thể cõi đời lang thang

Người thơ mỗi hẻm tự tình

Và đau tất cả nỗi mình khổ đau

Bùi Giáng

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Tháng Tư - April

Quế Anh (oil pastel on paper) Tháng tư – April

April

I do not know the April tomorrow

when in the sky there are sudden clouds

and the freezing squall in the middle of the day

I do not know the April tomorrow

here the winter does not end nor does it start

with the wail of spring in the frail light

Will you go with me, my fair lady

to the farthermost island where undone

we shall listen to the voice of the ocean

and follow the flight of the sea gulls

And the past will just be the past

with our dying youth which has been dreamed

1982

Tháng Tư

Chớm xuân mưa đổ trên ngàn

Tháng tư gió động – trong vườn hoa rơi

Mang mang mây xám đầy trời

Đường xa chợt lạnh bóng người về đâu

Không gian phảng phất nỗi sầu

Màn buông giường vắng trên lầu tương tư

Khi nào biển rộng sóng đưa

Con thuyền lạc lõng tuổi thơ mất rồi

Nơi nao mở cánh chim dài

Vì người lỡ hẹn cuối trời gió mưa

Trong xuân u uất tháng tư

Mùa đông để lại giấc mơ nhớ người

Mấy lần cửa đóng then cài

Đầy thềm hoa rụng – biết người ở đâu

1996

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

Ngây Ngô - Naive

Quế Anh (oil pastel on paper) Ngây ngô - Naïve

NAÏVE

(variation on a theme of Bui Giang)


Could the divine beauty be revealed

We’ll be panic-stricken in its radiance

In front of the ocean, immensely unknown

We’ll bowl over with antic anguish


By a cedar tree, with a sprig of rose

Just happy to be alive under the sun

Why should-we try to decipher world’s mysteries

Although one day we’ll have to wipe out our tears


We have no needs, no absurd desires

The old Ark could go to its wreck

We keep on living with innocence


In the name of Truth and Right, struggles were futile

Achilles , the hero, had to meet his grim fate

And Hector, the vanquished

To be buried in the eternity silence

4.2010


Le sonnet original

CANDIDE

(note sur un thème de Bui Giang)


Que la beauté divine un jour soit apparue

Tout son éclat nous plongera dans la panique

Au bord de l’océan, de l’immense inconnu

Nous serons chavirés par notre angoisse antique


Sous le cèdre odorant, pour un brin de bruyère

Nous restons contents de notre simple bonheur

Revient-il à nous de déchiffrer les mystères

Si nous essuierons un matin tous nos pleurs?


Nous avons notre vie, heureux indifférents

Que l’Arche vétuste s’en aille vers la ruine

Nous saurons conserver nos visions d’enfant


Au nom du Vrai, partis pour une lutte vaine

Qui pourrait soutirer Achille de la mort

Retrouver dans l’oubli la complainte d’Hector

Septembre 1998


Ngây ngô

(theo một ý thơ của Bùi Giang)


