ngovantao

Ảnh của Tôi
Tên:

my writings with the illustrations - painting by the little girl-artist Ngô Quế Anh, six years old (her birthday:21.9.2002) Với những bức ký họa của Ngô Quế Anh, họa sĩ nhí, sáu tuổi (sinh ngay 21-9-2002)

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Tuân Nguyễn - The goulag's man


Quế Anh (oil pastel on paper) Chòi gỗ - My Hut

The following is the english version of my french sonnet “Le bagnard”, that I have written in 1999 while reading some poems of Ossip E.Mandelstam (1891-1938), russian poet who have died in a Staline’s Goulag. The english version is written while I remember Tuan Nguyen, a vietnamese poet who have spent most of his life in the duress ( years in the “the re-education camp of the vietnamese communist regime” and in extreme poverty as a social political proscribed for the only reason that in his diary, stolen and opened by the intelligence-service, he has asked himself about the social and moral value of the vietnamese communist revolution).


The Goulag’s man
(in memory of O.E.Mandelstam)

Far away from the ocean, sea-gulls’flights
Rippling waves and the blue sky-line
But the silence in the goulag’s closed compound
Trickling tears in memory of a touching hand

They have taken away all but the dark clouds
And the poetry which is deep in my heart
They fixed a place for the end of my journey
And to bury all aspirations and desires

On the leafless tree by my broken hut, a bird
It seems to sing me the forgotten melody
The high sound of a flute coming from the past

In the muddy pond the reflected image of mine
Emaciated companion in pains and in torments
Distorted shadow of a lost free man
nvt 28.7.2009

Tuân Nguyễn,
Bạn Của Phùng Quán



Ossip E. Mandelstam (1891-1938), thi sĩ tiếng nga, năm 1933 trước nạn đói khủng khiếp ở Liên Xô, hậu quả của chính sách độc đoán thiết lập Cộng Đồng Nông Trường Xã(Kolkoze) của J. Staline, đã dám viết một bài thơ 16 câu mạt thị Staline:

“Chúng tôi sống, không còn trên quê hương nữa
Đứng bên nhau không có quyền được nghe lẫn nhau….”

Còn thêm câu ở nơi khác “Chỉ ở nước Nga (nước Nga của Staline), thi ca thật là trang trọng, có thể đưa dẫn người lên tử đài. Không đâu hết như ở nước Nga, một câu thơ có thể là một cái cớ để giúp họ hại nhau.”

O.E. Mandelstam tức khắc bị bắt giam ra vào những nhà tù chính trị (Goulag), để chết năm 1938 trên đường đi đầy tới Sibérie.

Tuân Nguyễn (1933-1983)*, là nhà thơ Việt Nam. Tuy chứng kiến cái hoạ tàn bạo tố khổ và đói khát của phong trào Cải Cách Ruộng Đất, Tuân Nguyễn may không liên lụy với tội phạm Nhân Văn, nhưng công khai là bạn của Phùng Quán. Năm 1964, tuy đương làm chức vụ trách nhiệm mục “Tiếng Thơ” của đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, đã phạm hai tội:

1) Đưa lên đài tiếng nói Việt nam, những ý kiến làm sao chặn đứng được việc của một số ít đồng chí trong ngành thuỷ lợi thông đồng với ban chỉ huy công trường thuỷ lợi tại nông trường Rạng Đông, tỉnh Nam Định, nghiệm thu khống việc đào đắp để ăn chặn công nhân và dân công, lấy tiền bỏ túi chia nhau.(Mai Niệm)

2) Chỉ trích thơ Xuân Diệu, Tố Hữu (những lời đó phải đã ghi trong nhật ký). Quyển nhật ký của Tuân Nguyễn ghi rõ tâm tư của tác giả, bị lục lấy cắp đưa lên cho bề trên (ban tuyên huấn, Tố Hữu, Trường Chinh, Lê Đức Thọ???).

Ngay sau đó, không bản án ngoài trừ cái án miệng : “phản cách mạng” , Tuân Nguyễn bị còng tay ngay ở cơ quan Tiếng Nói Việt Nam đưa vào trại tù lao động cải tạo hơn chín năm. Khi về lại Hà Nội năm 1973, không hộ khẩu , không biên chế phải làm phu đánh xi giầy, làm phu khiêng thùng phân để tồn tại. Chỉ sau 1975, đổi lai lịch, vào trong Nam, tìm được chân dạy học, nhưng than ôi, chỉ vài năm sau bị tai nạn xe cán chết năm 1983.

Cao Xuân Hạo từng nói: “…khi có ai đó kêu lên “trời, sao mà tôi khổ thế?”, thì hãy nhìn vào Tuân Nguyễn sẽ thấy mình không phải là người khổ.”

Nguyễn Bình Vợi viết: “cái thời ấy, một số thanh niên có chút kiến thức, tài năng đã hoang tưởng, nghĩ mình có thể cầm đuốc đốt trời! Thiếu kiến thức cuộc đời, thừa kiến thức sách vở, cậu nào cậu nấy bị nạn, nhưng không ai đau đớn oan khuất bằng Tuân Nguyễn”.

*(Theo tài liệu được công bố trong tập sưu tầm biên soạn: Trần Phương Trà, “Nhớ tuân Nguyễn”. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội 2008)


Dưới đây hai bài thơ:

“Le Bagnard” (trích từ tập “Papyrus”, thơ tiếng Pháp, nhà Xuất Bản Văn Nghệ, Saigon 2000), tôi đã viết năm 1999 dựa trên mấy câu thơ của chính O.E. Mandelstam.

