ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

Tháng Một-January


Quế Anh (acrylic on canvas 60x80 cm -2008) Tháng giêng- A new beginning

January
It is boring to have the north six months night
It is boring to keep on living and not to fly
And I feel sad that I had to wave
“Bye and Bye”
We have lost the country where the moon is bright
We have lost the place where we used to smile
But how to be mine the city where we met and parted
“Bye and Bye”
Do I remenber you? Do I forget you? Do I mind?
The clouds are so cold in the January sky
That I need to keep the warmth of your voice
So let me secretly cry and say to you
”Bye and Bye”
1982

Tháng Một

Tháng giêng đau khổ mặt trời
Đông sâu lạnh giá đêm dài nửa năm
Về Bắc ngất lạnh mù tăm
Về Nam chỉ thấy thẳm thăm mịt mù
Đau thương từ bấy tới giờ
Ai người đã tỉnh đã mơ một lần
Ấy đau thương - ấy tử phần
Không cho phép cánh đại bàng viễn du
Kể từ vô tận mùa thu
Vô biên khốn khổ tội tù một thân
Kể xa xôi - kể gũi gần
Không từ đâu có dặm phần chia ly
Ôi! từ vô thủy ra đi
Đến vô biên xứ từ quy xa vời
Hỡi ôi! em đã mất rồi
Toàn nhiên trái đất khoảng trời màu xanh
Vầng trăng vằng vặc dập dềnh
Không gian vô tận mà đành lệ rơi
Chào nhau ở một chân trời
Chào em ở lại xa xôi đẵng đằng
Em yêu - em có biết rằng
Chúng ta đã mất mảnh trăng của đời
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời”
Là lời vâng tạc sáng ngời thủy chung
“Được lời như cởi tấm lòng”
Mà sao phố thị đã từng chia xa
“Một lời đã biết đến ta”
Mà đâu nghìn tứ cũng là muôn chung
Em còn nhớ rõ anh không
Hay là em đã mịt mùng mây trôi
Tháng giêng tuyết lạnh đầy trời
Gửi em, em giữ một lời riêng em
Ngọn đèn sáng tỏ thâu đêm
Tiếng trong ấm áp âm thầm tạc ghi
1995
Bùi Giáng

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Khủng Bố - Terrorism


Quế Anh (acrylic on canvas 40x50cm) Khủng bố-In the ruins of Terrorism


J’ai reçu personnellement le commentaire suivant sur mon article: “The End of History”:
http://ngovantao.blogspot.com/2009/11/chung-cuc-cua-lich-su-end-of-history.html


Sur le papier : “The end of History”
En tant que dénonciation de l’arrière-plan idéologique des thèses de Fukuyama, ce papier met en avant des arguments valables; pour l’essentiel, les thèses de Fukuyama se présentent comme une justification théorique du rôle des USA en tant que super-puissance régulant (avec ses alliés comme Israël) l’évolution du monde au gré de ses propres intérêts.
Le problème qui demeure est celui-ci: aucune vision théorique globale (pas même la vision “anti-impérialiste” ) ne rend compte de façon satisfaisante des contradictions du monde actuel. Par exemple, l’assertion que : “jihad terrorism is … but struggle for recognition, for one’s own dignity, right and ways of living”, me paraît une vue exagérément optimiste de la réalité.
Le déroulement concret de l’histoire, où les rapports de force jouent un rôle plus grand et plus durable que les combats d’idées, ne se laisse pas réduire à un affrontement entre le “bien” et le “mal”, entre le “progrès” et la “réaction”, entre la “justice” et l’ “oppression”. Ce qui ne veut pas dire qu’on puisse laisser de côté le souci de la justice, mais qu’il faut essayer de voir le réel sans l’idéaliser, sans jamais prendre ses désirs pour des réalités et que la lutte pour la justice n’a de sens que si elle s’inscrit dans les rapports de force tels qu’ils sont.
10.1.2001
Pierre Molino
Professeur honoraire de l’université Paul Sabatier à Montpellier-France