Thiên thần hiển hiện uy nghi

Oai nghiêm chói lóa mắt người nào đây

Bên bờ biển cả hư vô

Trái tim hoảng sợ ngàn xưa thuở nào

Lá bạc hà cỏ thúy vi

Mang mang nhỏ bé niềm vui đường trần

Mong chi ước mộng thiên thần

Rồi mai nhỏ lệ tiếc thương kiếp người

Chỉ xin sống trọn cuộc đời

Hành tinh vũ trụ sa cơ có ngày

Cho ta sống trọn thơ ngây

Cầu chi sự thật đấu tranh bận lòng

Ai người đến được vô biên

Quay về hối tiếc lời than anh hùng

2000



Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

Thế giới ảo - The hyper-reality


Quế Anh (oil pastel on paper) Chủ thể trưởng giả quý phái – The aristocrat

Jean Baudrillard (1920-2007)
Modern societies were organized around production and postmodern societies around “simulation”, cultural modes of representation, that simulate reality as in television, computer cyberspace and virtual reality. In postmodern world, technology replaces capital, semiurgy (proliferation of images, information and signs-objects) replaces production. The postmodern turn is a form of technological determinism.
In the postmodern world, individuals fall in the ectasies of hyper-reality (simulation of reality, Disneyland and amusement parks, malls and consumer fantasylands). Subjectivities are lost. “They exist in a state of terror which is characteristic of the schizophrenic, an over-proximity of all things, a foul proximity of all things which beleaguer and penetrate him, meeting with no resistance, and no halo, no aura, not even the aura of his own body to protect him. In spite of himself, the schizophrenic lives in the most extreme confusion”(Jean Baudrillard)
To be away from this world, Baudrillard pushes the style of highly ironic metaphysical discourse, the adoption of human being with a version of Nietzsche’s aristocratic “master morality”, transcendence and solar principle (personally sovereign expenditure, giving, sacrifice and destruction to escape determination by existing imperatives of utility and vulgar consumer’s fantasy)


Jean Baudrillard và XÃ HỘI ẢO

Jean Baudrillard (1929-2007) xã hội học người Pháp, đã có những nhận định sôi nổi về xã hội hiện đại. Dĩ nhiên xã hội mà Baudrillard bàn đến là xã hội tân tiến Âu Tây vào cuối thế kỷ thứ hai mươi, nhưng với sự hội nhập hoàn cầu hóa cũng là về những trạng thái tương lai hay đã có rồi ở xã hội của những quốc gia hậu tiến hay trên đà phát triển công nghệ kỹ thuật.

Để bàn tới những nhận định của Baudrillard, trước hết xin nhắc lại, trong triết học Hegel, con người và xã hội là những hiện thể mà chúng ta có khái niệm trong sự tổng quát của lý tính: Hiện Sinh, Hư Vô, Hiện thành (Being, Nothingness, Becoming); tức là những hiện thể khái niệm, hiện sinh đến từ hư vô, ở tận cùng trở về với hư vô, nhưng tồn tại sinh động và hiện thành, mà chúng ta nhận định những quy định hay những thuộc tính, nhưng chỉ có thể là hữu hạn, tự phủ định hay đúng hơn mang sẵn những mâu thuẫn để bị giải cấu (de-construction, trong cái nghĩa là phá giải để cấu tạo ) hay tự giải cấu, qua lịch trình biện chứng pháp.

Trong sự hiện thành của xã hội theo Baudrillard, có bước ngoặt chính yếu: tiền hiện đại với hiện đại. Xã hội tiền hiện đại là xã hội thân bằng bộ lạc, trao hoán thực phẩm và công cụ, giao lưu tặng phẩm; một xã hội thần linh, tôn giáo. Xã hội hiện đại bắt đầu từ thời khai sáng (le siècle de lumières), để bây giờ chủ yếu là kỹ nghệ sản suất tư liệu thực dụng cho con người. Động cơ chính yếu của xã hội hiện đại là tư bản chủ nghĩa và khoa học kỹ thuật. Bước ngoặt đó là một sự thăng hoa. Lịch sử theo Hegel là lịch trình tiến triển của tinh thần nhân loại, vượt qua từng bước những mâu thuẫn bản thể để tới con người và xã hội ở giai tầng cao độ trên.

*************
Xã hội hiện đại bắt đầu bởi khai sáng (thế kỷ thứ XVII-XVIII), là duy lý và nhân bản chủ nghĩa. Chủ thể là con người, nhân bản tự do lý trí; con người lý giải và thiết lập xã hội, chinh phục thiên nhiên, đưa tất cả vào guồng máy sản xuất vật chất thực dụng vị lợi ích nhân sinh. Từ chế độ quân chủ phong kiến, qua quân chủ lập hiến rồi tới xã hội tự do dân chủ, là những bước tiến quá trình lịch sử theo triết học Hegel. Những quy định xã hội hữu hạn, với những mâu thuẫn, những đối lập phải giải cấu. Xã hội tự do dân chủ của thế kỷ thứ 19 là xã hội tư bản mà mâu thuẫn hiển nhiên là sự bất công xã hội, đối lập giữa tầng lớp tư sản với giai cấp lao động công nhân vô sản. Chủ nghĩa xã hội Marxit trên lý thuyết giải cấu mâu thuẫn đó bằng xã hội độc tài của giai cấp vô sản; dĩ nhiên xã hội Marxit hàm chứa những mâu thuẫn, hơn nữa với ý thức hệ hoang tưởng, phi lý tuyệt đối, nên càng đổ vỡ và phá sản, lý thuyết xụp đổ của xã hội cộng sản Đông Âu!