“Tù Chính Trị lao động cải tạo” là bài tôi phỏng dịch lại bài tiếng Pháp trên. Nhưng phỏng dịch với tâm tư hướng về nhân thế của nhà thơ Tuân Nguyễn.

Kết luận hai bài đều là lời gào thét của chính tôi làm sao đây chúng ta không còn cái cảnh người hại người vì những hoang tưởng, oan khiên độc tài gian dối…
Ngô Văn Tao


LE BAGNARD
(O. MANDELSTAM)



Loin de la mer, loin des embruns et loin des vagues
Du vol d’albatros à la ligne d’horizon
Plus rien que silence tout au fond de mon bagne
Larmes d’une caresse ancienne sur mon front

On m’a tout enlevé sauf le vol des nuages
Et la poésie qui est toujours dans mon coeur
On fixe un lieu pour y terminer mon voyage
Et solitude au petit reste du bonheur

Ce matin un oiseau au-devant de ma hutte
Il a sifflé la mélodie que j’ai oubliée
Envol et murmure d’un haut chant de la flûte

Je revois dans l’étang ma propre ombre émaciée
Et à elle, je parle en secret de ma peine
Des mots interdits à la liberté si vaine

2.8.1999
Extrait du recueil de poésie:
Ngô Văn tao - PAPYRUS, Nhà xuất bản Văn Nghệ , Saigon 2000









TÙ CHÍNH TRỊ LAO ĐỘNG CẢI TẠO
(TUÂN NGUYỄN)



Xa biển xa hơi sương và ngọn sóng
Với cánh chim âu ở tận cuối trời
Âm u lạnh lẽo khổ lao tù đầy
Những hàng lệ thầm lăn trên hai má
Người ta tịch thâu hết - còn gì đâu
Còn mây đen với đêm dài tuyệt vọng
Và trong tôi bài thơ không giấy viết
Tôi không còn được nghĩ đến tình yêu
Được nhớ dù chỉ thì thầm không tiếng
Ôi! Hạnh phúc nào khi nói “Yêu em!”

Trên thành tù không ánh nắng bình minh
Con chim xanh hót một điệu nhạc buồn
Như tiếng sáo tự tận cùng thế giới
Bay vi vút dao động cả hồn tôi
Tôi nhìn lại bóng tôi trong vũng lầy
Chiếc bóng hay hình hài con ma đói
Biết chia sẻ cùng tôi niềm u uất
Mất tự do mất cả phận làm người.

14.7.2008
Ngô Văn Tao
http://www.gio-o.com/ngovantao

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Sonnet Essenine


Quế Anh (oil pastel on paper) Rừng thu -The autumn underwood


The Essenine’s sonnet


I have no sorrows and shall not cry

Time is passing by, trickling away in silence

Caught in the golden light of distress

I shall not find back my yersteryears


Oh! The past emotion being lost forever

My heart will not flutter in the coming spring

With the weeping-willows and the flame trees

And I shall not sing again my old ballads


As a sparrow caught in the deep darkness

A faded rose, a dead lilac laid on the road

I shall fall as a mayfly in the autumn twilight


Liberated of all desires and anxiety

Underneath the lighted red maple leaves

Would my Love be blessed with the mortals’grace

5.7.09


Sonnet Essenine


Nuối tiếc sầu thương hay than khóc?

Chập chùng khói biếc của thời gian

Trong sáng mai nghìn trùng khắc khoải

Không đâu sống lại tháng ngày qua


Trái tim rộn ràng hết quặn đau

Ngại ngùng rục rã mùa xuân tới

Cố quận chim bay và liễu rủ

Không còn vang động bản tình ca


Chim én bị sương đêm bắt giữ

Đường hoa hồng phượng đã tàn rồi

Tôi xin ngủ

…………….khí thu vội tới


Quên đi dục vọng mộng trăng rằm

Dương phong trụi lá trời trở gió

Áng chiều

…………..huyền diệu bóng người xưa

6.7.09


Sonnet d’Essenine


Je ne regrette rien ni ne dis ni ne pleure

Tout passera comme la fumée de mes heures

Saisi par la lumière d’or de la détresse

Je ne retrouverai plus jamais ma jeunesse


Oh! Il ne battra plus jamais comme autrefois

Le coeur que le printemps a pu mettre en émoi

Dans le pays de saules pleureurs et d’écarlates

Je n’irai plus chanter mes anciennes ballades


Comme un oiseau pris dans le filet des ténèbres

La rose et le lilas fanés de mon chemin

Je m’endormirai l’automne des éphémères


Libéré enfin de désirs et de tourments

Des érables ruisselant le cuivre des feuilles

Béni mon amour de la grâce des mortelles

29.7.1999

(extrait de Payrus-Ngo Van Tao 2000)

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Tháng Bẩy - July


Quế Anh (oil pastel on paper)
Vui chơi mùa hè ………. Fleur-bleu

July

Suddenly we do not find the ways
July is a ray which blinds our eyes
We came here in a blemished life
All adventures of ours were an illusion
With our wings burned under the sun
Did we mature through the rainy days
July is a ray which blinds our eyes