Ce commentaire, discètement imprégné d’humanisme, dénote une sagesse tranquille, je dirais même confucéenne; je n’en ai rien à redire.
Mais sur la remarque que l’assertion: “The Jihad-terrorism is….but struggle for recognition, for one’s own dignity, right and ways of life”, est une vue exagérément optimiste, je voudrais ajouter qu’en vue de la violence aveugle généralisée par des armes extrêmement puissantes, par des bombes “la mère de toutes les bombes” qui tuaient des centaines de milliers de victimes innocentes en Irak, des bombes à “phosphore incandescent” sauvagement versées sur des hôpitaux et des écoles au Gaza écrasant récemment dans les ruines des centaines de vies, femmes et enfants, et tout cela au nom de la civilisation et de la liberté, le nombre des victimes innocentes des actes de terrorisme ne me sont que des gouttes de larmes amères. Pour ne pas sombrer dans un pessimisme total et nihiliste sur la nature humaine, je veux m’accrocher, non par optimisme mais par croyance que l’humanité reste vivante, à l’idée que les actes violents de terrorisme ne sont que des actes de désespoir, de révolte des faibles, de braves acculés au pied du mur du désespoir.


Một vài cảm nghĩ về thuyết khủng bố

Về bài tôi viết : The End of History” (Cáo chung của lịch sử) trên blog này của tôi:
http://ngovantao.blogspot.com/2009/11/chung-cuc-cua-lich-su-end-of-history.html
và đặc biệt: http://www.gio-o.com/NgoVanTaoCaoChungChoLichSu.htm

Tôi nhận được mấy lời bàn sau đây:

Bàn về bài :The end of History
Như một bài văn nêu lên thâm ý lý thuyết của những luận đề mà Fukuyama đã đưa ra, bài thảo luận này có những ý kiến chính đáng: đặc biệt là những luận đề của Fukuyama cốt yếu biện minh cho vai trò bá chủ của Mỹ Quốc (cùng với đồng minh như Israël) điều hành thời cuộc thế giới theo tư lợi của mình.
Vấn đề vẫn còn là: không một thế giới quan lý thuyết nào -dù là một cái nhìn chống chủ nghĩa đế quốc- có thể cho chúng ta nhìn thấu những mâu thuẫn của thế giới hiện đại. Tỉ như, khẳng định rằng : “ Sự khủng bố Chủ nghĩa Hồi Giáo Bảo Căn Đế (Fondamentalisme Islamique), “chủ nghĩa khủng bố” không phải là chủ nghĩa phủ nhận văn minh và “đời sống” nhân loại, mà là sự phản kháng của những giáo hội, những quốc gia, những con người đòi “quyền thể trọng” (the recognition)”, thật là quá lạc quan đối với thực tế.
Trên thực tế, lịch sử luôn luôn trình diễn qua sự đối chọi bá chủ của những quyền lực, chứ không phải của những lý tưởng; lịch sử không phải là sự giao tranh giữa “thiện” và “ác”, giữa “tiến bộ” và “lạc hậu”, giữa “công lý” và “áp bức”. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta không có ước vọng về “công lý”, nhưng cũng không nên nhìn thời cuộc với quá nhiều lý tưởng, đưa ra những hoài tưởng như sự thật; sự tranh đấu cho “công lý” của chúng ta, chỉ có một ý nghĩa thiết thực nào nếu chúng ta biết nhìn nhận ra thực tế tranh dành thống trị của những quyền lực.
10.1.2010
Pierre Molino
Giáo sư toán Đại học Paul Sabatier- Montpellier. Pháp Quốc


Những lời góp ý trên, thâm trầm nhân bản, cũng có một minh triết rất Đông Phương, Khổng-Lão. Tôi không mạn phản bác gì.

Tuy nhiên nói rằng bàn như tôi đã nhận định về “chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo Bảo Căn Đế” là quá lạc quan trước thời cuộc thế giới, tôi xin đáp lại rằng trước sự tàn bạo giết chóc bằng vũ khí văn minh tối tân, những quả bom”mẹ đẻ của những quả bom” cho trăm ngàn nạn nhân vô tội tử vong ở Irak, những quả bom lửa Phosphore dã man dội trên nhà thương trên trường học ở Gaza cho hàng trăm đàn bà trẻ con thân tàn ma dại hay thiêu chết giữa những đống cháy đổ nát, tất cả nhân danh “văn minh” “tự do”, thì đối với tôi những nạn nhân qua những vụ khủng bố chỉ là “những giọt lệ đắng cay”. Phải! Để cho tôi không chìm đắm vào hư vô chủ nghĩa, tuyệt đối bi quan về nhân loại, tôi xin lạc quan hay đúng hơn bám vúi vào tin tưởng ở lòng “nhân” để khẳng đinh rằng sự tàn bạo mù quáng của “khủng bố Hồi giáo” chỉ là qua sự phản kháng tuyệt vọng của cả một lớp người, của cả một dân tộc.