Duy lý và nhân bản chủ nghĩa, trong buổi đầu lạc quan về chủ thể con người. Tư bản chủ nghĩa, tự do dân chủ chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa Marxit…đều là những lý thuyết khai sáng duy tôn lý trí tinh thần nhân loại. Nhưng sự sa lầy của Marxit chủ nghĩa, cùng những mặt trái của tư bản chủ nghĩa, và những khuyết điểm của dân chủ tự do chủ nghĩa đưa tới tâm thức hậu hiên đại của thế kỷ thứ 20; những tư tưởng gia, những nghệ sĩ hậu hiện đại nhận định phải phản tư đối kháng và giải cấu cái thực trạng hiện hành của xã hội. Baudrillard thuộc về trào lưu tư tưởng này.

Theo trào lưu tư tưởng này (đặc biệt của trường phái Francfurt: T.Adorno, M.Hokkeimer…), Baudrillard thấy cần phải nhận ra cái không tưởng của mọi chủ nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội. Với sự xụp đổ của xã hội chủ nghĩa Marxit, dân chủ tự do phóng khoáng Âu Tây dù có khải hoàn hưng thịnh qua chiến tranh lạnh vẫn không phải là chủ nghĩa tối hậu của nhân loại. Cái xã hội hiện đại dân chủ tự do thật là tư bản chủ nghĩa, với những mâu thuẫn nội tại, thiết lập một nền văn hóa kỹ nghệ: khai sáng mà ngu muội quần chúng. “ Công cuộc khai sáng, như chúng ta hiểu hiện đại, trong cái ý cao siêu nhất là sự triển khai lý tính con người, đặt con người lên địa vị chủ thể của sự vật, thật hiện thành rồi với những dự báo của ngày mạt thế” (T.Adorno). Nền văn hóa kỹ nghệ thị trường lợi nhuận, đẩy con người vào hầm u tối với nhu cầu vật chất luôn luôn khuếch trương vô thức, nông cạn thỏa mãn bằng những tư đồ ảo dụng. M.Heidegger với tâm thức rất hậu hiện đại cũng đã nói trước :“Xã hội như càng sán lạn, kinh tế tiền bạc càng ngày càng giàu thêm bằng những vật thừa vô dụng. Nhưng ai biết rằng quả báo đang chờ đợi, rồi sẽ bùng nổ trong tương lai; loài người sẽ chìm đắm trong đêm sâu tuyệt vọng, cái đêm sâu mà có lẽ chúng ta như đã dự báo rồi trong tiềm thức”.
(Xin đọc thêm: “Tâm thức Hậu Hiện Đại”, tiểu luận Ngô Văn Tao. www.gio-o.com)

*********
Baudrillard chia sẻ những cảm nhận hậu hiện đại trên, nhưng hơn nữa với xã hội tâm lý học trình diễn những nhân tố của sự suy tàn xã hội. Theo Baudrillard, chúng ta đang sống một xã hội bội hiện thực (hyper-reality), thế giới ảo.
Mọi lý thuyết xã hội, chính trị, kinh tế đều không còn thích ứng; vấn đề nhân sinh xã hội không còn là vấn đề của đại ngôn ( des grands récits). Tỉ như xã hội dân chủ tư bản chủ nghĩa và xã hội học Marxit coi động cơ của đời sống xã hội là cơ giới công nghệ sản xuất thực dụng và lợi nhuận, theo Baudrillard chính điều này chứng tỏ những chủ nghĩa trên đã lỗi thời. Xã hội nay chìm đắm dưới những tư đồ thừa thãi. Khoa học và kỹ nghệ thống trị xã hội con người. Việc sản xuất những vật liệu thực dụng không còn là vấn đề của xã hội. Với kinh tế thị trường, toàn bộ đầu óc khoa học kỹ thuật nay có trọng tâm là đưa quần chúng bội dụng và bội xài những tư đồ tiểu xảo lấp lánh ảo ảnh mang phù hiệu đến cho mỗi người. Chủ thể con người thoái hóa trước vật chất. Mỗi người tự tìm thấy trong muôn ngàn hàng hiệu những phù hiệu cho bản thân, những phù hiệu ảo ảnh như những huân chương tự ban cho nhau, treo đầy ngực của những hỏa đầu tự ngắm nhìn mình trong gương.