Shall I love you?
Shall I love you before the accomplished time?
1989

Tháng bẩy

Rộn ràng nắng quái trong mưa
Lung linh tháng bẩy mắt mờ hơi sương
Tìm nhau trong cõi vô thường
Đương dài trăm ngả vấn vương tình người
Ngẩn ngơ dưới bóng hoa rơi
Hẹn người cuối hạ một trời có nhau
Bọt bèo trôi lạc mai sau
Tình yêu nồng thắm để sầu ngàn thu
Gió lay cây lá mịt mù
Duyên sao chẳng có duyên tơ chỉ vàng
Nắng mưa tháng bẩy vô lường
Bông hồng giữ lại tình thương một thời
Chim xanh gẫy cánh trên đồi
Không đường trở lại cuối trời mộng mơ
Bao nhiêu hoài bão tuổi thơ
Bao nhiêu lá rụng phủ mờ lối đi
Trường đời thầm lặng phân ly
Trong mưa mùa hạ - ngẫm về nơi nao
Yêu em! Ôi, trái tim đau
Ngỡ ngàng năm tháng phai màu mắt em
1990

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Chập chững - Distress


Ký họa Quế Anh (oil pastel on paper)

Chập chững - Distress


The Distress Lullaby


I have the whole universe in my heart

To find myself bare under the moon

To love you and to have happy moments

I am listening to the waves of the sea


With all the desires so hard to live

But to forget you in the depth of the night

The profound sadness to ground my mind

I would like to live once more


Against the passing time I were to rebel

You looked at me and it all started

To disorient me with your youth beauty


I shall sing to you the past lullaby

And whisper to you all my tenderness

Not to hear the sound of my distress

nvt 2005


Lời ru của tâm hồn bối rối


Trong tim anh một bầu trời bất tận

Và thấy mình trống rỗng dưới ánh trăng

Nhớ yêu em với muôn ngàn hạnh phúc

Anh lắng nghe gió lộng từ trùng khơi


Làm sao sống đây lòng đầy dục vọng

Cố quên em

chiếc giường đơn lạnh lùng

Có nỗi buồn trải dài như mãi mãi

Anh ước gì sống lại cuộc tình xưa


Tháng năm qua trái tim thêm đổ vỡ

Nhớ thuở nào em ngước lên nhìn anh

Với đôi mắt sáng ngời không tội lỗi


Từ xa gửi tới em một bài ca!

Thầm dẫn em trên đường về quá khứ

Trong lời ru đối điệu của hồn anh

nvt 2009


le sonnet original

Le chant du désarroi


Posséder l’univers tout entier dans mon coeur

Me retrouver dépouillé au clair de la lune

Avoir ton amour et connaître le bonheur

Je vais écouter la mer en bas de la dune


Avoir tant de désirs et sans savoir qu’en faire

Mais à t’oublier quand les nuits ne font que passer

Une tristesse à l’infini à me défaire

Vivre encore un instant, je saurai l’accepter


Les années sont comptées sans que je me résigne

Pour un brin de jeunesse, tout a commencé

Pour ta soif de vivre, je me sens si indigne


Je vais te chanter la berceuse du passé

Pour te parler, murmurer tout bas ma tendresse

Et ne plus entendre le bruit de ma détresse


28.1.1999 (dans Papyrus-Ngo Van Tao)

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2009

Nghìn lời gửi đến nhà thơ - The bard for peace and for love


Ký họa Quế Anh (oil pastel on paper)
Tưởng nhớ một nghệ sĩ - In memory of an artist

In memory of Trinh Cong Son, for the coming anniversairy of his death, I have written the following english version of an extracted from a very long vietnamese poem. The long vietnamese poem and its entire french version were written in May.1975, that is during the time when Vietnam was deep in unrest. It took many years before the country could get out of the turmoil and get open to the world. The vietnamese and the french (this one is below in its entirety) poems mainly reflect this upheaval, and so many motives in TCS’s ballads.

Trịnh Công Sơn (28.2.1939- 1.4.2001)
The Bard for Peace and for Love

Days passed by
I did not hear from you
Why would you not be clouds
To fly over the world
The wind to play with the girls’hairs
They were caught in the turmoil of the war
And were waiting to be saved
You would be the rain
To fill the river for its endless flows
The sea-gulls and we have not to divide
The earth into forbidden countries
You would be the ocean and the moon
And we have a lane of moonlight going up to the sky
You were a poet
Our heart is always full of your poetry
In our endless wandering to look for a better world…

….
Days passed by
The wind were light
With our multiple loves, we were waiting for a new season
The wood in the winter lost its last leaves
I’m just keeping quiet
Pass my days whispering your name
To look for you in the Imperial City
Between the old palaces
And by the Perfume River
I would listen to you
singing your ballads
With the music coming from the sky
Longing for love and for peace
I’m living again and again your many dreams


I would see myself following your paces
In all the trails of the world
Hear your voice amid the sound of the rivers
My own life would have then a new meaning
And the time with its many ripples
Of sufferings and of deaths
Would be felt in the prism of a rainbow
With all your humane compassion for our earthbound being
You gave us the sense of unlimited brotherhood.