22.1.2010


Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Thời Gian -To remember Bùi Giang


Quế Anh (oil pastel on paper) Gửi Em – A message for you


Time

Thank you to be remembered

thank you for the little note

Have I lost though the reason

to look for you and ask for my due

and see you in another time in another place

The winter is coming close

and I feel so misfit

I too regret the summer

and the opportunity to sail you through the lake

Now I wish you were here

to see the autumn leaves in the sky

you were there to drink the Ts’ wedding wine

To be present and thoughtful

you will make the light out of the rain

the sorrow out of the cold

the melancholy out of the night

Oh! keep me, please, the sun in your eyes

1982



Lời Bạt

Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới. Tôi đã học hỏi ở sách vở và ở trường đời. Nhà thơ Bùi Giáng đã là người bạn tôi hằng chờ đợi, người thày tôi hằng tìm kiếm.

Từ năm 1952, Bùi Giáng vẫn chỉ sống ở Sài thành, nhưng nhà thơ đã đi lang thang tận cùng thành phố. Bùi Giáng không bao giờ đặt chân đến một Đại Học, nhưng người thi sĩ thâm hiểu văn học của toàn thế giới, ngay trong ngoại ngữ: Hán, Pháp, Anh, Đức…

Một ngày hè năm 1995, Bùi Giáng có ý dịch mấy bài thơ tiếng Anh của tôi: “Thời Gian” và “12 Tháng”. Tôi đã viết những bài này suốt năm 1982 cốt yếu ở Montréal, Canada, một thành phố Bắc Mỹ, mùa đông dài và giá lạnh. Những bài thơ tiếng Anh này mang tình ý của tôi trong thời gian đó, trong không gian đó. Lại còn đa mang những lý thức, những đặc thù ngôn ngữ của văn học Anh văn nữa chứ!

Nhưng Bùi Giáng đã cho tôi hiểu rằng vấn đề không phải là dịch thơ, mà là tiếp nhận một thi hứng, sống lại một linh cảm, một tâm thức không bao giờ phai nhạt của cuộc đời….

Dịch xong bốn bài “Thời Gian” và ba tháng “một, hai, ba”, vì sức khỏe Bùi Giáng không tiếp tục nữa….

1997-Ngô Văn Tao


THỜI GIAN


Cám ơn em đã đáp lời

ơn em đã có tiếng mời tương thân

Như rằng anh đã phai tàn

tìm em thấp thoáng trong màn sương đêm

Hỏi em còn nhớ hay quên

Vì mong đợi mãi em đền đáp tôi

Đá vàng chỉ thế hay thôi

vẫn thương vẫn nhớ một đời về nhau

Phương trời tận cuối mai sau

không gian vô tận bể dâu mịt mờ

mùa đông cây ngã la đà

trong xanh giá lạnh tuyết sa đầy trời

Tiếc thương quá độ - em ơi

mùa hè lộng lẫy cuối trời đã xa

Tiếc thương cũng thế thôi mà

lỡ xưa hội ngộ cùng ta dựng bồng

suốt miền hồ nước liễu buông

Xin em ở lại một vùng lau xanh

cùng nhìn thu rộng mông mênh

lá cây cùng gió tiếp nghênh cõi đời


Trở về bước vội - em ơi!

rượu ai hôn phối anh mời một ly

Rưng rưng giọt lệ tỉ tê

trùng lai rượu ấy nhu mì hầu em

Gần xa bóng lẻ êm đềm

riêng ai lặng lẽ bên thềm sầu tư

Đèn mờ góc phố trong mưa

hiên ngoài ủ dột người thưa lạnh lùng

Giờ nào hạnh phúc vô cùng

khi nao vâng tạc thủy chung một lời

Đã về quá khứ đâu rồi

đã sang quá vãng tuyệt vời mông lung


Ôi em! Tình mộng vô cùng

cho anh chút nắng nghìn trùng mắt em

1995 – Bùi Giáng

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Bùi Giáng-Ngô Văn Tao


Quế Anh (acrylic on canvas 40x50cm) Đồng Du- The fateful meeting

Bùi Giáng-Ngô Văn Tao

In the kingdom where princes and madarins all pretended to be poets, every one was touted to versify.
The very one, for long time in exile from the kingdom, has been back home, to the villages of rice fields, ponds and brooks; he too wrote poems but sent them into the winds, into the blue sky of tropical burning sun.
The fool, so mad with his innermost poetry, saw himself as the very king, with sceptre of Nihil and throne amid the clouds of the fleeting human world; he said:
“Between Being and Nothingness
from existence to disappearance
to have suddenly the fateful meeting with my peer
the world becomes marvelously silent”
(extract from a writing of Trinh Công Sơn in below)