Xã hội đã đi quá độ trong lịch trình kỹ thuật hóa đời sống con người ở mọi trạng thái. Tỉ như chiếc đồng hồ đeo tay, không còn là một tư vật thực dụng, nhưng nay được sản xuất chiêu hàng với muôn ngàn hình dạng; người mua có thể mua hàng trăm cái, tìm ở nó những phù hiệu ảo tượng cho chính mình: giàu sang, kiêu sa, đãng tử, quá độ thời thượng…Chúng ta sống trong thế giới ảo, thế giới hình thức, ai cũng đóng một vai trò trình diễn, có sẵn những biểu tượng để khẳng định mình…Chìm đắm dưới những tư vật, chúng ta bị lôi cuốn bằng những phương tiện truyền bá cấp tiến, kỹ thuật siêu hạng, để bội thu và bội dụng, cùng lúc có ảo tưởng tự do, chủ thể cá nhân.

Lịch trình kỹ thuật hóa đặt lại vấn đề nhân sinh xã hội. Cần phải có một suy luận mới về kinh tế, về chính trị. Chủ nghĩa Marxít, trong cái cực đoan lý thuyết, không thể cải hóa, nên đối với xã hội hậu hiên đại bây giờ thật là một lý thuyết lỗi thời. Con người nay sống với kỹ thưật thông tin, tới tấp tín hiệu, thế giới của internet, của e-mail @, có những suy tư, những nhu cầu bội vật chất, bội hiện thực (hyper-materalist, hyper-realist). Những xu hướng nhân sinh, tưởng là qua phương tiện truyền thông có thể quy định, nhưng thật thêm lệch lạc, thêm bất xác định. Beaudrillard nhận định hơn bao giờ, xã hội học cần đến xã hội tâm lý học.
************

Khoa học kỹ thuật cải thiện đời sống của chúng ta. Xã hội càng ngày càng giàu có, đồ vật thực dụng thừa thải. Sự giàu sang phù hợp với bản chất con người; chúng ta đâu có ra đời để làm việc như cái máy, suốt ngày ở đồng ruộng, ở xưởng máy làm những cử chỉ lập đi lập lại vô ý thức, mà động cơ kỹ thuật nay biết làm thay chúng ta. Sự hoang phí tiêu xài cũng là bản chất của con người. Nhưng vấn đề là đại chúng hóa sự dư rả đưa đến tâm thức phổ quát tiểu tư sản mới giàu (des nouveaux riches), bảo thủ trong căn hộ đầy tiện nghi, thừa thãi tiểu xảo bội dụng, bội thu. Con người ôm giữ những đồ vật, nay mang phù hiệu của cá nhân chủ nghĩa, biểu tượng ảo cho chính mình. Cái gì người ta thường nói: “the american dream”, ước mộng của người Mỹ, có một căn nhà, có đủ tiện nghi, có đủ mọi đồ thục dụng….Nhưng đâu biết, “ước mộng” đó chỉ làm con người không còn là chủ thể mà là nô lệ của vật chất. Sự hoang xài của quần chúng đây là sự bội phí và bội thu với những hàng hiệu, diễu bầy những biểu tượng ảo; nhưng thật sự hoang phí đó ẩn dụ một bản chất nhỏ bé, con người mất mọi triển vọng cao siêu (the loss of transcendence); hơn nữa, theo Baudrillard, con người mất bản chất tuyệt vời, bản chất dương khí mặt trời (the solar principle); với tiềm năng, sức mạnh lý trí của con người, con người phải hoang phí năng luợng như mặt trời để chiếu tỏa khắp nơi, trên đồng bạn, trên thiên nhiên loài vật, một cách vô tư không vì lợi nhuận không vì một đạo lý tự mãn tự tôn nào. Sự hoang phí nay của chúng ta qua những đồ vật tiểu xảo lại chỉ là sự hoang phí thỏa mãn tâm tư nói cho cùng của hư vô chủ nghĩa!