24.3.2009


Nghìn Lời Gửi Đến Một Nhà Thơ (Trích)


Đã lâu rồi không được tin anh
Tôi tự hỏi
Tại sao anh không là mây
Để cùng gió ngao du khắp bốn phương
Là gió để gió đến bên người có đôi môi nhớ nhung
Tại sao anh không là mưa
Để sông không đợi nước về nguồn
Là chim hải âu
Để không ai cần đến đất liền cùng biên giới
Tại sao anh không là biển
Để gợn một đường trăng đụng tới chân mây
Anh chỉ là thi nhân
Và lòng người không có bến

…..
Ngày ra đi với gió
Biết bao lần tình đã đổi mùa
Rừng đông rơi chiếc lá
Giấy mực vẫn không dùng
Để thầm nhắc đến tên anh
Đôi mắt đăm chiêu và vừng trán hoang đường
Trên vai anh nét vẽ của vạn thành
Bên bờ sông cũ chỉ nhìn ngón tay anh trên cây đàn
Tôi đã nghe thấy tiếng gọi của trời mây
Của hoài bão mà lòng người khôn tả
Của những giấc mơ

…..
Tôi ước mong sánh vai cùng anh
Nện gót tận bốn phương trời
Nghe tiếng anh trên những dòng nước chảy
Cho cử chỉ riêng rẽ mỗi ngày thêm ý nghĩa
Cho những đau thương của thể chất
Cho cả những công trường rồi đây vĩ đại
Nhìn qua một cầu vồng lãng mạn
Vì anh vẫn mơ
Đến bên anh người ta sẽ hiền từ và tha thứ
Lòng cởi mở tràn đầy khát vọng và tìm hiểu
Vì trong anh mãi mãi
Bất diệt một mối tình nhân loại
Tháng 5.1975 (Toàn bài thơ có in trong Papyrus- Cảo Thư. Ngô Văn Tao 2000)


A Trịnh Công Sơn, le chantre de la guerre et de la paix

du Viet Nam


Le temps a passé
aucune nouvelle tienne ne nous revient
je me demande
n’est-tu pas le nuage pour aller avec le vent
aux quatre coins de ce monde
le vent pour que le vent caresse les deux lèvres de l’attente
n’est-tu pas la pluie
la rivière n’attende plus de l’eau à sa source
le grand oiseau des mers
nous n’ayons plus besoin
de la terre limitée et divisée dans ses frontières
n’est-tu pas l’océan
pour qu’un chemin en reflets de lune s’étende jusqu’aux nuages
ne restant que ta poésie
errant et sans but notre coeur de mortel

Où que tu sois
seraient présentes tes paroles et ta musique
quand un mur épais nous séparait de nos amours
bien lointaines et bien au-delà du cercle de nos bras
quand la mort se désignait à la porte de l’hôpital
et infiniment triste notre âme d’exilé
quand devant un miroir nous revivions notre vie
regrettant nos faux pas et nos défaites
quand pour un sourire nous manquions notre barque
bien ivres déjà devant un verre mal rempli
quand dans un champ dénudé se figeait un arbre
solitaire couvert de glace en forme de mille larmes
quand des nuits blanches avec nos jeux du hasard
il nous restait les lundi-matins d’abattement
les yeux cernés la bouche amère de vin vinaigré
il nous restait des anges déchus
fuyant le paradis avec les flots déchaînés
perdant leur âme dans une journée de grande pluie
une ville de trottoirs sales et de linges étendus
le rideau gris qui s’affaissait sur une comédie muette

Mais tes poèmes n’étaient ni le cri de notre âme
ni les lamentations de gens en faillite
tu chantais la vie
deux ailes blanches sur le ciel de l’été
mélancolie ou la première larme de l’automne
dans les jours sombres où nos familles s’entre-déchiraient
doucement la ville pleurait dans la nuit
notre soeur légère fragilité sans lendemain
les cheveux blancs de la mère
qui attendait le retour du fils
le désespoir de nos pères
vivante image du tourment de l’époque
et cette mère folle qui nous est proche
berçant le cadavre de son enfant
tu chantais l’homme
un soir de l’hiver refaisant son chemin
l’homme à son coucher éternel
se souvenant de son envol et des horizons entrevus
de l’amour qui s’en allait
te laissant seul vivant ta solitude
parmi le bruit de la foule absurde
tu chantais les jours interminables de pluie
où mêmes les graviers suintant d’eau et de mousse
semblaient nous dire l’âge de la terre
et nous qui étions déracinés contemplions nos origines antiques
tu chantais l’espoir des matins magnifiques
matins de feu et de poudre
illuminant d’un sourire effacé le visage inconnu
nuage bleuté qui cachait nos amours
rayons de tous le regards aimés
éclaboussant de lumières la couleur des arbres et des pierres

Les jours passent
le vent est léger
et nos amours que de fois changent-ils de saison
dans la forêt de l’hiver tombe la dernière feuille
je n’écrirais rien pour re-mémorer ton nom
le regard lointain et le front fantasque
une ligne continue de murailles sur la courbe des épaules
au bord du fleuve tranquille
je te verrais encore glisser les notes de guitare
me rappelant l’appel des cieux
des aspirations inconnues à la frontière de notre compréhension
oh! oui
de milliers de tes rêves