Bùi Giáng-Ngô Văn Tao

Làm thơ chỉ là chuyện bình thường giữa một triều đại mà mọi quần thần ai cũng thể làm thơ. Có người thi sĩ xa những lạch sông, khe suối quê nhà lâu năm trở về và thảng thốt viết vội trên những tờ nắng mỏng manh của cái nóng miền nhiệt đới. Có người thi sĩ điên thơ, tự mình phong tước quyền uy bệ hạ hoàng đế, cầm cây trượng hư vô vắt vẻo trên cái ngai vàng bằng khói phù du mệnh bạc và hát:
“Kể từ dâu biển thênh thênh
Bất ngờ tao ngộ còn nên nói gì…”

Họ đã từng gặp nhau ở một bờ cõi mộng mị hoang phế và từ đó lại tiếp tục dắt díu về quê quán bày biện lại một tiệc đời đìu hiu lau lách. Họ mở ra một đấu trường vô nhiễm và múa lên những đường kiếm hư không để đánh cuộc với thịnh suy của chữ nghĩa, của lời lời tiếng tiếng.

Trên dặm trường hun hút của thi ca, họ mang cái đoạn trường riêng chung để mở ra một khúc luân vũ sóng đôi có khi náo nhiệt có khi ngậm ngùi.

Mười chín bài thơ Pháp-Việt chỉ là một trò chơi nhỏ của mưa nắng, của hội ngộ chia lìa, của đêm đã qua của mai sắp tới. Nhưng giữa bầu trời tháng Ba này, có những cơn mưa nhỏ chuyển mùa đã làm cho người điên thơ tỉnh giấc trong thơ và người thức tỉnh lại chìm đắm trong cơn mộng mị hoang tưởng.

Đánh cuộc với chính mình là đánh cuôc với hữu hạn. Hữu hạn của những cuộc bể dâu đã qua đời mình. Thi ca nằm trong cuộc đố khác. Cái thách đố của bài thơ thứ hai mươi đang chờ đợi những điều không bao giờ có thể nói hết. Đó chính là cái sinh mệnh vô hạn vô cùng của thơ.
Saigon 26.3.1993
Trịnh Công Sơn ( Lời giới thiệu cho tập thơ: Vào trong Cục thơ – La commune poétique aventure.
Bùi Giáng Ngô Văn Tao, nhà xuất bản hội nhà văn, Việt Nam 2000)


Chú thích: Trước mặt TCS, Bùi Giáng và tôi đã đánh cuộc vào cuối năm 1992 rằng sẽ hợp tác làm trọn 20 bài thơ, tiếng Pháp của tôi Bùi Giáng đáp lại bằng thơ tiếng Việt. Chúng tôi đã chỉ làm 19 bài!

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

Xa Xưa - Broken memory


Quế Anh (Oil pastel on paper) Xa xưa – Broken memory


Mnemosyne


How could we be back to the time of Mnemosyne

Goddess who once ruled the human spirit

Who kept on haunting us during the nights

With trace of flavour and trail of mysteries


Could we again meet her, open motherly breasts

Nursing memory in the depth of our dreams

For the words of our song in the desert’s loneliness

And for the repose from our futile struggles


Oh! To receive from her a wreath of roses

In memory of old history and the ancient roads

Realizing life even with the gloomy hidden side


Our destiny to be readed in an parchment

To have under the sun the youth of yersteryears

Could we come back to the Goddess’s kingdom?

19.1.2010


Le sonnet original

Mnémosyne


Mais comment pourrons-nous jamais la retrouver

La Déesse régnait une fois sur la terre

Elle qui venait le long des nuits nous hanter

En laissant traces de parfum et de mystères


Reverrons-nous jamais ses deux seins découverts

Re-écouter sa voix tout au fond de nos rêves

Tout au fond de la solitude du désert

De futiles combats avoir enfin la trêve


Oh! reprendre d’elle la guirlande de roses

De l’histoire ancienne refaire le chemin

Et de la vie saisir la face ténébreuse


La clé d’avenir trouvée dans un parchemin

Sous le soleil d’antan le chant de la jeunesse

Reviendrons-nous au royaume de la Déesse?