Những tư tưởng gia hậu hiện đại ở đầu thế kỷ 20 đã không chứng kiến sự đột phá của công nghệ số học thông tin, nhưng chính sự đột phá này thật đặt lại tất cả vấn đề xã hội chính trị, kinh tế, nhân sinh hiện đại. Nó là một động cơ cho sự hoàn cầu hóa, là phương tiện sáng lập những công ty kỹ nghệ, kinh tế thương mại khổng lồ, những sức mạnh không hình hài, không bộ mặt nhưng chi phối đời sống xã hội của cả loài người. Tuy nhiên, với sự chuyển tải cấp tốc thông tin, mang muôn ngàn tín điện đến cho mỗi người, tạo cho con người tự cảm, tự tin là có mặt trong sự hiện thành những quy luật của thế giới. Nhất là với sự thành lập những “blog, facebook, twitter” quần chúng có thể lập thành từng nhóm để chia sẻ, hỗ trợ nhau trong sự nhận định chỉ có thể hời hợi, bề ngoài, không chiều sâu, bình dân túy; và như thế chìm đắm trong những tín điện, chia sẻ nhau những ý tưởng nhậy cảm tức thời, con người sống trong thế giới ảo, mà bản chất không liên quan tới thế giới thật mà những quy định đặt ra bởi những bộ máy, tập đoàn người anh cả kỹ thuật. Theo Baudrillard chính đây là nhân tố cắt nghĩa sự phân liệt (schizophrenia) tâm thần của xã hội, sự thoái chí trong tiềm thức của con người đối phó với sức mạnh của hỏa tiễn, máy bay không người…

Không thể phủ nhận kỹ thuật số học thông tin đã cho khoa học gia, học giả điều kiện vô cùng thuận tiện tham khảo, thảo luận hợp tác trên những vấn đề khoa học, những vấn đề chuyên nghiệp. Một mặt khác phổ quát là giúp quần chúng tức khắc tiếp xúc những tác phẩm văn nghệ, nhưng chính ở lĩnh vực nghệ thuật -mà nghệ thuật hơn bao giờ hết phải là nền tảng tâm lý của con người trước sự khống chế của khoa học kỹ thuật- sự tiếp xúc qua tín học lại là một điều tiêu cực. Với tinh thần điện tử thông tin cấp tốc (internet), những tác phẩm thường đi đến quần chúng dưới hình thức sơ lược tổng kết, với đoạn trích ngắn gọn; đó là hình thức của “Reader’s digest” (Giản lược các truyện giúp độc giả), đã làm hại bao nhiêu người đọc, vì làm mất sự hồn nhiên, bất ngờ kinh ngạc để tìm hiểu thâm sâu và tự mình tiếp nhận và thông diễn giải tác phẩm của Tolstoy, của Balzac, hay của những đại văn hào khác. Hơn nữa, cũng trong tinh thần đại chúng hóa của số học thông tin, nhiều đoạn văn thơ, khúc nhạc, mẩu tranh hội họa được đưa ra như những mẫu từ, những nhịp khúc, những mẩu vẽ để mọi người có thể sửa đổi sao chép đúc kết thành một tác phẩm của mình. Ta không phủ nhận trong kiến trúc, xây cầu dựng tháp, sự góp nhặt sơ đồ kiến trúc cộng với phép tính kỷ hà học qua số học tín hiệu đã giúp xây dựng những công trình quá sức tưởng tượng của một người. Cũng như có những bức tuyên truyền ký họa bằng số học tín hiệu có giá trị thích ứng cho xã hội. Nhưng dù sao, những tác phẩm đó không có sự vật lộn của tâm tư chủ thể văn nghệ sĩ, bản chất là chủ thể đơn côi trong sóng gió của cuộc sống, nên nó có thể đẹp, có thể hoàn hảo, nhưng không có cái nhiệm mầu vô khả định tâm hồn nghệ sĩ; mà chính sự nhiệm mầu đó phải là tiêu chuẩn của những tác phẩm văn nghệ chân chính.