Maintenant que le ciel soit au printemps
Le soleil hésitant encore sur la neige fondue
Quels seraient tes rêves à l’aube de ce matin
où les fleuves se jetaient au rendez-vous de l’océan
notre pays se réunifiait dans un même tour de bras
quand des frères aux pieds nus
venant des montagnes et des forêts
donnaient à la vie une nouvelle éthique
à la société une autre raison
chanterais-tu la paix sur les grandes routes
demanderais-tu aux mères aux pères et aux enfants
si le foyer s’ouvre déjà à la lumière
à l’attente du nouveau printemps
bien vrai que de par les chemins que tu as parcourus
et de par les miens
nous aurions encore à apprendre et à nous re-éduquer
pour comprendre toutes les facettes de la vie
la part de sueur dans un morceau de pain quotidien
le sacrifice infini de nos frères
pour apporter à tout un chacun
l’immense désir d’être soi-même
la volonté de vivre en justice
bien vrai que tu as chanté l’amour au temps de notre deuil
tu as chanté l’amitié quand nous aurions à combattre
quand nous devrions apprendre à haïr
je me vois épaule à épaule aux tiens rythmer mes pas
sur tous les sentiers de la terre
écouter ta voix sur les courants des eaux
pour que le geste de mon jour personnel ait un sens détaché
que les rides du temps
les souffrances de la déchéance physique
et mêmes les monuments humains à construire
soient ressentis à travers le prisme romantique d’un arc-en-ciel
que tu rêves
auprès de toi on s’humanisera
le coeur empli d’aspirations attendri de compréhension
qu’en toi soit éternel et immuable
l’amour de tous les hommes
nvt - mai 1975

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn


Ký họa Quế Anh (acrylic trên giấy) Sơn

Bài thơ “Trịnh Công Sơn” của Bùi Giáng (http://ngovantao.blogspot.com/2009/06/trinh-cong-son-my-friend-who-was-poet.html) lãng mạn và chân thực. Đoạn văn trích dưới đây dẫn giải và đặc biệt nói lên sự tương giao ngưỡng mộ của Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn, ẩn chứa tuy nhiên một sự cách biệt, mang mang ngậm ngùi nhân thế.


Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn (trích)

……..

Hai nghệ sĩ tài danh của chúng ta vừa có những điểm chung và cũng có những khác biệt rất riêng. Trước hết là BG và TCS đều có quan niệm rằng nghệ thuật không thể ẩn dụ một lý thuyết nào - trái ngược với nhóm Sáng Tạo (một nhóm văn nghệ sĩ miền nam Việt Nam của những năm 1960)- khi cho rằng nghệ thuật phải là tư duy nằm ngoài thời sự, ngoài những chuyện nhân sinh tức thời hay những xu thế thời thượng. Người nghệ sĩ phải có hoài bão vượt thời gian, tìm về cái uyên nguyên vĩnh hằng của con người như tình yêu, khắc khoải, cô đơn và vị tha, tự cảm nhận sự khiếm khuyết trong thân phận làm người. Người nghệ sĩ phải biết thương cho những kẻ sa đoạ, khóc cho những người ngã ngựa, phủ nhận những chiến công... BG thường tự nói:

Quan tâm ngày thu lượm
Bàng quan với ngày mai thế sự

(BG dịch René Char).

Những bài ca phản chiến của TCS tưởng là nói đến chiến tranh nhưng sự thật là nói về cái khát vọng hoà bình thân ái của con người sống với đau khổ và chết chóc tang thương.Trong những bài ca của TCS không có thù và bạn, những chọn lựa này chỉ có tính cách giao thời, thay biến mỗi khi chúng ta nhìn lại lịch sử. BG mãi mãi là hành giả chân đất, áo quần tả tơi lang thang ngoài ước lệ xã hội của con người, lững thững qua các thời đại. TCS, trái lại, chấp nhận dửng dưng vui chơi hoà đồng, nên vì thế biết rõ mặt trái không hay ho gì của những quân nhân, chính trị gia của miền Nam Việt Nam và cũng biết rõ mặt thật tham lam nhỏ nhen, bề ngoài đạo đức nhưng đầy tham muốn tiền tài danh vọng của những cán bộ quan liêu bàn giấy. Vì thế thái độ TCS có tính cách thoả hiệp với cuộc đời, cũng chỉ vì nếu một nghệ sĩ chân chính nhất định không chấp nhận những tục luỵ bi thương của con người thì gia đình anh cũng như chính anh sẽ không còn chỗ dung thân.

Nghĩ cho cùng, có cả một hố sâu ngăn cách BG với TCS. BG chọn làm thi sĩ cùng với thảm kịch nhân sinh của thi nhân, của Phạm Thái xa lánh cõi đời:

Ba mươi sáu tuổi là bao nả
Năm sáu đời vua khếu chán ghê
Một tập thơ sầu ngâm sang sảng
Vài nai rượu kết ních tì tì ...

(những câu thơ của Phạm Thái mà BG thường tự đọc lại),

của Nguyễn Bính khi chết “miệng vẫn tòm tem thèm miếng cơm” (thơ của Trần Mạnh Hảo).

Từ cuối năm 1988 – khi chính trị và kinh tế Việt Nam bắt đầu đổi mới, sự giàu sang được bộc lộ - TCS đã sống trong một thế giới xa hoa quyền quý mà không một nghệ sĩ Việt Nam nào từng được hưởng thụ. Nhưng trước khi sự giàu sang đến ngăn cách con người, BG vẫn thường bất chợt lui tới nhà TCS và được mẹ Sơn hay các em sẵn sàng đãi bữa cơm, chén rượu...Cái thời khó khăn vừa sau 1975 với cái nên thơ tình người, nhà thơ vẫn giữ những hồi tưởng êm dịu của sự bao dung nhân ái, hiền hoà thân thiết:

Trịnh Công Sơn
(...)
Ồ bạn ạ! Ồ người ôi!
Ai đi vô tận tôi ngồi ngu ngơ
Chẳng bao giờ kể chẳng ngờ
Rằng tình mộng tưởng không giờ xẻ chia
Không từ sương sớm trăng khuya
Không trăm năm cõi một rìa mép mao
Tuy nhiên ngoài luỹ trong hào
Còn rơi rớt chút hoàng mao A Đầu ...