21.10.1998


Mnemosyne


Nơi đâu tìm lại nàng thơ

Xa xưa ngự trị trên bờ trần gian

Mỗi khi bóng tối buông màn

Thì thần tiên nữ hiện thân giáng trần


Vàng tơ lơi lả thân mềm

Dư âm tiếng ngọc khắp miền trầm luân

Cho ta ngộ được hận thù

Vinh quang cũng chỉ sương mù mà thôi


Cậy xin nàng một bó hồng

Theo đường lịch sử trải hoa tìm người

Đuốc hoa chiếu thấu chuyện đời


Mặt trời chân lý ngày mai cũng là

Mộng mơ trong cảo thư này

Đưa ta sống lại địa đàng nàng thơ

1999

(trích từ tập thơ “ Papyrus-Cảo thư” Ngô Văn Tao, nhà xuất bản Văn Nghệ

Việt Nam 2000)

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

Vô Đề - Untitled


Quế Anh (acrylic on canvas 40x50cm) Vô Đề - Untitled



Untitled

You are not an angel
nor a saint to carry the world on your shoulders
you are not a Buddha
why should you try to save humanity from distresses?

You could be a branch
of leaves shifting in the wind
on which birds will come and sing in spring
or a branch of flowers to be in bloom
butterflies fluttering around
as in a dance-melody of love

But really you are a ray of moonlight
deep in the night of despair
to let us hope for the blue sky
and the morning sun on the roads
that we’ll take together
our hearts full of joys and sorrows
driven by overwhelming yearnings
10.1.2010



Vô Đề VII

Anh không phải là thiên thần
đỡ trên vai quả địa cầu
anh không phải là Bồ Tát
cứu vãn trần gian tục lụy

Anh có thể là cành cây
lay động trước gió
mùa xuân chim đến hót trên cành
những bông hoa nở rộ
ong bướm bay về
rộn rã yêu đương

Anh thật là ánh trăng
trong đêm cùng tuyệt vọng
màn đêm sẽ hé mở bầu trời xanh
bình minh soi chiếu con đường xa
chúng ta cùng đi và cùng hát
những niềm vui những nỗi buồn
và những nhớ nhung tha thiết
1999 (Trích từ tập thơ :”Tĩnh Lặng” Ngô Văn Tao, nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn 2000)

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2010

Giản đơn - Simplicity


Quế Anh (oil pastel on paper) Giản đơn - Simplicity


Blanche comme la neige


Qu’elle soit revenue

elle reviendrait chargée de fleurs

blanches et pures comme les flocons de neige

chrysanthèmes à faire irradier les images du passé

aux pétales légers tremblant dans la brise de la mémoire


Fleurs écloses comme si c’était pour la vie

blanches comme la pureté de l’innocence

bien que ce soit -et je le sais- un présent fragile

à ne laisser dans notre coeur qu’une larme


Mais à nous faire oublier nos peines secrètes

que nous partagions en silence dans la nuit

Rien qu’un voeu intime à murmurer

revivre en communion notre aventure

1.2009


Hoa trắng tuyết


Nếu tới

cho tôi một chùm hoa

mong manh nhẹ đổ sang màu tuyết

đẹp như hoa cúc của thời xưa

cánh nhung gió động vời luyến tiếc


Bông hoa rộng nở đi vào đời

trắng như trắng mãi ở lòng người

dù tôi đã biết rồi đổ vỡ

vương dây trên má hàng lệ rơi


Cho quên một góc buồn uẩn khúc

người đến cho tôi một chùm hoa

xin thu nhận đấy lời thầm kín

cùng người sống lại những ngày qua

Montréal 24.5.1992

(trích từ tập thơ “LES BEAUX JEUDIS” làm đối tác với Trịnh Công Sơn Montréal 1992)

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

Lão là nhà thơ - He was a poet


Quế Anh (oil pastel on paper)