Kỹ nghệ thông tin (internet) cho phép đại quần chúng tiếp nhận tới tấp tin tức và hùa nhau phản ứng cập nhật tức thời. Nhưng chính kỹ thuật đó lại có mặt tiêu cực là tạo dựng sự xô bồ, sự a dua , cái hiện tượng của nắm tuyết lăn trên tuyết càng ngày càng lớn (effet de la boule de neige); đại quần chúng hùa theo nhau, dễ dàng bị lôi kéo vào trào lưu bình dân túy. Một tác phẩm văn nghệ, một ý tưởng chính trị, xã hội nông cạn lợi dụng được hay lêch lạc tình cờ nắm được cơ hội, có thể trở nên một sức mạnh đè bẹp mọi suy tư chân chính cá nhân của con người. “ Chuyện thằng bé biết la lên: Ô đức vua không mặc quần!” là một chuyện càng ngày càng hy hữu trước sức mạnh lớn lao, qua tín học thông tin tới tấp, của lễ hội cộng đồng hò vui hưởng ứng của ngàn ngàn người, của phong trào liên hoan tuyên dương bởi triệu triệu người. Chúng ta chắc chắn có thêm điều kiện để tự do nhận xét qua những thông tin cập nhật tới tấp của kỹ nghệ tín học; nhưng trong sự bội ứng dụng của kỹ nghệ thông tin, theo Baudrillard, chúng ta chìm đắm trong thế giới ảo, bội hiện thực, cái tự do mà chúng ta có ở đó cũng là tự do ảo, vì làm sao chúng ta mỗi người có thể giữ nguyên vẹn suy tư cá tính, nhân bản trước sự xô bồ, áp lực nông cạn không thể tránh được của đại quần chúng. Chính đại quần chúng này cũng chỉ là một hiện tượng ảo trong cái ảo vô cùng của thế giới ảo mà chúng ta thấy trên màn phim ảnh, trên máy truyền hình!
*********

Thế giới ảo bắt buộc phải như bong bóng để rồi bể vỡ! Heidegger, Adorno, Baudillard… đều cảm nhận vậy. Cảm nhận vậy, theo Baudillard, rất nhiều người cũng chia sẻ và chính vì vậy hân hoan khi thấy “Đế Quốc Mỹ”, tiền phong trong sự cấu tạo thế giới ảo, đang như càng ngày càng suy thoái, vì chính đó là biểu tượng cái suy thoái của toàn xã hội nhân sinh hiện đại. Nói một cách khác, như Heidegger, như Adorno đã nghĩ, chúng ta càng ngày càng thấy triệu chứng của sự đột phá tan vỡ nội tạng ( an implosion) của xã hội.

Một sự kiện mà chúng ta trong tiềm thức đều hoảng sợ chờ đợi. Khoa học kỹ thuật triển khai không cùng, cơ giới càng ngày càng mãnh liệt để ta điên cuồng chinh phục thiên nhiên, để ta có thể giết hại lẫn nhau bằng vũ khí đủ sức mạnh tàn phá cả quả địa cầu. Cái đà phát triển không cách gì kìm giữ, thoát khỏi sự kiểm xoát của loài người; chúng ta đã chót mở cái hòm chứa Pandora, để con quỷ thoát rồi không còn cách gì bắt nó lại. Cũng như thế, kỹ thuật càng ngày càng đột phá trong sự chế tạo không ngừng đồ vật tiểu xảo cho trẻ con của cả thế giới thi nhau có cả đống đồ chơi, cho người lớn người già thi nhau có những đồ vật bội dụng, những đồ vật không cần thiết nhưng vì một lý lẽ hoang xài tiềm thức, mỗi người cũng phải chất đống. Chất đống rồi phế bỏ để cả địa cầu chìm đắm dưới những phế liệu. Do đấy, cùng với sự bội dụng năng lượng khoáng sản của trái đất, đưa đến cái hiểm họa sinh thái, mà trong cái đà phát triển ngoài tầm tay của loài người sẽ chỉ mang lại, cái hiểm họa sinh thái có nguy cơ tàn phá không chỉ xã hội nhân sinh mà chính sự sống còn của loài người trên trái đất.