(B.G. trong tập “Vào chung cục thơ”).

(hoàng mao A Đầu: con nhỏ hầu bên, với chỏm tóc vàng)

Có thể nói, từ cuối năm 1988, BG không còn lui tới gặp TCS nữa. Nhất là từ ngày tang lễ mẹ Sơn năm 1991, các em Sơn đã có thái độ rất rõ : không cho nhà thơ của chúng ta tham dự sợ làm lạc bầu không khí tôn kính trang nghiêm với những quan khách hệ trọng. Việc này, tôi nghĩ, TCS đã không hề biết! Mãi đến năm 1994, với tập “Hán Tự Hài Cú” mà BG và TCS mỗi người phỏng dịch độ một trăm bài, tôi đã gián tiếp là sợi dây liên lạc giữa hai nghệ sĩ. TCS đã nhờ tôi đưa đến BG chỉ một câu tám chữ mà BG đã trả đáp bằng câu sáu chữ:

(thì rằng)

Trùng dương viễn biệt muôn vàn

(ấy ai ấy ai)

Ghé qua lục địa muộn màng hỏi thăm.


Thật là mang mang một sự ngậm ngùi nhân thế! Tang lễ BG tháng tám năm Mậu Dần (1998), TCS đã đến lễ và hát trước linh cữu bài ca “Cát bụi”. Mấy tháng sau, nhân đọc bài hán tự hài cú:

Thi nhân quy thiên khứ
Lưu tồn điên đảo nhiễm trần ai
Xử ngã sầu bất tận

(NVT)

TCS tức khắc viết ra bốn câu bảy chữ tưởng nhớ đến nhà thơ:

Thi nhân vĩnh viễn chân trời ấy
Đảo điên điên đảo bụi trần gian
Từ ấy tôi buồn như cỏ dại
Buồn vì một chút bụi lang thang

(TCS, 9.5.1999)

Vào Tết Đinh Hợi
Ngô Văn Tao

http://www.tcs-home.org/ban-be/articles/bui-giang-va-trinh-cong-son/

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

Đồi Thạch Thảo - Sprig of Heather


Quế Anh (oil pastel on paper)
Buổi sáng trên đồi hoa – The morning-sun

SPRIG OF HEATHER

Sprig of heather in autumn color
Un-sung melody in the rain
Longing for the warmth of your body
Sadness for never seeing you again

It was the fragrance of heather-time
Birds singing up to the twilight
Falling under a veil of mystery
Repose-moment of a lasting summer

My heart filled with memory
I keep on waiting during the night
For you to return with the morning-sun

Remote land of past happiness
I run through the plains and over the hills
In search of bygone heather-rhapsody
2007

Đồi Thạch Thảo

Vương vấn chiều thu màu thạch thảo
Đồi cao lặng lẽ tiếng mưa rơi
Lả lướt thân mình em dâng hiến
Để rồi ngày tháng anh nhớ thương

Hương say ngọn đồi hoa thạch thảo
Chích chòe rộn rã trong bụi hoa
Uyển chuyển, em ơi, và huyền diệu
Bước chân em
bước chậm của thời gian

Cho tháng năm dài mãi là hoài niệm
Đêm sâu thao thức với mộng mơ
Rằng em trở về trời lại sáng

Trên đồi xưa từng đã có em
Văng vẳng dư vang một điệu nhạc
Lời buồn ẩn hiện những cành hoa
2009


Le sonnet original
Brin de Bruyère

Le brin de bruyère à la couleur de l’automne
Ne te rappelle-t-il pas le chant de la pluie?
Qu’il me soit grâce de ton corps qui s’abandonne
Tristesse de ne plus te revoir dans ma vie

Il était de l’odeur du temps brin de bruyère
Du chant des moineaux dans le couchant de l’été
Tu étais là avec un voile de mystère
Me plonger dans l’oubli que l’heure avait sonné

Le souvenir me hante tout le long des jours
Et je passe mes nuits dans une vaine attente
Que tu me reviennes un matin, mon amour

Dans ce coin de terre, n’étais-tu pas présente?
Il y résonne pour tout le temps de ma vie
Du brin de bruyère la triste mélodie
1999

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009

Đôi bạn - Two friends


Quế Anh (oil pastel on paper) Đôi bạn – Two friends


Bùi Giáng Trẫm kính gửi Ngô Văn Tao Bệ Hạ

Niềm đau quá khứ đi về
Tràn lan mưa móc bốn bề ra hoa
Kể từ sử lịch phôi pha
Đoạn trường phương cảo từ ta gặp người
1996 Bùi Giáng


To Ngô Văn Tao

The past sorrows coming back to us
As the rain to the blooming flowers

Home yearning will drive us
For the joy and the pains in this transient life

But no words could I have
To tell out the bewilderment
The miracle of our stay
…….and the miracle of our encounter
Bùi Giáng
Translation by nvt July 2009
(English translation of the original vietnamese short poem written by Bui Giang)





A Ngo Van Tao

Le déchirement du passé nous revient
Et la pluie redonne la couleur aux fleurs

La nostalgie originelle nous remonte
Pour la joie et pour la peine
…………..de la vie si passagère

Mais les mots ne suffiront jamais à dire
Comment l’éblouissement m’a saisi
À la rencontre de notre destinée
Bui Giang
(Traduction de nvt 1999 )

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

Vắng mặt - Absence


Tranh acrylic Quế Anh (on canvas 50x70cm) Vô Đề - Abstract



The lost souvenir


So did the summer, autumn is leaving us

Winter will come in the tropical draught

After the monsoon, no more rain

Arid hours in the time of un-tenderness


It will not be back, light of yersterday

There will be no new dawn for the return

So that our heart will wake to the pains

As to live is to love and to die


And all is dying in the fleeting world

Time-river maintains its course

Flowing away flowers of the bygones


Transient joy of short-lived moments

Have we souvenir or memory

Of lost images and lost sun from loving days?