Ngàn lời của thi ca .. .. The marvellous mysteries



To Bui Giang

He was a poet


I used to ask him

about the meanings of his poems

having no words about “War and Peace”

no words about heroes -the flags of our Liberation

nor about lost soldiers

-the vanquished beings bowing their heads in defeat

The poet smiled and did not answer

Sometimes I would ask him

about his love-poems

having no presence of women – no languished bodies

no beautiful hands

which should be slender and soft like autumn leaves

He kept on turning away his head


The poet has gone very far-away

I could not ask him more questions

But reading again and again his poems in the nights

I realized that he told me so many things

marvelous unknowns and mysteries of Life

I’m seeing now stars in the sky-line

-but no way to tell you about it-

stars at the end of my roads

1-2010


Gửi Bùi Giáng

Lão là nhà thơ


Tôi hỏi lão

tại sao thơ lão không nói tới

chiến tranh và hòa bình

nói tới anh hùng

giương cao ngọn cờ khởi nghĩa

hay những kẻ thất trận

lặng lẽ cúi đầu

Lão mỉm cười không nói


Tôi lại hỏi lão

sao thơ lão chứa chan tình yêu

nhưng không có hình ảnh

người đàn bà đẹp

có xương và có thịt

hay chỉ bàn tay thôi

-mịn mà như lá mùa thu

Lão lơ đãng không nghe


Lão đã đi xa rồi

tôi không còn có thể hỏi nữa

Đọc thơ lão

tìm hiểu một mình

tôi ngộ ra rằng

lão đã nói với tôi

quá nhiều điều bí ẩn

huyền diệu thâm sâu của cuộc đời

Và tôi nay có trước mắt tôi

một viễn tượng

-viễn tượng gì xin bạn đừng hỏi-

những vì sao ở cuối con đường mà tôi phải đi

2006

(trích từ tập thơ

“Tĩnh Lặng” Ngô Văn Tao. Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn 2006)

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Kim cương của tâm hồn - Diamond of the soul


Quế Anh (oil pastel on paper)
Kim Cương của tâm hồn - Diamond of the soul

閙 天 友 .....Mến tặng Bùi Giáng
市 台 人 ....Hữu nhân cao viễn lai
談 出 高 ....Thiên thai xuất xứ vong quy lộ
詩 處 遠 ....Náo thị đàm thi tứ ......1993-Ngô Văn Tao
思 忘 來 ....Bạn từ vô tận tới đây
....歸 .........Lối về cố quốc thiên thai quên rồi
....路 .........Đem thơ bàn giữa chợ đời 1994-Bùi Giáng

The essence of Poetry in the view of Bui Giang(extracted)

……..It is only a flower in bloom. Or perhaps the image of a monk, in his saffron robe, accepting alms along the highway.Oh! It is also perhaps the image of a youth, tousled hair and half-closed eyes, asleep by the side of a spring (F.Nietzsche). Poetry is gratuitous reality in the dreams….
…….Like this Bui Xuan Phai, hanging on the wall, it cannot warm us against the winter. Like Gotema Siddhatta, it does not teach us how to survive, to improve our human condition. But as art, like the Buddha, it could be the Ariane thread which could rescue us from the disorder of the world. The poet respects all human being, even the most insignificant of lives, for in his heart he already finds an entire universe…
……Poetry must be lyric – a total effusion. The poet is a dreamer, full of aspirations and with a profound sense of losses; his poetry serves no useful purpose. And in the absurdity of poetry, his poem might be an instant of silence…
……Bui Giang is the poet who wants to bring poetry in life’s scenes. The poet declaims his verse in the midst of a fair. The poet parts with his shirt to give it to an orphan. The poet offers flowers to women of the night. Bui Giang wanted to include the whole world in his poem – the one that he keeps on writing at all moment. Should a poem not be the final confession?...a swan song?
1996

Một vài cảm nghĩ về thi ca
hay là thi ca trong cái nhìn của Bùi Giáng
(trích)