Tuy nhiên cái điều Baudrillard nhấn mạnh chính là vấn đề nhân bản. Chúng ta đã bị phân liệt, không còn biết thế nào là chủ thể, khi khoa học kỹ thuật, phát triển qua lý trí của con người, lại đưa đến thế giới bội hiện thực khống chế bởi vật chất. Chúng ta mất mọi triển vọng cao siêu (the loss of transcendence), mất dương khí mặt trời (the solar principle), chúng ta thoái hóa, trở nên nhỏ bé, bị phân liệt bởi những hoàng quang ảo ảnh của minh tinh bề ngoài nông cạn bình dân túy, của vật chất, của sức mạnh máy móc, của robot điện tử. Với sự tới tấp tín hiệu, sự hò reo của màn ảnh của thư mạng, chúng ta không còn tâm trí để tĩnh lặng tự tìm tòi chậm rãi suy tư, bản chất chính yếu để hiện hành bản thân làm người. Nhưng Baudrillard không hoàn toàn bi cực, vẫn tin ở khả năng tự giải thoái của con người, một chủ thể cá biệt. Một tiếng nói dù đơn độc vẫn có thể là điểm dựng ( le point d’appui) cho loài người của ngày mai. Cái gì làm cho mỗi người chúng ta tự ly khai ra khỏi cái xã hội hiện đại đang sa lầy, chính là biết phản kháng đảm nhận lấy vị chí chủ thể của bản thân. Phải không rơi vào cái dòng a dua, xô bồ, bình dân túy, phải không chìm đắm dưới đống đồ tư liệu sa hoa ảo ảnh, bội thu bội dụng, phải không thoái vị trước sức mạnh bạo lực máy móc cơ giới nhân tạo, chúng ta đảm nhận lại cương vị chủ thể của mình, chủ thể trưởng giả và quý phái!

Có lẽ trước hết là mãnh liệt khẳng định lại bản chất nguyên sơ tiền hiện đại; duy trì lễ độ bảo thủ, quả quyết tiếp cận với những biểu tượng linh thiêng tiền sử, tin rằng có đấng tối cao mà lý tính con người không bao giờ đạt thấu được. Có rất nhiều tư tưởng gia chỉ trích Baudrillard đã như thế tán đồng với “quá khích bảo căn đế” (fondamentalisme extrêmiste). Nhưng thật chủ thể trưởng giả và quý phái là biết sống trên vòng tầm thường đại chúng. Chỉ dùng những tư đồ cần thiết, hơn nữa luôn luôn ở bất cứ vật thể nào thu dụng tìm cho ra bàn tay sáng tạo không máy móc của nghệ sĩ; tránh xa sự rộn ràng mà trái lại không ngần ngại sống hàng ngày trong cô đơn tĩnh lặng, nhìn xung quanh với đôi mắt kiêu sa, sẵn sàng phản tư diễn giải phê bình hay tìm hiểu; đọc những tác phẩm văn học in thành sách quý bìa dầy, để nghiền ngẫm với đầu óc hồn nhiên chân thành nhưng chiết trung (éclectique); hy sinh tiền của để có tác phẩm nghệ thuật –cũng có thể một phần là để hỗ trợ nghệ sĩ trong hành trình sáng tác nhân bản- để treo trên tường và có cơ hội suy tư, tìm hiểu nghệ thuật dù rất có thể mấy tháng sau nhận ra một khía cạnh yếu kém nào nên rỡ tác phẩm xuống cất vào kho….Chủ thể trưởng giả và quý phái là luôn luôn giữ triển vọng hình nhi thượng cao siêu, là hồn nhiên rộng lượng đài các với dương khí của mặt trời.
*********