March 2009


Vắng lạnh


Không còn mùa hạ mùa thu rồi cũng qua

Mùa đông khô cạn trên miền nhiệt đới

Không giọt mưa

Ngày dài như mất tình yêu

Thời gian trôi lạnh lùng và cằn cỗi


Không còn đâu

Không còn đâu bình minh ánh sáng

Cho ta tìm lại những vết thương

Và say sưa chìm đắm với nhớ nhung


Một cõi tạm

Chuyện đời rồi cũng quên

Những cánh hoa tàn

Tả tơi trên đường cỏ


Dù mơ màng

Tình xưa có trở lại

Phảng phất đâu đây hình ảnh người

Ẩn hiện dưới cành mai một thuở nào

Tháng Ba 2009


L’Absence


Ainsi que l’été, l’automne va nous quitter

Viendra-t-il l’hiver tropical de la sécheresse

Après la mousson, la pluie ne va pas tomber

Dans l’aridité le long des jours sans tendresse


Reviendra-t-il la même lumière que la veille?

Y aura-t-il l’aube d’un possible retour

Pour que de nos peines notre coeur se réveille?

Mais vivre, c’est aimer et mourir de l’amour


Tout se meurt sous le ciel de la non-permanence

Des mille flots du temps qui continue son cours

Sentiers bordés de fleurs, desséchés par l’absence


La joie éphémère, les doux instants si courts

Nous en gardons souvenir dans notre mémoire

Revivons-nous jamais le temps de notre histoire?

28.11.1998

(extrait de Papyrus-Ngo Van Tao 2000)

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009

Thế giới ảo - The Neverland


Quế Anh (acrylic on canvas 40x5o cm)
Thế giới ảo – The Neverland


Behind the facade (extracted)
By Bob Hebert


Ronald Reagan was president, making promises he couldn’t keep about taxes and deficits and allowing the readings of a West Coast astrologer to shape his public schedule. The movie “ Wall Street” would soon appear, accurately reflecting the nation’s wholesale acceptance of unrestrainted greed and other excesses of the rich and the powerful.

In neighborhoods through much of black America, crack was taking a fearful toll. Young criminals were arming themselves with ever more powerful weapons, and prison garb was used to set fashion trends.

Motown was the label that gave us the Jackson 5. But when Micheal and his brothers released their first album in 1969, the label had reached its creative peak and most of the best work -the stunning originality of the Miracles, the Marvelettes, Mary Wells, Martha and the Vandellas, the Supremes, the Temptattions and others- had been done. Hip-hop would soon appear, and then the violence and mysogyny of gangsta rap.

All kinds of restraints were coming off. It was almost as if the aldults had gone into hiding. The deregulation that we were told would be great for economy was being applied to the culture as a whole. Women could be treated as sex objects as misogyny, hardly limited to hip-hop, went mainstream…Astonishing numbers of men abandoned their children with impunity. Most of the nation seemed fine with the idea of going to war without the draft and without raising taxes.

In many ways we descended as a society into a fantasyland, trying to leave the limits and consequences and obligations of the real world behind. Politicians stopped talking about the poor. We built up staggering amounts of debt and called it an economic boom…

Jackson was the perfect star for the era, the embodiment of fantasy gone wild. He tried to carve himself up into another person, but, of course, there was the same Micheal Jackson underneath –talented but psychologically disabled to the point he was a danger to himself and others.

Reality is unforgiving. There is no escape…..

Op-ed columnist
New-York Times July 4, 2009



Với đột phát bòng bong kinh tế từ thời R.Reagan (phá bỏ mọi điều lệ kỷ cương an toàn trong sư đầu tư tài chính), xã hội Mỹ quốc chìm đắm trong ảo tưởng. Ở đầu thế kỷ này, Mỹ quốc mở một chiến tranh không chính nghĩa, quá tin ở sự giàu có và sức mạnh của mình. Rồi khủng khoảng kinh tế, kết quả từ lòng tham, với những của cải trên giấy vẫn chỉ là giấy ( phá sản của những đầu tư chứng khoán). Lòng tham mang đến lộng hành tội ác (Bernie Madoff).
Cái chết của Micheal Jackson, ngôi sao chính cống của thời đại, hay là sự sụp đổ của thế giới ảo (The Neverland), cho chúng ta có dịp đọc trên đây những suy nghĩ của người Mỹ về xã hội ảo của đất nước mình.
Tôi phỏng dịch lại gửi đến bạn đọc. Cũng có thể là một bài học xã hội cho chúng ta. Xã hội Việt nam chúng ta có sống trong ảo tưởng không? Mặt trái của sự đổi mới phát triển kinh tế, với tư tưởng đạo đức ảo ở đầu miệng lưỡi, văn học đóng khung khô cằn, những công trình rỗng ruột (hay bị rút ruột bởi sự tham nhũng vô đáy), tất cả rồi sẽ sụp đổ như lâu đài xây trên cát?
Ngô Văn Tao