Một bông hoa nở rộ bên vườn. Một nhà tu đi thực khất, mảnh cà sa để trật bên vai. Hình ảnh của thi ca cũng là hình ảnh một cậu bé tóc dựng ngược, mắt lim dim, nằm ngủ thiêm thiếp bên bờ suối (F.Nietzsche). Vì thi ca là thực tại sống vu vơ, bông lơi và phi lý. Như bức tranh Bùi Xuân Phái treo trên tường không sưởi ấm được căn phòng qua mùa đông. Như Đức Phật không dạy cho ai tranh đấu để tồn tại, cải thiện vật chất cuộc đời trên trái đất. Nhưng tất cả đều mang đến cho con người một đường tơ đạo lý. Người thi sĩ biết tôn trọng tha nhân và mỗi một cuộc đời, vì tự biết chính trong lòng mình đây, nhỏ nhoi, hạt bụi có cả một vũ trụ. Người thi sĩ hiểu hơn ai hết cái tự do cao cả của con người, cái quyền tự do bẩm sinh của mỗi người – nếu muốn thì làm, mở cái cửa để đi vào thế giới tình yêu, vị tha và bác ái…Nghệ thuật thi ca là hoài bão siêu việt cuộc đời. Một bài thơ dù lãng mạn, dù chỉ nói niềm u uất riêng tư, vẫn là bản tuyên nguyên ca ngợi con người, ca ngợi cuộc đời, khẳng định tự do của nhân loại, cái tự do cho đời mình một ý nghĩa, mà những nhà tù, những khổ ải không tha hóa được. Người thi sĩ có thể nằm trong nhà khám của một chính thể độc tài tàn bạo vẫn biết tiếp nhận tia sáng thi ca của lòng mình, tỏa dịu trên mình trên tha nhân trên xã hội một làn sóng an ủi thăng hoa. Khi chúng ta mải miết lý luận, khi chúng ta cuồng nhiệt khai thác tài nguyên khoa học kỹ thuật thì tương lai của con người, tôi muốn nói là ở sự tiếp nhận nghệ thuật thi ca trong lòng của mọi người.

Trong một bài thơ, chúng ta không nên chờ đợi một âm tín. Câu hỏi nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật chỉ có thể là một câu hỏi phi lý. Nếu tìm giải phóng vật chất cho loài người, thì khoa học và kỹ thuật có thể đáp ứng. Nếu tìm đạo pháp xã hội nhân sinh, thì vấn đề nan giải này là vấn đề của triết gia, và chúng ta cũng quá biết rồi cái tai hại của ý thức hệ. Nếu chúng ta muốn, thi ca có thể là lương tri thâm trầm của thời đại; chúng ta học nhìn vào đời với đôi mắt hồn nhiên của thi nhân, với một lòng chân thành, vị tha và thẩm mỹ.

Thơ phải là vu vơ lãng mạn trữ tình. Thơ phải là bông lơi lai láng không kìm giữ, thâm ý vô cùng mở rộng. Người thi sĩ mang quá nhiều hoài vọng, nuối tiếc nên thơ không thể xây dựng được gì cho cuộc sống. Thơ mông lung ẩn dụ. Trong cái mông lung của thi ca, một bài thơ có thể chỉ là một khoảng im, một từ ngữ…:
Bông hồng
Chiếc lá…
Chiếc lá lửng lơ trên vai áo, đó là lời tỏ tình bất tận. Bông hồng thầm đặt trên tay người yêu là nặng cả một ân tình mà trần gian không có lời để diễn tả. Tôi muốn nói tất cả những gì cũng có thể là thơ. Thơ nằm trong lòng của thi nhân. Lời thơ lai láng trữ tình, nhưng cũng có thể lai láng cô đọng trong sự im lặng. Vì thi ca có quá nhiều ám tín, vì thi sĩ là người cô đơn lạc lõng với cái cửa sổ nhỏ bé riêng tư, nên sự im lặng trong lòng thi nhân có thể vang vọng hơn cả bài thơ nghìn chữ.

Trong thi đàn Việt nam, Bùi Giáng nhà thơ là người hiểu tận cùng cái bí ẩn của thi ca. Bùi Giáng không ngừng làm thơ và muốn đẩy tất cả cái huyền nhiệm của thi ca vào đời. Thi sĩ làm thơ giữa chợ, múa may trên đường phố, cửi áo mặc cho hài nhi, dâng hoa cho gái đêm. Tất cả vì Bùi Giáng muốn vũ trụ, cuộc đời chìm đắm trong một bài thơ. Một bài thơ mà thi sĩ viết mãi từng giờ từng phút, để nói lên hết những gì mình cảm nhận, nói lên những khát vọng, những linh thức của trái tim. Phải chăng đó mới thật là thi ca? Là cái huyền diệu, cái bí phẫn của nhà thơ? Một bài thơ là lời thổ lộ cuối cùng. Một bài thơ là bản tuyệt bút.
1996
Ngô Văn tao

www.gio-o.com/ngovantao