Xã hội Việt nam mới vừa bước vào thế giới hiện đại, khoa học kỹ thuật, công nghệ thi trường hoàn cầu hóa…Nên chúng ta chưa hẳn sống thế giới ảo bội thu bội dụng, bội hiện thực mà Baudrillard phản kháng. Chúng ta còn cảnh bà ba miền tây nam bộ của Nguyễn Ngọc Tư lang thang ngoài chợ làng với áo cánh trắng sờn tay sờn vai, còn bà mẹ răng đen nhai trầu bán hàng rong ngoài bắc; chúng ta còn những công nhân làm mười tiếng một ngày không đủ ăn, ở tụm năm tụm ba trong căn phòng 12 thước vuông, cuối năm không đủ tiền về quê thăm nhà….Nhưng tuy nhiên cao ốc chọc trời xây dựng khắp nơi, một tầng lớp trưởng giả mới giàu học làm sang hình thành phô trương diễu hành trong xã hội; cái thế giới ảo bội hiện thực âu tây hiện hình rồi, sẵn sàng đưa đại quần chúng sa lầy vào ảo tưởng. Khái niệm chiết trung, trưởng giả quý phái không phải là không cần thiết cho chủ thể nhân bản trong xã hội đang phát triển ở Việt nam chúng ta. Nhất là nữa, cái xã hội này trong giai đoạn lịch sử vàng thau lẫn lộn, đảng trị mờ ám, che đậy và dối trá, không bao giờ hết mỗi người chúng ta phải biết trong phòng kín làm “thằng bé biết kêu lên: Ôi! Lãnh tụ không mặc quần”; trưởng giả quý phái cũng là đức tính chủ thể can đảm tự nhận ra sự thật, trước cái a dua, cái xô bồ, cái hời hợt chỉ biết hưởng thụ bội thu và bội dụng mà khoa học kỹ thuật và kinh tế thị trường hiện đại đang lôi kéo đắm chìm dần đại quần chúng.

Thang 4 năm 2010
Ngô Văn Tao

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

Minh Tinh-For a star


Quế Anh (oil pastel on paper) Minh Tinh – A star


For a star
(variation on a theme of Bui Giang)

The show getting into dim light
Farewell music being heard from the horizon
Over the desert whirlwind and sand-storm
For our sorrows, it is the end of masquerade

We had neither answer nor response
For the fairy tale of your appearances
We were lost at the bottom of your blue eyes
As if being drifted on the ocean’s waves

Weaving between reality and fancy
We looked for images on the screen
Objects of desires, objects of perdition

But for the fantasy to brighten our days
You could reveal yourself under a veil
Haunting dreams, wonders at a new star
March 2010

Le sonnet original
Pour une étoile (Brigitte Bardot)
sur un thème de Bui Giang

Nous irons outre-tombe, ensemble à l’autre vie
Car notre adieu se prolongeait à l’infini
Dans le désert le tourbillon et la tempête
Malgré nos deux chagrins se terminait la fête

Reviendrait-il des réponses aux questions
Que ton très pur regard a posées sur le monde
Serions-nous à jamais en perdition
Au bord de l’inconnu sur la crête des ondes

Au fleuve impétueux de l’être et de l’oubli
Vibrantes images à l’écran de lumières
A l’éclat du désir et de notre repli

Rempli était mon coeur d’espoir et de mystère
Quand d’un geste discret, tu entr’ouvris le voile
De notre obsession, le rêve d’une étoile
Sept. 1998

Mai sau
(một ý thơ của Bùi Giáng)

Mai sau dù có thế nào
Cho ta gửi gắm câu thề bốn phương
Gió bay cát bụi dặm đường
Nơi đây đã hết địa đàng cuộc vui

Cho ta thổ lộ một lời
Hỏi sao em đến cõi đời lầm than
Hay ta cùng phận phù vân
Bên bờ bến lạ sóng cồn biển dâu

Sông trôi nếp sống chập chùng
Em tà áo mỏng trên màn trăng sao
Và ta ước mộng hão huyền
Có trong cuộc sống nàng tiên của đời

Ôi! Em ẩn hiện hình hài
Cho ta vọng tưởng vì sao trên trời
2000