Mặt sau của ảo tưởng (trích)
Bob Hebert ( Nhật báo New York times – New York 4 tháng 7, 2009)
…….
Tổng thống Ronald Reagan hứa sẽ giảm thuế và không thâm hụt ngân sách, nhưng làm sao có thể thực hiện được, ngài chỉ còn biết hỏi thầy bói thiên văn đoán số để lập lịch trình công việc nước. Phim ảnh “Wall Street” ra đời đúng lúc, phản ảnh chân thực một đất nước người dân ai cũng háu háu làm giàu; bọn có của, có quyền một dịp lộng hành!

Khu nhà bần, đặc biệt xóm người Mỹ da đen, thì con người chìm đắm trong xì ke. Thanh niên thi nhau ra ngoài vòng luật pháp, tiềm tàng súng ống, vũ khí đầy bạo lực; mặc áo quần “ta đây tội phạm” trở thành thời thượng.

Thương hiệu Motown cho quần chúng biết đến nhóm “Jackson 5 người”. Nhưng khi Micheal Jackson và các anh em đưa ra album thứ nhất vào năm 1969, thương hiệu Motown thật đã sẵn ở đỉnh cao rồi với những nhóm nghệ sĩ tài hoa : sự đặc sắc sáng tạo của những nhạc sĩ “the Miracles”, “the Marvelettes”, “Mary Wells”, “Martha and the Vandellas”, “the Supremes”, “the Temptations” và nhiều nhóm khác. Rồi sau chúng ta có Hip-hop, và chúng ta lại có “bạo lực và miệt thị đàn bà” với nhạc Rap của những đấng anh chị.

Từ bỏ mọi kỷ cương. Những người chín chắn tự khuất minh. Trong kinh tế, đầu tư không điều lệ kỷ luật an toàn (deregulation R.Reagan) như mang đến sự thịnh vượng giàu có bất ngờ, nên xã hội cũng theo đà. Đàn bà chỉ là thí sinh vật cho dâm tính, “miệt thị đàn bà” không chỉ còn trong hip-hop mà tràn lan trong cuộc sống…Bao nhiêu người cha sẵn sàng vô tội vạ bỏ con cho mẹ nó nuôi. Cả quốc gia, trong sự giàu có ảo, sẵn sàng tuyên bố chiến tranh, không cần phải lo động viên người dân, có sẵn tiền để trả dung binh ra trận thuê và không phải lo nộp thêm thuế.

Xã hội đắm chìm vào địa đàng ảo tưởng, quên đi những giới hạn và trách vụ thực tế. Đối với chính trị gia tức thời, xã hội như không còn có người nghèo. Quốc dân càng ngày càng mắc nợ, nhưng vẫn sống thoải mái trong đột phát ảo tưởng của kinh tế…..

Michael Jackson đúng là ngôi sao chính cống của thời đại, hiện hình ngông tưởng không kiềm chế. Anh ta muốn làm người khác, không phải là chính anh – nhưng dù sao anh bắt buộc vẫn phải là anh, có tài nhưng bệnh hoạn tâm thần tự hủy hoại mình và có thể làm hại cả người khác.

Thực tế không bao giờ nhân nhượng. Trước sau gì cũng phải đối diện với thực chất…

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2009

Macbeth


Quế Anh (oil pastel on paper) Thằng hề - Lighted fool



Macbeth (quotes from Shakespeare)

To-morrow, and to-morrow, and to-morrow,

Creeps in this petty pace from day to day,

To the last syllable of recorded time;

And all our yesterdays have lighted fools

The way to dusty death. Out, out, brief candle!

Life’s but a walking shadow, a poor player,

That struts and frets his hour upon the stage,

And then is heard no more. It is a tale

Told by an idiot, full of sound and fury,

Signifying nothing.

Shakespeare -Macbeth, act 5, scene 5


Macbeth


Demain viendra demain, les instants de demain

Seront à l’horizon de notre crépuscule

Pour l’oubli bienfaisant, pour le passé prochain

Oh! Fracas présent de nos châteaux qui s’écroulent


Tel récit mal conté de fureur et folie

D’un acteur titubant sur une scène vide

Résonnera-t-il en vain? L’écho de son cri

Damné et perdu dans ce monde désertique


Ce seraient paroles des ombres qui venaient

Lugubres présages de gloires éphémères

Vol du feu follet dans la nuit qui nous cernait


Qu’en serait-il de nous-mêmes, de nos misères?

A vouloir prendre possession du royaume

Au prix de notre âme pour un songe de brume

14.Juin.1999

Ngo van tao


Macbeth


Ngày mai rồi lại ngày mai

Giây phút của ngày mai ở cuối trời không

Không cho ta đi vào quá khứ và lãng quên

Tiếng dội của lâu đài đổ vỡ


Ôi! Âm thanh và cuồng nộ

Thằng hề chập choạng trên hí trường

Và tinh không vang động tiếng tù đầy

Tối tăm trần gian tội lỗi


Bóng ma nào đã cho ta bả phù vinh

Những con đom đóm quỷ hiện trong đêm cùng

Để giờ ta đây phải nhục nhằn sám hối

Đã thế hồn mình một ngai vàng hư ảo

Nvt tháng 7.2009